Đánh giá laptop Lenovo Thinkpad E480: Laptop văn phòng giá rẻ

ThinkPad Lenovo E series là dòng sản phẩm hướng tới phân khúc máy tính xách tay văn phòng giá rẻ của Lenovo. Thế hệ thứ 8 của dòng sản phẩm này đặc trưng bởi 2 sản phẩm là E480 và E580. Phiên bản dành cho Châu Âu mang đậm tính chất một chiếc laptop văn phòng với bộ vi xử lý Intel Core i5-8250U. Với phiên bản của mỹ thì bạn có nhiều lựa chọn hơn với bộ vi xử lý Core i5-7200U và Core i5-8250U, máy đi kèm bộ 4GB bộ nhớ RAM và 128 GB SSD. Phiên bản có bộ vi xử lý cao cấp nhất Core i7-8550U chỉ bán đi kèm với GPU chuyên dụng của AMD.

Thông số kỹ thuật

Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc laptop Lenovo ThinkPad E480-20KNCTO1WW được sử trong bài đánh giá này:

CPUIntel Core i5-8250U
GPUIntel UHD Graphics 620
RAM4GB DDR4
Ổ cứngToshiba KBG30ZMT128G, 128 GB
Màn hìnhIPS, 14 inch, tỷ lệ 16: 9
Độ phân giải 1920 x 1080 pixel, 157 PPI
Cổng kết nối1 USB 2.0, 2 USB 3.0 / 3.1 Gen1, 1 USB 3.1 Gen2, 1 HDMI, 1 DisplayPort, 1 Kensington Lock, Audio Connections: 3.5-mm audio combo jack, Card Reader: MicroSD, 1 Fingerprint Reader
Kết nối không dây Intel Dual Band Wireless-AC 3165 (a/b/g/n = Wi-Fi 4/ac = Wi-Fi 5), Bluetooth 4.1
Hệ điều hànhMicrosoft Windows 10 Pro 64 Bit
Pin45 Wh
Kích thước
(Cao x Rộng x Dài)
19.9 x 329 x 242
Trọng lượng1.787 kg

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad E480

Thiết kế

Thiết kế của ThinkPad dòng E lúc ban đầu như một sự đối lập với thiết kế của ThinkPad truyền thống. Thế hệ đầu tiên của dòng E như chiếc ThinkPad Edge 13 mang phong cách thiết kế khác lạ. Ví dụ như dải kim loại màu bạc bao quanh thân máy, các góc bo tròn và nắp màn hình màu đỏ. Sau nhiều thế hệ thì Lenovo đã bỏ đi những chi tiết thiết kế đó, đưa dòng E về gần với những chiếc ThinkPad hơn. Đến chiếc ThinkPad E470 thì chỉ còn những góc máy được bo tròn mà thôi.

lenovo thinkpad e480 đánh giá lenovo thinkpad e480

Với chiếc E480 thì mọi thứ đã về như đáng lẽ nó phải thế. Những viền và góc của máy đã trở lại kiểu thiết thế nhiều góc cạnh với đường nét rõ ràng hơn, phức tạp hơn. Sự thay đổi này cũng khiến cho các cạnh màn hình của E480 trông mỏng hơn.

Về vật liệu, Lenovo đã sử dụng nắp màn hình bằng nhôm phủ màu đen thay vì nhựa. Phần khung máy được làm bằng nhựa đen, có một lớp phủ mềm ở khu vực kê tay. Viền xung quanh màn hình được làm bằng nhựa. Bạn cũng có thể lựa chọn phiên bản màu bạc cho chiếc Thinkpad E480 của bạn.

Mặc dù phần chiếu kê tay được làm bằng nhựa, nhưng nó vẫn được gia cố thêm bằng nhôm. Đấy là lý do tại sao mà khu vực bàn phím có độ ổn định rất cao. Khi bạn gõ phím hay tác động lực sẽ không có cảm giác bị lún xuống, ngay cả khu vực giữa bàn phím – nơi là điểm yếu của rất nhiều chiếc laptop. Phần màn hình có nền nhôm phía sau hấp thụ lực rất tốt, nhưng nếu bạn tác động một lực lớn thì vẫn có thể gây biến dạng hình ảnh trên màn hình. Phần thân máy rất cứng chắc, khó bị xoắn vặn. Màn hình thì yếu hơn một chút vì phần nhựa viền màn hình không được ổn định lắm.

