Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad P1 Gen 2 2019: Máy trạm cao cấp

Lenovo đã giới thiệu thế hệ thứ 2 của dòng máy trạm cao cấp ThinkPad P1. Thế hệ mới này sử dụng GPU Nvidia Quadro mới nhất, màn hình đẹp và sáng hơn đáng kể cùng bộ vi xử lý mới tới từ Intel. Tuy nhiên, ThinkPad P1 Gen 2 vẫn còn một số hạn chế, nhất là hiệu năng của CPU.

Mới cách đây một năm, Lenovo đã mở rộng dòng máy trạm di động của mình bằng một mẫu hoàn toàn mới, đó chính là chiếc Lenovo ThinkPad P1. Nó có thiết kế rất khác so với các dòng ThinkPad dòng P khác như ThinkPad P52. ThinkPad P1 có sự kết hợp giữa bộ vi xử lý Intel Coffee Lake H mạnh mẽ và GPU NvidiaQuadro (Quadro P1000 / P2000) cùng thiết kế tương đối mỏng và nhẹ như ThinkPad X1 Extreme.

Hiện nay, ThinkPad P1 đã cho ra mắt thế hệ thứ 2. So với phiên bản trước, bản ThinkPad P1 Gen 2 có nhiều cải tiến quan trọng bao gồm chip đồ họa và bộ vi xử lý mới, cũng như màn hình mới. Tuy nhiên, nhóm đối thủ cạnh tranh lại vẫn là: HP ZBook Studio G5 và Dell Precision 5530 được ra mắt từ năm ngoái và chiếc Dell XPS 15 mới

Thiết bị mà mình trên tay có số model 20QT000RGE. Cấu hình gồm Intel Core-i7, RAM 16 GB, SSD 512 GB, màn hình LCD Full HD (độ sáng 500 cd / m2), cũng như Nvidia Quadro T1000.

Thông số kỹ thuật

Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc laptop Lenovo ThinkPad P1 2019-20QT000RGE được sử trong bài đánh giá này:

CPUIntel Core i7-9850H
GPUNVIDIA Quadro T1000 (Laptop) - 4096 MB
RAM16384 MB
Ổ cứngWDC PC SN720 SDAQNTW-512G, 512 GB
Màn hìnhIPS, 15.6 inch, tỷ lệ 16: 9
Độ phân giải 1920 x 1080 pixel 141 PPI
Cổng kết nối2 USB 3.0 / 3.1 Gen1, 2 USB 3.1 Gen2, 2 Thunderbolt, 1 HDMI, 2 DisplayPort, 1 Kensington Lock, Audio Connections: audio combo port, Card Reader: 3-in-1 SD, 1 SmartCard, 1 Fingerprint Reader, Lenovo Ethernet extension connector
Kết nối không dâyIntel Wi-Fi 6 AX200 (a/b/g/n = Wi-Fi 4/ac = Wi-Fi 5/ax = Wi-Fi 6), Bluetooth 5.1
Hệ điều hànhMicrosoft Windows 10 Pro 64 Bit
Pin80 Wh
Kích thước
(Cao x Rộng x Dài)
18.4 x 361.8 x 245.7 mm
Trọng lượng1.718 kg

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad P1 2019-20QT000RGE

Thiết kế

Thiết kế của khung máy màu đen. Toàn bộ phần đế/nắp được làm bằng hợp kim nhôm với bề mặt màu đen mịn. Khung máy có độ bền cao, dù mình thử dùng rất nhiều lực để đè lên thì máy cũng chỉ hơi bị nén xuống. Có một chân đỡ dài ở phía sau của đế máy cũng như hai chân nhỏ hơn ở phía trước, vì vậy vỏ máy rất ổn định trên các bề mặt phẳng. Bề mặt máy dễ in dấu vân tay và bám bụi bẩn, đây cũng là một nhược điểm lớn so với vỏ nhôm của Apple MacBook Pro. ThinkPad thường có những vết nhờn sau một số lần sử dụng. Tuy nhiên, vỏ máy có chất lượng rất tốt và không có âm thanh ọp ẹp.

