Đánh giá Laptop Lenovo Thinkpad X390: Đã có màn hình 13.3 inch

Trong thời đại hiện nay, khi mà viền màn hình càng ngày càng mỏng đi, kích thước màn hình dần tăng lên khiến cho thị trường kinh doanh ngày một biến động. Thì đó là lý do tại sao Lenovo tăng kích thước của dòng ThinkPad nhỏ nhất từ 12.5 lên 13.3 inch. Liệu rằng dòng ThinkPad X390 mới có phải là người kế nhiệm xứng đáng cho dòng ThinkPad X200 hay không?

Kể từ thời Lenovo mua lại mảng Laptop doanh nhân của IBM năm 2005, thì gần như có một định lý không thay đổi đó là: Dòng ThinkPad X có màn hình 12 inch, trong khi đó dòng ThinkPad T có màn hình nhỏ nhất là 14 inch. Với suy nghĩ này, thì gần như Lenovo không sẵn sàng thay đổi mọi thứ để có thể giữ cho ThinkPad là chiếc laptop nhỏ gọn nhất trong một thị trường máy tính biến đổi hàng ngày như hiện nay. Và đến bây giờ, gần như những chiếc laptop 12.5 inch như chiếc X280 không còn chỗ đứng nữa. Khi mà viền màn hình laptop đang trở nên mỏng hơn bao giờ hết, các nhà sản xuất khác cũng đã ra mắt những sản phẩm máy tính 13.3 inch nhỏ gọn như HP EliteBook 830 G5. Thì Lenovo cũng đã phải thay đổi, cập nhật. Và dòng sản phẩm tiếp theo của chiếc X280 đã ra đời: Lenovo ThinkPad X390 – Laptop doanh nhân nhỏ, gọn có kích thước màn hình 13.3 inch.

Thông số kỹ thuật

Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc laptop Lenovo ThinkPad X390-20Q1S02M00 được sử trong bài đánh giá này:

CPUIntel Core i5-8265U
GPUIntel UHD Graphics 620
RAM16GB DDR4
Ổ cứngStorageIntel SSD Pro 7600p SSDPEKKF512G8L, 512 GB
Màn hìnhIPS, 13.3 inch, tỷ lệ 16: 9
Độ phân giải 1920x1080 pixel, 166PPI
Cổng kết nối3 USB 3.0 / 3.1 Gen1, 1 USB 3.1 Gen2, 1 Thunderbolt, 1 HDMI, 1 DisplayPort, 1 Kensington Lock, 1 Docking Station Port, Audio Connections: combo audio, Card Reader: microSD, 1 SmartCard, 1 Fingerprint Reader, NFC
Kết nối không dâyIntel Wireless-AC 9560 (a/b/g/n = Wi-Fi 4/ac = Wi-Fi 5), Bluetooth 5.0
Hệ điều hànhMicrosoft Windows 10 Pro 64 Bit
Pin48 Wh
Kích thước
(Cao x Rộng x Dài)
16.9 x 311.9 x 217.2 mm
Trọng lượng1.282 kg

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X390

Thiết kế

Khi nói về phần thiết kế này, mình có thể kết luận một điều là “Nhiều thứ vẫn nguyên vẹn như trước đây”. Lenovo không hề thay đổi thiết kế cơ bản của chiếc ThinkPad X280, điều này thì chúng ta có thể đoán trước được vì thiết kế mới này chỉ được ra mắt từ năm ngoái mà thôi. Ngoài ra chiếc ThinkPad X390 cũng có rất nhiều điểm tương đồng với những chiếc ThinkPad dòng T hay dòng X1 Carbon. Phần khung máy được vát cạnh cho cảm giác mềm mại, màn hình được giữ bằng 2 bản lề nhỏ. Dĩ nhiên là với viền màn hình mỏng thì chiếc X390 trông sẽ hiện đại và hấp dẫn hơn khá nhiều. Giống như những chiếc ThinkPad khác, X390 có phần khung máy màu đen, một số điểm nhấn nhỏ như Trackpoint màu đỏ và bản lề màu bạc. Máy không có tùy chọn phiên bản màu bạc như chiếc ThinkPad T490s.

lenovo thinkpad x390

Lenovo sử dụng chất liệu máy tương đồng với chiếc X280. Phần khung máy được làm hoàn toàn từ magie sơn màu đen mờ. Phần nắp màn hình cũng được sơn màu đen mờ như vậy, nhưng chất liệu thì lại không phải là Magie. Bạn có thể lựa chọn giữa 2 loại chất liệu cho phần màn hình là nhựa được tăng cường sợi Carbon hoặc nhựa tăng cường sợi thủy tinh. Hai bản lề nhỏ được làm bằng kinh loại trông khá nhỏ nhắn. Có thể mở góc tối đa lên tới 180 độ và bạn không thể mở màn hình chỉ bằng một tay.

