Bạn đang tìm kiếm một chiếc điện thoại giá rẻ? Bạn muốn máy ảnh tốt, và pin khỏe còn mọi thứ khác không quan trọng? Vậy thì chiếc điện thoại Nokia G22 có thể là lựa chọn tốt dành cho bạn đấy. Đặc biệt chiếc điện thoại này có thể tháo rời và thay thế đơn giản mà không cần phải mang tới tiệm bảo hành. Bài đánh giá Nokia G22 này sẽ cho bạn hiểu rõ hơn về chiếc điện thoại giá rẻ này. Bắt đầu thôi!
Xem thêm: Điện thoại Nokia mới nhất, tốt nhất hiện nay
Thông số kỹ thuật
Bộ xử lý (CPU) | Unisoc T606 (12nm) |
Bộ xử lý đồ họa (GPU) | Mali-G57 MP1 |
RAM | 4GB |
ROM | 64GB - 128GB |
Thẻ nhớ | microSDXC (dùng chung khe cắm SIM) |
Số Sim | SIM đơn (Nano-SIM) hoặc SIM lai (Nano-SIM, dự phòng kép) |
Màn hình | Công nghệ IPS LCD 6.5 inch, 90Hz, 500 nit Độ phân giải 720 x 1600 pixel, tỷ lệ 20:9 (mật độ ~270 ppi) |
Kết nối | USB type C 2.0 Cổng tai nghe 3.5 mm NFC Bluetooth 5.0 |
Cảm biến | Cảm biến vân tay Cảm biến chuyển động Con quay hồi chuyển Cảm biến tiệm cận, la bàn |
Mạng | Wi-Fi 802.11 a/b/g/n/ac/ax, dual-band, Wi-Fi Direct, hotspot GSM / CDMA / HSPA / EVDO / LTE 4G |
Pin | Li-Po 5050 mAh Sạc nhanh 20W |
Máy ảnh | Camera sau: - 50 MP, f/1.8, (rộng), 1/2.76", 0.64µm, PDAF - 2 MP, (macro) - 2 MP, (độ sâu) Camera trước: - 8 MP, f/2.0, (rộng) |
Chống nước | Chống bụi và tia nước |
Kích thước | 165 x 76,2 x 8,5 mm |
Trọng lượng | 196,2 g |
Đánh giá chi tiết điện thoại Nokia G22
Thiết kế
Phong cách thiết kế của điện thoại này khá giống với các anh em của nó. Và trên thực tế nó cũng giống với những chiếc smartphone bình thường khác. Nhưng chỉ với một dụng cụ đơn giản thì bạn có thể tháo rời nắp lưng và các linh kiện bên trong. Bạn sẽ không cần dùng tới những miếng đệm nhiệt, dao hay cồn…đó là những thứ mà thợ sửa điện thoại thường dùng.
HMD Global đã hợp tác với iFixit để thiết kế sản xuất chiếc điện thoại mới này. Có thể nói đây là một bước đi trước các thương hiệu điện thoại hiện có đấy. Theo đó thì người dùng cũng có thể tự sửa và thay thế linh kiện điện thoại của mình. Và có những hướng dẫn chi tiết đến từ nhà sản xuất cùng iFixit.
Mặc dù điện thoại có thiết kế chống bụi và chống tia nước IP52. Nhưng tháo lắp nhiều lần thì mình nghi ngờ điều này không tồn tại được lâu. Bởi thế bạn nên cẩn thật khi dùng ở môi trường ẩm ướt nhé.