Máy có một bản lề màu đen ở vùng trung tâm. Bản lề của máy chắc chắn, nhưng vẫn không tránh khỏi hiện tượng bouncing khi mở tối đa 180 độ. Mặt khác, nếu có các rung động nhẹ (như trên một chuyến tàu) thì cũng không sao. Phần bản lề của máy cũng sẽ khá cứng ở những góc nhỏ, lúc mà màn hình chuẩn bị đóng hoàn toàn

Khi nói đến SKU 4K HDR chúng ta thường quan tâm đến phần nắp máy. Nó được trang bị thêm một lớp kính, làm tăng trọng lượng và độ dày so với model 1080p. Mình không chắc liệu nó có tăng độ bền của máy không, máy của mình có độ bền rất tốt. Bạn thậm chí có thể nâng thiết bị lên nếu bạn cầm ở góc màn hình và phải có tác động mạnh thì mới gây biến dạng hình ảnh trên màn hình. Đôi khi bạn có thể nghe rõ những tiếng ọp ẹp của phần nắp màn hình tạo cảm giác khá khó chịu. Viền bezels mỏng ở hai bên và chỉ có một chỗ rất nhỏ ở phía trên cho máy ảnh.

thinkpad p1 gen 2

Lenovo cho biết ThinkPad P1 Gen 2 đã vượt qua một số bài kiểm tra MIL-STD 810G, nhưng không ghi chú chi tiết cho từng trường hợp riêng. Bàn phím cũng không thấm nước. Nhìn chung, thiết kế khung máy rất tinh vi, chỉ có những âm thanh ọp ẹp (dưới khi có lực tác động) ở phần nắp trên là không ổn.

Cổng kết nối

Cổng kết nối được lựa chọn cân đối, trong đó có hai cổng Thunderbolt 3 (đầu nối USB-C, USB 3.1 Gen.2, DisplayPort) cũng như hai cổng USB-A thông thường (USB 3.1 Gen.1) và đầu ra video HDMI 2.0. ThinkPad P1 Gen 2 cũng có thể được sạc qua USB-C (tối đa 100W). Bạn cũng có 1 đầu đọc thẻ và đầu nối Mini-Ethernet nhỏ nếu bạn thích kết nối mạng có dây. Các bộ chuyển đổi cần thiết cũng có đầy đủ.

Nói chung, chiếc mày này có sự kết hợp tốt giữa các cổng cũ và hiện đại. Bạn không cần dùng đến các bộ điều hợp bổ sung cho phần lớn các thiết bị ngoại vi.

Các cạnh của máy:

laptop thinkpad p1

Cạnh phải: Đầu đọc SmartCard, SD, USB A

Cạnh trái: Nguồn, Thunderbolt 3, HDMI, Mini-Ethernet, Cổng âm thanh

Khả năng bảo trì, nâng cấp

ThinkPad P1 gen 2 không có nắp bảo trì, nhưng bạn có thể dễ dàng tháo nắp dưới. Lenovo chỉ sử dụng bảy ốc vít Philips thông thường mà bạn chỉ cần nới lỏng (không cần tháo). Sau đó, bạn có thể nhấc phía sau của nắp dưới và lấy nó ra. Ở bên trong, bạn sẽ tìm thấy hai khe RAM và hai khe cho SSD M.2-2280. Việc nâng cấp có thể thực hiện dễ dàng.

Thiết bị đầu vào

Bàn phím

Bàn phím của ThinkPad P1 2019 giống hệt với X1 Carbon 14 inch, tức là không có bàn phím số như bạn thấy trên những chiếc máy Thinkpad 15.6 inch khác.

Bàn phím của ThinkPad P1 Gen 2 được đánh giá rất cao nhờ điểm lực rõ ràng và hành trình phím tốt. Thiết bị này hiện đang được trang bị bàn phím tốt nhất từ ​​dòng ThinkPad hiện tại. Có một số cài đặt cho bàn phím cả trong phần mềm Vantage của Lenovo cũng như BIOS để thay đổi vị trí mặc định của các phím chức năng hoặc hoán đổi Fn & Ctrl.

Lenovo cài đặt đèn LED trắng thông thường với hai mức cường độ, có thể gây lóa mắt một chút tùy theo góc độ.

Touchpad

Bạn sẽ sở hữu một chiếc TouchPad (hay còn gọi là ClickPad) cũng như một chấm đỏ nhỏ gọi là TrackPoint ở giữa bàn phím. Có 3 nút chuột chuyên dụng phía trên Touchpad để dùng cùng với TrackPoint. 3 nút chuột này có điểm lực và phản hồi khá rõ ràng. Khi mà bạn đã làm quen với “chấm đỏ” rồi, thì chắc chắn bạn sẽ thấy nó còn dễ sử dụng hơn cả TouchPad. TouchPad của máy cũng là một trong những thiết bị đầu vào đáng tin cậy và có khả năng vượt trội. Nó luôn hoạt động chính xác, hỗ trợ cử chỉ tối đa 4 điểm một cách mượt mà.