Tuy nhiên, Lenovo không hề nhét một chiếc màn hình 13.3 inch vào chiếc X280, có nghĩa là chiếc X390 sẽ có kích thước to hơn một chút. Ngoài ra thì trọng lượng cũng lớn hơn.

đánh giá lenovo thinkpad x390 đánh giá lenovo thinkpad x390 đánh giá lenovo thinkpad x390 đánh giá lenovo thinkpad x390

Cổng kết nối

Hệ thống cổng kết nối được giữ nguyên từ chiếc ThinkPad X280, nghĩa là X390 vẫn sẽ thiếu cổng RJ45. Bạn có thể sử dụng cổng mini Ethernet để thay thế cổng RJ45 truyền thống. Trong 2 cổng USB của X390 thì chỉ có một cổng hỗ trợ Thunderbolt 3. Vì máy chỉ hỗ trợ 2 làn PCIe, nên X390 chỉ có thể xuất hình ảnh 4K UHD 60Hz ra một màn hình. Hiện nay chỉ có duy nhất chiếc ThinkPad X1 Carbon có thể điều khiển 2 màn hình 4K UHD 60Hz, vì nó hỗ trợ tới 2 cổng Thunderbolt qua 4 làn PCIe.

Các cạnh của máy:

lenovo x390

Cạnh phải: SmartCard Reader, USB A.

Cạnh trái: USB C, Thunderbolt 3, miniEthernet, USB A, HDMI

Webcam

Webcam của máy vẫn được trang bị nhưng chất lượng thì vẫn tệ như những chiếc laptop khác. Có thể phục vụ để gọi thoại video, còn lại thì chất lượng rất tệ để làm những việc khác.

Khả năng bảo trì, nâng cấp

Để tiếp cận vào các linh kiện bên trong máy không quá khó. Đầu tiên bạn cần làm lỏng 5 con ốc ở nắp sau. Khi đó thì phần nắp sau sẽ bênh lên một chút giúp bạn dễ dàng đưa dụng cụ vào để làm nốt phần việc còn lại. Ngay khi tháo bỏ được phần nắp sau, bạn sẽ dễ dàng thay thế một số bộ phận như pin, vệ sinh quạt tản nhiệt, thay thế tấm dán nhiệt. Việc bảo trì sửa chữa rất dễ, nhưng X390 lại không phải chiếc máy có thể nâng cấp được. RAM, Wifi Module đều được hàn vào bo mạch chủ. Gần như là bạn chỉ có thể nâng cấp được ổ SSD mà thôi.

Có một điểm thú vị đó là: Phần bàn phím của chiếc X390 rất dễ tháo ra và thay thế. Để làm được điều đó, bạn chỉ cần làm lỏng 2 con ốc ẩn phía bên dưới 2 nút chuột, đẩy bàn phím ra phía sau và tháo nó ra. Điều này cho phép bạn thay thế được những chiếc bàn phím có bố cục khác, ví dụ như một số người thích sử dụng bàn phím QWERTZ thay vì QWERTY chẳng hạn.

đánh giá lenovo thinkpad x390

Linh kiện bên trong máy

Chiếu kê tay sau khi tháo bàn phím

Thiết bị đầu vào

Bàn phím

Hệ thống bàn phím của Lenovo ThinkPad X390 gần như tương đồng hoàn toàn với bàn phím mà Lenovo sử dụng trên chiếc X280. Có nghĩa là bộ bàn phím này có 6 hàng phím chiclet, nhỏ hơn bộ bàn phím trên T490s cũng như X1 Carbon. Bàn phím hẹp hơn, nhiều phím nhỏ hơn so với thông thường. Đáng chú ý là 3 phím phía bên phải phím spacebar cũng như 4 phím phía bên trái phím Return. Trong quá trình sử dụng hàng ngày, bạn cần phải làm quen một chút mới có thể thành thạo.

Lenovo ThinkPad X390 được thiết kế để mang lại trải nghiệm tốt về bàn phím, ngay cả khi nó đã được thay đổi một số chi tiết so với bàn phím ThinkPad truyền thống. Bề mặt phím chiclet được làm cong nhẹ, hơi lõm, hành trình phím 1.7mm với điểm nhấn thoải mái. Vì vậy trải nghiệm gõ một văn bản dài khá thú vị, nhất là khi nó đã được thu nhỏ.

Touchpad

Với touchpad đã được mở rộng từ phiên bản trước, kích thước khoảng 10 x 6.5 cm. Thì touchpad mới này hoàn toàn phù hợp để sử dụng hàng ngày. Các phím tích hợp hoạt động tốt. Bàn di chuột được làm bằng nhựa, tuy không đẹp như kính nhưng trải nghiệm sử dụng vẫn rất tốt. Mọi thao tác, cử chỉ đều được phản hồi chính xác nhờ Microsoft Precision Touchpad Driver. Gần như phần touchpad mình không có gì đẻ chê cả.