Mặt trước
Mặt trước là một màn hình LCD lớn 6.5 inch và đó là một màn hình giọt nước. Thiết kế này cũng chẳng xa lạ gì vào 1 năm trước. Nhưng bây giờ đã hơi cũ rồi, bởi các đối thủ cũng bắt đầu đục lỗ cho cả những sản phẩm giá rẻ rồi. Các viền màn hình vẫn khá dày, đặc biệt phần cằm màn hình vẫn rất dày nhé. Dù sao thì tầm giá rẻ mình cũng không quan tâm lắm về điểm này
Dải loa thoại thấy rõ ở mép trên nơi màn hình tiếp giáp với khung máy. Nó cung cấp âm thanh lớn và rõ ràng khi bạn đàm thoại. Tuy nhiên không kết hợp tạo hiệu ứng âm thanh nổi với loa chính nha
Mặt sau
Lưng máy được hoàn thiện bằng nhựa với 2 màu sắc là Lagoon Blue, Meteor Gray. Đây là chiếc Meteor Gray với những điểm sáng lấp lánh ánh sao rất bắt mắt. Dù sao thì đó cũng là nhựa và khá dễ trầy nếu bạn không dùng ốp lưng.
Khối camera màu bạc nổi bật hẳn trên nền màu lưng máy. Nó chứa 3 camera sau và một đèn LED đơn sắc giúp hỗ trợ ánh sáng khi cần. Khối camera này không nổi lên quá nhiều so với mặt lưng nhưng vẫn bập bênh nếu bạn đặt ngửa trên mặt bàn đấy.
Các cạnh còn lại
Khung máy cũng được làm bằng nhựa như mặt lưng nhưng hoàn thiện màu khác biệt một chút. Đối với chiếc mình đang đánh giá thì màu sáng hơn và tương phản rất bắt mắt. Khung này vuông nhưng không sắc cạnh như iPhone. Các nút bấm và cổng kết nối đều được tích hợp đầy đủ trên khung máy này
- Cạnh trái là khay sim với 2 vị trí thẻ sim cùng với vị trí thẻ nhớ độc lập
- Cạnh phải là nút nguồn cùng thanh âm lượng. Cảm biến vân tay cũng được tích hợp trên nút nguồn này. Nó mở khóa chính xác và nhanh chóng, bảo mật tốt
- Cạnh trên không có gì, nhưng cạnh dưới có khe cắm sạc USB-C 2.0, micro chính, jack âm thanh và bên kia là dải loa ngoài
Màn hình
Khó có thể mong đợi màn hình OLED ở tầm giá này nhưng mà tấm nền IPS LCD là đủ tốt rồi. Mặc dù độ tương phản không cao nhưng góc nhìn rộng hơn và hiển thị tốt. Nó có độ phân giải HD (720 x 1600 pixel) với mật độ điểm ảnh 270 ppi khá ổn. Mặc dù hiển thị không chi tiết như những màn hình FHD nhưng mà xét trong mức giá thì vẫn chấp nhận được
Độ sáng màn hình có thể đặt chế độ tự động. Nhưng chênh lệch không nhiều khi ở trong nhà và ngoài trời. Một thí nghiệm đo được 534 nits khi ở trong nhà và ra ngoài trời đạt 648 nits. Độ sáng này không xuất sắc nhưng khá ổn ở mức giá hơn 3 triệu.
Đặc biệt màn hình có tốc độ làm mới 90Hz cho bạn trải nghiệm mượt mà hơn. Chắc chắn so với mặc định 60Hz sẽ là một sự khác bọt rõ ràng. Dù phân giải không cao nhưng mượt mà thì vẫn là điểm cộng lớn cho màn hình này
Phần mềm
Điện thoại chạy hệ điều hành Android 12 thuần và không có giao diện người dùng của thương hiệu. Bởi thế hứa hẹn cập nhật phần mềm nhanh chóng nhất. Tuy nhiên ra mắt với Android 12 hơi cũ, giá như đó là Android 13 mới nhất thì tuyệt vời hơn.
Giao diện đơn giản và những tính năng thông dụng, ai cũng sẽ cảm thấy quen thuộc nếu đã dùng điện thoại Android nhé.