Chúng ta sẽ chỉ có một chiếc bản lề giống với chiếc ThinkPad E470. Phần bản lề này được tinh chỉnh rất tốt, giúp mình có thể mở máy bằng một tay mà màn hình vẫn ổn định, không bị dao động. Góc mở màn hình tối đa lên tới 180°.

laptop lenovo thinkpad e480 đánh giá lenovo thinkpad e480 laptop lenovo thinkpad e480

Cổng kết nối

Nếu như chiếc E470 bị chỉ trích vì không có cổng USB Type C, thì thiếu sót này đã được khắc phục trên chiếc Thinkpad E480. Bạn có thể dùng cổng USB Type C không chỉ để sạc, mà còn dùng để truyền dữ liệu hình ảnh, dữ liệu USB với tốc độ nhanh gấp đôi cổng USB 3.0. Bạn nên lưu ý là cổng USB C của chiếc E480 không được trang bị Thunderbolt. Tuy nhiên nó vẫn giúp bạn vẫn có thể xử lý màn hình UHD ở tần số 60 Hz.

Ngoài các yếu tố đó ra thì gần như hệ thống kết nối của E480 không có nhiều sự thay đổi so với đời trước.

Các cạnh của máy:

Cạnh trái: USB Type C, HDMI, USB Type A, cổng âm thanh

Cạnh phải: Đầu đọc thẻ MicroSD, USB Type A, Ethernet

Cạnh sau

Cạnh trước

Webcam

  • Máy được trang bị webcam độ phân giải 720p, vị trí ở giữa cạnh trên của màn hình giống như những chiếc laptop khác
  • Chất lượng hình ảnh khá tệ, chỉ đủ dùng để gọi video mà thôi.

Khả năng bảo trì, nâng cấp

Cấu trúc của Lenovo Thinkpad E480 khá giống với kiểu của những chiếc Ultrabook. Để vào những thành phần bên trong máy, bạn phải tháo toàn bộ phần nắp sau. Đầu tiên, bạn cần làm lỏng 9 con ốc và cơ số những lẫy nhựa. Với những lẫy nhựa thì mình khuyên bạn nên dùng dụng cụ chuyên dụng hoặc một chiếc credit card. Và hãy nhớ phải cực kỳ cẩn thận vì nếu gãy các lẫy đó thì sẽ ảnh hưởng tới độ chắc chắn của khung máy.

Sau khi qua được những bước trở ngại đó thi bạn sẽ vào được phần bên trong của máy. Bạn có thể thay thế được ổ SSD, RAM. Bàn phím của chiếc E480 cũng dễ dàng thay thế. bạn chỉ cần tháo 2 con ốc nằm bên dưới 2 nút chuột của TrankPoint mà thôi.

thinkpad e480 thinkpad e480

Thiết bị đầu vào

Bàn phím

ThinkPad luôn được biết tới là những thiết bị có bàn phím cực kỳ nổi bật. Và dòng ThinkPad E cũng không ngoại lệ khi sở hữu những chiếc bàn phím tốt nhất. Mặc dù về chất lượng thì có thể kém hơn một chút so với những model cao cấp hơn.

Từ trước đến giờ, dòng ThinkPad E chưa bao giờ có đèn nền bàn phím. Nhưng từ chiếc E480 và E580, câu chuyện đã thay đổi. Bàn phím đã có đèn nền với 2 mức độ sáng. Không chỉ có thế, chất lượng bàn phím hoàn toàn ngang tầm với dòng Thinkpad T480. Bề mặt phím cho cảm giác mềm mượt, hành trình phím dài (1.8 mm) và điểm lực sắc nét. Bàn phím không hề bị lún ngay cả khi bạn gõ nhanh. Phàn hồi lực của phím rất chính xác nên cảm giác gõ phím rất thích. Chính vì vậy chiếc E480 phù hợp với rất nhiều những nhu cầu soạn thảo khác nhau.

Touchpad

Touchpad của máy có kích thước khoảng 10 x 6.8 cm. Với bản chất là một ClickPad có nút tích hợp và được làm bằng nhựa. Cảm giác bề mặt khá mượt, nhưng không cao cấp bằng mặt kính. Cảm giác nút bấm không được hoàn hảo, mặc dù tiếng kêu không quá to nhưng điểm lực của phím không rõ ràng, đâu đó cảm giác khá cứng. Nhìn chung thì touchpad hoàn toàn có thể chấp nhận được nhưng không có gì nổi bật cả. Phần mềm touchpad vẫn rất tốt, Lenovo vẫn trang bị driver Microsoft Precision. Giúp cho các trải nghiệm đa nhiệm và phản hồi thao tác hoàn hảo.