Màn hình

Thông số chính

  • Công nghệ IPS
  • Kích thước: 13.3 inch
  • Độ phân giải: 1920×1080 pixel
  • Độ sáng tối đa: 356 cd/m², trung bình: 335.9 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 88%
  • Tỷ lệ tương phản: 2225:1. Giá trị màu đen: 0.16 cd/m²
  • ΔE màu: 3.6
  • Phần trăm không gian màu: 95.7% sRGB và 61.3% AdobeRGB

Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn

Nhờ sở hữu màn hình mờ chống chói cùng độ sáng tối đa cao nên khả năng sử dụng ngoài trời của máy cực kỳ tốt. Dĩ nhiên là bạn nên dùng trong bóng râm hơn là dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp rồi.

Độ ổn định hình ảnh qua các góc nhìn cũng rất tốt. Màu sắc không bị thay đổi, chỉ có độ sáng bị giảm một chút ở các góc nhìn rất hẹp thôi.

Hiệu năng

ThinkPad X390 đang trong giai đoạn hoàn thiện để phát hành, có nghĩa là bạn sẽ không thể tùy chọn được tất cả các cấu hình mà nhà sản xuất đưa ra. Chúng ta sẽ có 3 lựa chọn về bộ vi xử lý gồm Intel Core i5-8265U và Core i7-8565U (Bao gồm cả phiên bản Vpro Core i5-8365U và Core i7-8665U), ngoài ra còn có Core i3-8145U. RAM được hàn luôn vào bo mạch chủ, bạn có thể lựa chọn giữa 8GB và 16GB DDR4-2400. Về lưu trữ, máy dùng ổ SSD với các dung lượng đa dạng như 128 GB, 256 GB, 512 GB và 1 TB. Về GPU thì Lenovo chỉ cung cấp một cấu hình duy nhất là GPU tích hợp Intel UHD Graphics 620.

Hiệu năng CPU

Intel Core i5-8265U là bộ vi xử lý 4 nhân kiến trúc Whiskey Lake. 4 nhân này có xung nhịp dao động từ 1.6 đến 3.9 GHz, điện năng tiêu thụ tối đa là 15W. Trong bài chấm điểm R15 đa nhân, có lúc bộ vi xử lý tiêu thụ điện cao hơn 15W. Lenovo đã nâng giới hạn TDP lên 43W trong một khoảng thời gian ngắn. Khi đó nhiệt độ CPU nhanh chóng lên tới 98ºC.

Khi sử dụng pin, hiệu năng của máy bị giới hạn. Thay vì 42W thì mức tiêu tụ điện năng tối đa chỉ còn 25W mà thôi và điểm số các bài test cũng bị giảm xuống.

Hiệu năng CPU qua bài chấm điểm Cinebench R15

Hiệu suất chung của hệ thống

Nếu nói không quá, thì ThinkPad X390 là một chiếc laptop cực kỳ nhanh. Trong quá trình sử dụng hàng ngày, không hề có sự gián đoạn. Trong các bài test về hiệu suất thì máy cũng cho điểm số rất tốt. Ngay cả trên PC Mark 8 và PC Mark 10.

Hiệu suất chung qua bài chấm điểm bằng PCMark 10

Hiệu suất GPU

Tất cả các phiên bản của X390 đều sử dụng GPU tích hợp Intel UHD Graphics 620. GPU này chứa 24 đơn vị xử lý và bộ nhớ trong của máy cực kỳ quan trọng. Vì hệ thống GPU không có bộ nhớ riêng mà dùng chung với hệ thống. Với chiếc X390, khi mà 2 thanh RAM được hàn vào bo mạch chủ giúp hệ thống chạy được bộ nhớ trong đa luồng. Thì hiệu năng của GPU được phát huy một cách tối đa, mặc dù thực tế thì đây không phải là một GPU mạnh.

Hiệu năng GPU không bị ảnh hưởng khi bạn sử dụng pin hoặc nguồn trực tiếp.

Hiệu suất chung qua bài chấm điểm bằng PCMark 10

Hiệu suất ổ cứng

SSDs 512GB tới từ Intel cho hiệu năng rất nhanh và ổn. Dĩ nhiên là SSD Samsung PM981 nhanh hơn nhưng chỉ hơn một chút không đáng kể.

Tốc độ ổ SSD

Khả năng chơi game

Hiệu năng chơi game của máy nhìn chung là khá tệ. Chúng ta cũng không thể đòi hỏi gì hơn ở một chiếc laptop doanh nhân cả. Máy chơi được một số game cũ với thiết lập thấp, một số game mới thì không chơi được. Đơn giản vì đây không phải là chiếc máy được thiết kế để chơi game.