Màn hình

Thông số chính

  • Công nghệ IPS
  • Kích thước: 15.6 inch
  • Độ phân giải: 1920×1080 pixel
  • Độ sáng tối đa: 573 cd/m², trung bình: 527.6 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 84%
  • Tỷ lệ tương phản: 1322:1. Giá trị màu đen: 0.41 cd/m²
  • ΔE màu: 4.8
  • Phần trăm không gian màu: 91.1% sRGB và 58.8% AdobeRGB

Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn

Giá trị độ sáng lớn hơn 500 nits và bề mặt có phủ một lớp mờ chống chói cho phép bạn sử dụng máy dưới ánh sáng mặt trời (với một điều kiện nhỏ là không được để mặt trời chiếu trực tiếp vào màn hình)

đánh giá laptop thinkpad p1

Khả năng nhìn ngoài trời của máy

Nhờ tấm nền IPS, nên ThinkPad P1 có góc nhìn rất ổn định. Màu sắc không bị đảo ngược cũng như thay đổi ở những góc nhìn hẹp. Tuy nhiên, màn hình LCD có hiện tượng hở sáng, thay đổi nhiệt độ màu theo góc nhìn. Hiệu ứng này có thể làm màu sắc trông có vẻ nhạt hơn nhưng thực sự nó không ảnh hưởng tới trải nghiệm sử dụng hàng ngày.

Khả năng hiển thị qua các góc nhìn

Hiệu năng

Bảng dữ liệu của Lenovo liệt kê năm bộ xử lý Intel khác nhau cho ThinkPad P1 Gen 2, bao gồm: Core i5-9400H, Core i7-9750H, Core i7-9850H và Xeon E-2276M. Theo trang web của Lenovo, cũng có một tùy chọn Core i9 (Core i9-9880H) với tám lõi. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có Core i7-9750H và Core i7-9850H.

Về công cụ tăng tốc đồ họa, có thể lựa chọn NvidiaQuadro T1000 hoặc NvidiaQuadro T2000 Max-Q. RAM có thể lưu trữ tối đa 64 GB DDR4-2666 (hai khe cắm). ECC-RAM chỉ có thể được chèn trong các mô hình với bộ xử lý Xeon. Về giải pháp lưu trữ, vẫn còn có hai khe cắm M.2-2280 với dung lượng lưu trữ SSD lên đến 4 TB.

Hiệu năng CPU

Intel Core i7-9850H là bộ vi xử lý i7 di động mạnh nhất của thế hệ Coffee Lake Refresh hiện nay, được Intel tiếp thị là “thế hệ thứ 9 của CPU Core-i”. Bốn lõi của bộ vi xử lý 45 watt này tiếp tục được sản xuất trong quy trình nanomet 14 ++ và có tốc độ xung nhịp từ 2,6 đến 4,6 GHz.

Đây là lần đầu tiên mình chạy thử nghiệm chiếc ThinkPad P1 Gen 2. Tuy nhiên cũng hơi đáng tiếc vì nó không thể phát huy hết tiềm năng của nó. Mặc dù máy tính xách tay ThinkPad có thể sử dụng hơn 70 watt trong một thời gian ngắn trong thử nghiệm đa lõi Cinebench, mức tiêu thụ giảm xuống TDP danh nghĩa là 45 watt sau vài giây. Tuy nhiên, hệ thống thậm chí không thể duy trì giá trị đó liên tục. Trong vòng lặp Cinebench, mức tiêu thụ nhanh chóng giảm xuống phạm vi 30 watt, khiến tốc độ xung nhịp giảm xuống chỉ còn khoảng 2,6 GHz. Mặc dù hệ thống phục hồi một chút trong quá trình kiểm tra độ bền của Cinebench, làm tăng tốc độ xung nhịp tạm thời lên khoảng 2,8 đến 3 GHz, sự cải tiến hiệu năng của bộ vi xử lý nói chung là không tốt.

Hiệu năng CPU qua bài chấm điểm Cinebench R15

Hiệu suất chung của hệ thống

Không có gì để phàn nàn về hiệu năng của hệ thống trong quá trình máy hoạt động hàng ngày. Hệ thống luôn chạy trơn tru và có kết quả tốt trong các điểm chuẩn PCMark.

Hiệu suất chung qua bài chấm điểm bằng PCMark 10

Hiệu suất GPU

NvidiaQuadro T1000 là một card đồ họa chuyên nghiệp mới dành cho máy tính xách tay dựa trên thế hệ card đồ họa mới với tên mã “Turing”. Đối với Lenovo ThinkPad P1 2019, bạn có sự lựa chọn giá cả phải chăng hơn với các đơn vị đổ bóng 896. Có cả NvidiaQuadro T2000 Max-Q cho bạn lựa chọn. Đây là chip đồ họa chuyên dụng, có tổng dung lượng lưu trữ GDDR5 4 GB.

Điểm hiệu suất GPU bằng 3DMark 11

Hiệu suất ổ cứng

Trong số hai khe cắm SSD M.2-2280, chỉ có một khe cắm được sử dụng. Khe cắm này được sử dụng cho một ổ SSD 512 GB từ Western Digital. SSD PCIeNVMe này cực kỳ nhanh, ngay cả Samsung PM981 nổi tiếng cũng không thể theo kịp.