Màn hình

Thông số chính

  • Công nghệ IPS
  • Kích thước: 14 inch
  • Độ phân giải: 1920×1080 pixel
  • Độ sáng tối đa: 266 cd/m², trung bình: 245.3 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 83%
  • Tỷ lệ tương phản: 1379:1. Giá trị màu đen: 0.19 cd/m²
  • ΔE màu: 7
  • Phần trăm không gian màu: 61.9% sRGB và 39.5% AdobeRGB

Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn

Mặc dù độ sáng màn hình của máy chỉ ở mức trung bình thấp, thì chiếc E480 vẫn có thể sử dụng được ở ngoài trời nhờ vào màn hình mờ chống chói của mình. Để có trải nghiệm tốt nhất thì bạn nên tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Khả năng hiển thị của máy khá tốt trong bóng râm.

đánh giá lenovo thinkpad e480

Khả năng hiển thị dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp

đánh giá lenovo thinkpad e480

Khả năng hiển thị dưới bóng râm

Góc nhìn của máy mang được đặc trưng của tấm nền IPS. Khả năng hiển thị màu sắc, ánh sáng rất ổn định qua các góc nhìn.

đánh giá lenovo thinkpad e480

Khả năng hiển thị qua các góc nhìn

Hiệu năng

Phiên bản mà mình đang sử dụng được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i5-8250U, 4GB RAM và SSD 128 GB. Với cấu hình này hoàn toàn đáng tin cậy và đủ mạnh mẽ cho các tác vụ văn phòng hằng ngày. Cùng với đó là khả năng nâng cấp phần cứng thoải mái nếu cần thiết. Nếu có nhu cầu thì bạn cũng có thể lựa chọn phiên bản có GPU rời AMD Radeon RX550.

Hiệu năng CPU

Intel Core i5-8250U là bộ vi xử lý 4 nhân dựa trên kiến trúc Kaby Lake, mức tiêu thụ điện năng chỉ 15W cho khả năng quản lý năng lượng hiệu quả. Với 4 nhân vật lý, khả năng hoạt động lên tới 8 luồng, xung nhịp cơ bản 1.6 GHz có thể nâng lên tới 3.4 GHz. Điểm benchmark của Core i5-8250U thật sự rất đáng nể và khá tương đồng giữa các thiết bị sử dụng cùng bộ vi xử lý. Điều khác biệt lớn nhất có lẽ là khả năng xử lý đa nhân vì nó còn phụ thuộc vào hệ thống tản nhiệt của từng thiết bị. Nhìn chung thì so với bộ vi xử lý Core i5-7200U thế hệ trước thì hiệu năng đã được nâng cao một cách rõ rệt.

Trong bài kiểm tra vòng lặp Cinebench R15, bộ vi xử lý Core i5-8250U trên Thinkpad E480 tụt khoảng 502 điểm so với lần chạy đầu tiên. Mức tiêu thụ điện năng tăng lên tới 25W trong một thời gian ngắn.

Hiệu năng CPU qua bài chấm điểm R15

Hiệu suất chung của hệ thống

Rõ ràng là hiệu năng của hệ thống ở mức rất cao. Nhưng đây vẫn không phải là chiếc máy nhanh nhất khi so sánh với các đối thủ của mình. Ví dụ như trong quá trình sử dụng hàng ngày, thỉnh thoảng mình vẫn bắt gặp những hiện tượng lag nhẹ. Có thể đây chỉ là lỗi phần mềm và sẽ được sử chữa thông qua các bản update driver mới. Một phần cũng có thể do SSD, hiệu năng của ổ SSD được trang bị trên máy của mình có vẻ không được tốt lắm so với những ổ SSD NVMe khác.

Điểm PC Mark 10 của hệ thống

Hiệu suất GPU

Phiên bản mình đang có chỉ được trang bị GPU tích hợp Intel UHD Graphics 620. Bạn có thể lựa chọn phiên bản có GPU chuyên dụng AMD Radeon RX 550. Hiệu năng GPU ở mức đủ dùng với những nhu cầu cơ bản. Thanh RAM thứ 2 cũng giúp nâng hiệu năng của GPU tích hợp thêm một chút, nhưng không phải là quá nhiều.