Nếu bạn vẫn muốn chơi game trên chiếc ThinkPad của mình, thì bạn có thể sử dụng eGPU (tức là GPU gắn ngoài) thông qua cổng Thunderbolt.

Khả năng chơi game của máy

Tiếng ồn, nhiệt độ

Tiếng ồn

Trong trạng thái nhàn rỗi, thì quạt tản nhiệt hoàn toàn không hoạt động. Khi ở chế độ tải nặng, quạt tản nhiệt hoạt động với độ ồn khoảng 34.8 dB(A). Đây là mức độ ồn không quá to mà cũng không gây khó chịu. Khi so sánh với các thiết bị khác, có thể tháy Dell Latitude 7390 có quạt ồn hơn rất nhiều.

Trong quá trình sử dụng, mình cũng không hề nghe thấy âm thanh lạ phát ra từ máy. Nhìn chung thì máy hoạt động cực kỳ êm ái và yên tĩnh.

Nhiệt độ

  • Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 22.8 độ C
  • Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 44.6 độ C

Máy hoạt động khá mát, ở gần như toàn bộ các vùng. Nhiệt nếu tăng thì chỉ tăng nhẹ ở nửa trên của máy. Bạn hoàn toàn có thể thoải mái sử dụng máy trên đùi mà không sợ bị nóng.

Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:

Loa ngoài

Giống như những chiếc ThinkPad được ra mắt năm ngoái, loa ngoài của máy được đặt ở phía cạnh dưới. Chất lượng âm thanh không quá tệ, nhưng cũng không phải là hay. Âm lượng gần như không đủ và âm trầm thì thiếu hoàn toàn. Điểm cộng là âm thanh không bị méo khi bạn mở mức âm lượng cao nhất.

Mình khuyên là các bạn nên sử dụng loa ngoài hoặc tai nghe để thưởng thức âm nhạc hoặc xem phim để cho trải nghiệm tốt hơn.

Tuổi thọ pin

Máy sở hữu viên pin lithium-ion dung lượng 48Wh, ít hơn so với T490s và X1 Carbon là 57Wh. Trong bài test của mình, thì với việc sử dụng Wifi, độ sáng khoảng 150 nits máy hoạt động được liên tục trong khoảng 408 phút.

Máy cũng hỗ trợ sạch nhanh, sau khoảng gần 2h thì máy hoàn toàn được sạc đầy.

Thời lượng sử dụng pin của máy:

Giá và địa chỉ bán

Kết luận

8.9 Total Score
To hơn so với X280

Vẫn hướng đến đối tượng cần một chiếc laptop nhỏ gọn, linh hoạt nhưng Thinkpad X390 đã sở hữu màn hình 13.3 inch chứ không phải 12 inch nữa

Thiết kế
9
Màn hình
9
Hiệu năng
9
Tiếng ồn
9
Nhiệt độ
9
Bàn phím
9.5
Pin
8.5
Giá
8
PROS
  • Độ hoàn thiện tốt, thiết kế mới
  • Bàn phím và touchpad tốt
  • Hệ thống cổng kết nối phong phú
  • Nhiều lựa chọn về bảo mật
  • Dễ dàng thay thế bàn phím
  • Màn hình sáng, chống chói và độ bao phủ màu tốt
  • Hiệu năng tốt
  • Hoạt động êm ái, không ồn
CONS
  • Hiệu năng giảm khi sử dụng pin
  • Bàn phím nhỏ hơn so với tiêu chuẩn
  • Không thể thay thế RAM
  • Cổng Thunderbolt 3 chỉ hỗ trợ 2 làn PCIe
  • Không có tùy chọn độ phân giải cao hơn FHD
User Rating: Be the first one!

Khi năm ngoái chiếc ThinkPad X280 được ra mắt với băn khoăn rằng liệu dòng laptop 12.5 inch đã lỗi thời hay chưa. Thì đây chính là câu trả lời tới từ Lenovo, ThinkPad X390 đã có màn hình lớn hơn. ThinkPad X390 là một chiếc máy có rất nhiều ưu điểm, từ thiết kế, độ hoàn thiện, màn hình, hiệu năng… Chỉ có một số nhược điểm nhưng không hề đáng kể. Máy đã tiến gần hơn với chiếc ThinkPad T490s, chiếc ThinkPad có kích thước lớn hơn một chút, màn hình lớn hơn, độ phân giải cao hơn, bàn phím rộng hơn, pin lớn hơn… Khi đó sẽ có câu hỏi đặt ra là bạn nên mua chiếc X390 hay chiếc T490s. Với mình thì đơn giản là bạn thích máy to hay nhỏ mà thôi.

Gửi bình luận & đánh giá

Để lại bình luận

Reviewed
Logo