Tốc độ SSD

Khả năng chơi game

Chúng ta hoàn toàn có thể coi NvidiaQuadro T1000 là GPU thích hợp để chơi game. Mặc dù nó không thể hiển thị trò chơi mượt mà ở độ phân giải 4K UHD. Nhưng ở độ phân giải Full HD gốc, chúng ta cũng có thể chơi các game hiện tại ở cài đặt chi tiết cao hoặc thậm chí cài đặt chi tiết tối đa. Theo điểm chuẩn chơi game mà chúng ta có, Quadro T1000 nhanh hơn Nvidia GeForce GTX 1050 Ti Max-Q của ThinkPad X1 Extreme năm ngoái.

Khả năng chơi game của máy

Tiếng ồn, nhiệt độ

Tiếng ồn

Thực sự không có gì để phàn nàn về tiếng ồn của quạt với Lenovo ThinkPad P1. Trong quá trình hoạt động dưới tải, quạt vẫn sẽ dừng. Khi máy tải quạt cũng hoạt động tương đối ít. Tuy nhiên, điều này cũng có mặt tiêu cực, vì nếu quạt làm việc tích cực hơn có thể có thể tăng hiệu suất cho bộ vi xử lý. Lenovo có lẽ có thể cân nhắc về việc tăng tốc độ quạt khi tải một cách cẩn trọng.

Nhiệt độ

  • Nhiệt độ bề mặt trung bình khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 23.6 độ C
  • Nhiệt độ bề mặt trung bình khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 37.9 độ C

Khi tải tối đa, nhiệt độ bên ngoài của máy có vùng lên tới 51,5ºC ở vùng dưới gần bản lề. Rất may là phần chiếu kê tay vẫn tương đối mát nên bạn có thể thoải mái sử dụng tiếp. Tất nhiên, bạn cũng nên tránh sử dụng trên đùi khi tải nặng.

Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:

Loa ngoài

Loa ngoài của máy tiếp tục được đặt ở phía dưới. So với thế hệ trước, chất lượng âm thanh không thay đổi nhiều. Nhìn chung về tổng thể loa khá tốt, nhưng bạn vẫn nên sử dụng loa ngoài hoặc tai nghe để có trải nghiệm tốt nhất.

Tuổi thọ pin

Ngoài thử nghiệm thời lượng pin với Wi-Fi thông thường, máy hoạt động với độ sáng màn hình 150 cd / m2 bình thường, mình cũng lặp lại thử nghiệm Wi-Fi với độ sáng màn hình tối đa. Kết quả là pin của ThinkPad P1 G2 vẫn đạt thời lượng khoảng 6,5 giờ.

Thời lượng sử dụng pin của máy

Kết luận

9 Total Score
Máy trạm cao cấp, linh hoạt

Thinkpad P1 Gen 2 2019 là một chiếc máy trạm di động cao cấp. nhưng lại rất linh hoạt. Nó phù hợp cho những kỹ sư cần một chiếc máy mạnh mẽ nhưng lại linh hoạt

Thiết kế
9
Màn hình
9
Hiệu năng
9.5
Tiếng ồn
9
Nhiệt độ
8.5
Bàn phím
9.5
Pin
8.5
PROS
  • Khung máy chất lượng tốt với vật liệu cao cấp
  • Thiết bị đầu vào tuyệt vời
  • Cổng kết nối phong phú
  • Màn hình sáng, đẹp
  • Hoạt động êm ái
  • Dễ dàng nâng cấp, sửa chữa
  • Hiệu năng GPU mạnh mẽ
  • Khả năng nâng cấp lên tới 64GB RAM
CONS
  • Hiệu năng CPU không như mong đợi
  • Giá thành cao
  • Thời lượng pin trung bình
User Rating: Be the first one!

Vì Lenovo ThinkPad P1 2019 chỉ là bản cập nhật của phiên bản ngay trước đó – ThinkPad P1 2018. Theo mình đánh giá 2 phiên bản nhìn chung rất giống nhau nhưng cũng có sự khác biệt ở một vài chi tiết.

Những thay đổi của ThinkPad P1 (2019) so với phiên bản trước của nó có về cơ bản đó là CPU hoạt động không tốt bằng nhưng GPU lại tốt hơn và màn hình hiển thị sáng hơn đáng kể.

Nếu cân nhắc các ưu và nhược điểm thì rõ ràng ThinkPad P1 Gen 2 có nhiều ưu điểm hơn. Người mua sẽ nhận được một máy trạm di động cực kỳ chất lượng và được trang bị rất tốt với độ sáng màn hình cực tuyệt vời.

Gửi bình luận & đánh giá

Để lại bình luận

Reviewed
Logo