Hiệu năng
Nokia G22 sử dụng bộ xử lý Unison T606 đã được dùng cho khá nhiều điện thoại giá rẻ. Trong đó có chiếc Samsung Galaxy A03 cũng dùng chip này. Đó là một trong những điện thoại giá rẻ đáng mua. Nhìn chung hiệu năng của con chip này thực sự kém, nó thấp hơn khoảng 20% so với mặt bằng chung điện thoại dưới 4 triệu. Ví dụ như chiếc Xiaomi Poco M5s đã mạnh hơn khá nhiều với cùng mức giá nhé.
Điểm chuẩn hiệu năng có thể hơi vô nghĩa với một điện thoại giá rẻ thế này. Bởi hầu hết đều có điểm số khá thấp và con chip Unison T606 này lại càng như thế. Đừng mong chờ gì với việc chơi game nhé, vì nó sẽ giật lag đấy. Tuy nhiên tác vụ thường ngày vẫn khá ổn mặc dù tải ứng dụng hoặc chuyển đổi giữa các ứng dụng vẫn hơi chậm.
Có 2 phiên bản bộ nhớ để bạn lựa chọn đó là 4GB 64GB và 6GB 128GB nhé. Định dạng bộ nhớ UFS 2.2 cho tốc độ ghi và truy xuất dữ liệu khá nhanh chóng
Camera
Điện thoại Nokia G22 trang bị 3 camera sau và 1 camera selfie. Nhưng hầu hết tính năng tập trung vào camera chính. Bạn sẽ có những tấm ảnh tốt với camera chính của điện thoại này đấy. Thực sự Nokia chỉ thêm macro và cảm biến chiều sâu vào cho nó “đông anh em” thôi. Chúng không giúp gì nhiều cho quá trình chụp ảnh của bạn cả. Điều có ý nghĩa nhất là siêu rộng và tele thì nó không có được cái nào.
Camera chính
Camera chính sử dụng cảm biến Samsung JN1 kích thước 0.64µm khá nhỏ cho một máy ảnh 50MP. Tuy nhiên nó vẫn tạo ra những bức ảnh tốt trong điều kiện ánh sáng ban ngày. Đôi khi bạn sẽ thấy những tấm ảnh này giống với những bức ảnh của điện thoại cao cấp hơn.
Chi tiết được phân giải tốt, dải động rộng, nhưng đôi khi làm nét hơi quá. Màu sắc tốt nhưng đôi khi hơi nhợt nhạt, quá trình xử lý đã làm giảm độ sâu màu mà chỉ tăng độ bão hòa. hãy nhớ rằng máy ảnh này không phù hợp chụp những khung hình chuyển động vì nó để lại bóng mờ. Có thể HDR làm việc không ổn lắm hoặc thuật toán không có tính năng thông minh bù chuyển động.
Cũng có một chế độ chụp zoom 2x trên kính ngắm nhưng nó đơn giản là cắt ở trung tâm của hình ảnh 1x và nâng cấp lên mà thôi. Đương nhiên mức độ chi tiết giảm đi và chất lượng hình ảnh cũng giảm đi. Tuy nhiên vẫn có thể dùng được cho nhu cầu thường ngày nhé
Có chế độ ban đêm hỗ trợ máy ảnh chính và nó hoạt động rất tốt, giúp bạn có những bức ảnh đẹp. Độ phơi sáng tốt, màu sắc ổn, nhưng chi tiết hơi giảm. Nếu bạn có Tripod và điện thoại hoàn toàn tĩnh, sẽ cần vài giây để chụp một tấm ảnh nhưng chắc chắn đó là ảnh đẹp.
Camera trước
Camera selfie chụp ảnh kém và khó có thể chấp nhận được. Mặc dù nó có thể làm nổi bật những chi tiết đẹp trên khuôn mặt nhưng nó cũng nhanh chóng mờ đi. Nói chung là không khuyến khích dùng máy ảnh này selfie.
Quay video
Quay video có thể là một thảm họa với điện thoại Nokia G22. Bạn sẽ bị giới hạn khung hình ở 30fps cho mọi độ phân giải. Dù là bạn quay ở 1080p hay 720p cũng đều chỉ 30fps thôi nhé. Nó cũng không hỗ trợ quay video 4K.