Điểm 3D Mark của GPU

Hiệu suất ổ cứng

Chiếc máy được sử dụng trong bài viết này được trang bị ổ SSD 128GB tới từ Toshiba. Bạn có thể lựa chọn phiên bản HHD 500GB. Phiên bản SSD 128GB này là phiên bản tối thiểu dành cho một chiếc notebook văn phòng. Mặc dù SSD này hỗ trợ NVMe nhưng hiệu năng lại không thực sự như kỳ vọng. Có thể nguyên nhân từ bản thân chiếc ổ SSD hoặc do driver chưa được tối ưu. Tốc độ đọc vẫn được đảm báo khá tốt.

Tốc độ SSD

Khả năng chơi game

Với mục tiêu hướng tới công việc văn phòng và các tác vụ cơ bản, khả năng chơi game của chiếc Thinkpad E480 gần như là không có. Ngay cả khi đã có 2 thanh RAM để nâng cao hiệu năng GPU. Nếu nói châm biếm thì máy hoàn toàn đủ mạnh để chơi webgame đấy!

Khả năng chơi game của máy

Tiếng ồn, nhiệt độ

Tiếng ồn

Sau khi xét nhiều khía cạnh, mình có thể kết luận rằng ThinkPad E480 là một chiếc máy êm ái dễ chịu. Quạt tản nhiệt gần như hoàn toàn tắt khi máy trong chế độ chờ, hoàn toàn im lặng. Với các tác vụ trung bình, thì độ ồn của quạt tản nhiệt rơi vào khoảng 31.8 dB(A) và không vượt quá 33.8 dB(A) khi chạy tối đa tải. Vì vậy máy hoàn toàn không gây khó chịu về âm thanh khi bạn làm việc.

Nhiệt độ

  • Nhiệt độ bề mặt tối đa khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 31.5 độ C
  • Nhiệt độ bề mặt tối đa khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 42.8 độ C

Nhiệt độ của máy khi hoạt động khá mát, bạn có thể thoải mái sử dụng trên đùi với các công việc đơn giản như gõ văn bản, lướt web …

Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:

Loa ngoài

Là một sản phẩm hướng tới công việc văn phòng, chúng ta cũng không nên hi vọng quá nhiều vào hệ thống âm thanh của máy. Chất lượng âm thanh của máy không quá tệ nhưng cũng không thể nói là tốt. Âm lượng đủ lớn, không bị méo và cân bằng tạm ổn. Nếu nghe nhạc thì bạn vẫn cần một chiếc tai nghe hoặc một bộ loa ngoài.

Tuổi thọ pin

Với dung lượng pin chỉ khoảng 45Wh nhưng máy hoàn toàn có thể hoạt động lên tục với wifi trong vòng 8h. Đánh bại hoàn toàn các đối thủ đến từ Acer, Asus…

Thời lượng sử dụng pin của máy:

Giá và địa chỉ bán

Kết luận

8.8 Total Score
Laptop văn phòng giá rẻ của Thinkpad

Thinkpad E480 là một chiếc laptop văn phòng giá rẻ nhưng nó lại đang tiếp cận khá gần với nhưng chiếc Thinkpad cao cấp khác

Thiết kế
9
Màn hình
8.5
Hiệu năng
8.5
Tiếng ồn
9
Nhiệt độ
9
Bàn phím
9
Pin
9
Giá
8.5
PROS
  • Khung máy có thiết kế đẹp, mạnh mẽ
  • Bàn phím tốt
  • Touchpad, TrackPoint tốt
  • Màn hình IPS phủ chống chói
  • Hiệu năng CPU cao
  • Thời lượng pin tốt
  • Tiết kiệm điện năng
  • Hoạt động êm ái, dễ chịu
CONS
  • Hiệu năng SSD không cao
  • Dung lượng RAM thấp chỉ 4GB
User Rating: Be the first one!

Lenovo ThinkPad E480 là một dòng sản phẩm laptop văn phòng hiệu năng cao với mức giá phải chăng. Bộ vi xử lý Core i5-8250U rất mạnh mẽ, mức độ tiêu thụ điện năng thấp giúp nâng cao thời lượng sử dụng pin. Với 4GB RAM và ổ SSD chỉ 128GB, thì E480 có mức giá không quá cao, hiệu năng vừa đủ cho các tác vụ văn phòng hàng ngày của bạn.

Gửi bình luận & đánh giá

Để lại bình luận

Reviewed
Logo