Không có một tính năng hỗ trợ ổn định hình ảnh nào được sử dụng. Chính vì thế bạn cần đặt máy hoàn toàn tĩnh để quay video. Nếu có rung động hoặc quay chuyển động thì xin lỗi những video đó sẽ giật đùng đùng một cách khó chịu.
Tuổi thọ pin
Điện thoại trang bị viên pin lớn 5050 mAh cung cấp thời lượng pin lớn cho bạn sử dụng. Tuy nhiên công bố máy sử dụng tốt cho 3 ngày liên tiếp rất khó thực hiện. Có thể là màn hình độ phân giải thấp và bộ xử lý yếu giúp máy tiết kiệm năng lượng. Nhưng chừng đó chưa đủ để dùng được 3 ngày với mức dùng của mình. Có thể những người già và làm việc với điện thoại ít sẽ chạm mốc đó được đấy.
Nokia G22 không đi kèm với bộ sạc 20W của nó và bạn phải tự chuẩn bị hoặc mua thêm bộ sạc. Nhưng với 20W thì tốc độ sạc cũng không nhanh. Bạn sẽ có được 42% pin sau 30 phút sạc và gần 2 giờ để sạc đầy cho viên pin lớn này. Các đối thủ đã có sạc 33W cho tầm giá này rồi.
So sánh với đối thủ
Với mức giá chưa tới 4 triệu bạn sẽ có khá nhiều sự lựa chọn với những ưu thế riêng đấy.
- Oppo A54 với mức giá tương đương. không có chống nước. Màn hình LCD hiển thị như nhau nhưng làm mới mặc định 60Hz. Camera cũng tương đương với phần cứng nhỏ hơn nhưng cảm biến lớn. Pin sạc cũng như nhau.
- Samsung Galaxy A14 với giá rẻ hơn một chút. Hoàn thiện nhựa như nhau, màn hình tương đương với độ phân giải cao hơn nhưng làm mới chỉ 60Hz. Hiệu năng ổn định hơn với Helio G80, chụp ảnh đa dạng hơn với camera siêu rộng. Pin sạc cũng tương đương nhau
- Xiaomi Redmi Note 11 với giá bằng nhau. Hoàn thiện nhựa có chống nước IP53. Màn hình AMOLED 90Hz, độ phân giải FHD nổi trội hơn nhiều. Camera chính như nhau nhưng có thêm máy ảnh siêu rộng. Có loa âm thanh nổi, pin lớn 5000mAh và sạc nhanh 33W. Hiệu năng ông định hơn với Snapdragon 680 4G
- Realme C35 giá rẻ hơn một chút. Hoàn thiện nhựa và không chống nước. Màn hình LCD nhưng độ phân giải cao hơn, không có làm mới 90Hz. Hiệu năng cũng cùi như nhau Unisoc Tiger T616. Chụp ảnh pin sạc cũng như nhau luôn
Giá và địa chỉ bán
Kết luận
Tóm lại chiếc Nokia G22 đúng bản chất điện thoại giá rẻ. Nó chỉ mạnh ở một vài tính năng đó là chụp ảnh và pin khỏe thôi. Nếu ai yêu thích cái mới ở giá rẻ thì nó có thiết kế mới dễ tháo lắp. Nhưng lựa chọn ở tầm giá này thì chiếc Redmi Note đã ăn đứt mọi đối thủ ở mọi mặt rồi. Nếu cần thì tìm hiểu thêm những điện thoại tốt nhất dưới 4 triệu để so sánh lựa chọn nhé.
Ưu điểm
- Thiết kế mới có thể tự tháp lắp theo hướng dẫn của nhà sản xuất
- Màn hình kích thước lớn, làm mới 90Hz mượt mà
- Chụp ảnh tốt với camera chính
- Thời lượng pin khủng
Nhược điểm
- Phân giải màn hình thấp
- Hiệu năng không cao
- Sạc chậm
- Không có chống nước