Đánh giá Dell Precision 5530: Có sự cải tiến lớn so với thế hệ trước

Dell Precision 5530, về bản chất có thể được coi là một chiếc Precision 5520 thay đổi cấu hình. Thiết bị vẫn gặp vấn đề với hiện tượng throttling, nhưng hiệu năng và độ ổn định của CPU được cải thiện. GPU cũng được nâng cấp mà không làm tăng nhiều lượng nhiệt thải ra. Nhìn chung, trải nghiệm sử dụng được nâng tầm đáng kể.

Năm trước, thiết bị mang rất nhiều kỳ vọng là Precision 5520 của Dell vẫn chưa thực hiện được sứ mệnh của mình. Giấc mơ về một chiếc máy trạm mỏng nhẹ lại bị kìm chân bởi sự trục trặc về hiệu năng, sự mất ổn định của CPU dẫn tới trải nghiệm sử dụng không được thỏa mãn. Chính vì vậy, Dell Precision 5530 có thực sự tốt hay không vẫn là một câu hỏi lớn. Về mặt thiết kế, bạn sẽ không thể phân biệt được Precision 5530 và 5520, Dell chỉ thực hiện các thay đổi bên trong để cải thiện hiệu năng của máy.

Dell Precision 5530

Dell Precision 5530 vẫn nằm ở một vùng độc nhất trên thị trường laptop. Máy sử dụng cấu hình tương đương với các máy trạm tầm trung, trong thiết kế của một chiếc ultrabook. Các đối thủ để cạnh tranh và so sánh cũng là những chiếc máy trạm mang sắc thái mỏng và nhẹ từ các nhà sản xuất khác nhau, như Lenovo ThinkPad P52s, MSI WS63VR.

Thông số kỹ thuật

Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc laptop Dell Precision 5530 Xeon E-2176M được sử trong bài đánh giá này:

CPUIntel Xeon E-2176M
GPUNVIDIA Quadro P2000 - 4096 MB
RAM32 GB
Ổ cứngSK hynix PC400 512 GB
Màn hìnhIPS, 15.6 inch, tỷ lệ 16:9, 3840 x 2160 pixel 282 PPI
Cổng kết nối2 USB 3.0 / 3.1 Gen1, 1 USB 3.1 Gen2, 1 Thunderbolt, 1 HDMI, 1 DisplayPort, cổng âm thanh 3.5 mm, đầu đọc thẻ nhớ, cảm biến vân tay, cảm biến ánh sáng
Kết nối không dâyIntel Wireless-AC 9260 (a/b/g/n = Wi-Fi 4/ac = Wi-Fi 5), Bluetooth 4.2
Hệ điều hànhMicrosoft Windows 10 Pro 64 Bit
Pin97 Wh
Kích thước
(Cao x Rộng x Dài)
16.82 x 357 x 235.3 mm
Trọng lượng1.98 kg

Đánh giá laptop Dell Precision 5530 Xeon E-2176M

Thiết kế

Precision 5530 có thể được gọi là Precision 5520 phiên bản carbon, là sự copy thiết kế hoàn toàn. Dĩ nhiên, cái gì không sai thì không cần phải sửa, ngôn ngữ thiết kế này vẫn rất sang trọng và tồn tại qua nhiều năm, không có quá nhiều thứ để phải sửa chữa. Khi mà hệ thống cổng kết nối bị tối giản, thì Thunderbolt 3 mang lại khả năng kết nối ngoại vi cực kỳ phong phú. Về thiết kế, hệ thống cổng kết nối, thiết bị đầu vào mình sẽ không đề cập trong bài viết này, mời các bạn tham khảo bài đánh giá Dell Precision 5520 của mình nhé.

Màn hình

Thông số chính

  • Công nghệ IPS
  • Kích thước: 15.6 inch
  • Độ phân giải: 3840 x 2160 pixel
  • Độ sáng tối đa: 458.1 cd/m², trung bình: 440 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 90%
  • Tỷ lệ tương phản: 1129:1. Giá trị màu đen: 0.4 cd/m²
  • ΔE màu: 3.11
  • Phần trăm không gian màu: 98% sRGB và 69% AdobeRGB

Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn

Độ sáng màn hình cao, đảm bảo cho Dell Precision 5530 có thể sử dụng được ở hầu hết các điều kiện ngoài trời. Nếu chỉ có ít mây hoặc ít bóng râm, hình ảnh trên màn hình vẫn hoàn toàn có thể nhìn thấy. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, bề mặt kính bóng khiến màn hình bị phản chiếu rất khó nhìn.

Hiện tượng chảy máu đèn nền là rất nhỏ, chỉ nhìn thấy ở bóc bên dưới và không ảnh hưởng tới trải nghiệm sử dụng hàng ngày. Góc nhìn tuyệt vời, hình ảnh sắc nét và sống động ở bất cứ góc nhìn nào.

Dell Precision 5530

Khả năng hiển thị ngoài trời

Hiệu năng

Mình thật sự rất quan tâm tới hiệu năng tới từ chiếc Precision 5530. Thế hệ trước Precision 5520 đã mang tới hiệu năng tốt nhưng không ổn định cùng hiện tượng throttling do quá nhiệt. Vậy liệu chiếc Precision 5530 với bộ vi xử lý 6 nhân Xeon mới cùng GPU Quadro mạnh mẽ hơn có thể mang lại sức mạnh vượt trội mà không gặp phải hiện tượng quá nhiệt? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Precision 5530 có rất nhiều tùy chọn CPU khác nhau từ i5-8300H cho đến i9-8950HK. Tùy chọn GPU bao gồm GPU tích hợp Intel HD, Nvidia Quadro P1000 hoặc Nvidia Quadro P2000. Thiết bị thử nghiệm của mình trong bài viết này sử dụng Intel Core Xeon E-2176M (2.7 – 4.4 GHz) và Nvidia Quadro P2000.

Hiệu năng CPU

Xeon E-2176M là bộ vi xử lý dành cho máy trạm di động mới từ Intel. Với 6 nhân nhiều hơn con số 4 như thông thường, chúng ta có thể hi vọng một sức mạnh vượt trội so với Xeon E3-1505M đã từng được sử dụng trên chiếc Precision 5520. Thực tế cũng thể hiện điều đó, trong bài test đa nhân Cinebench R15, Precision 5530 thể hiện hiệu năng vượt trội lên tới 67%. Xeon E-2176M có sức mạnh tương đương Coffee Lake Core i7-8750H được sử dụng trên rất nhiều laptop gaming mới hiện nay.

Sự thay đổi lớn nhất thực hiện được trên Precision 5530 chính là sự ổn định của CPU. Khi Precision 5520 thể hiện sự biến thiên, không ổn định trong bài test vòng lặp Cinebench R15, thì 5530 lại thể hiện bộ mặt hoàn toàn khác – cực kỳ ổn định. Chỉ có một sự giảm hiệu năng nhẹ sau lần chạy đầu tiên (khoảng 9%), sau đó CPU hoạt động ổn định trong suốt quá trình còn lại. Khi sử dụng nguồn pin, hiệu năng của máy có thể đạt được từ 85-90% hiệu năng so với khi dùng nguồn trực tiếp.

Hiệu năng CPU qua bài chấm điểm Cinebench R15

Hiệu suất chung của hệ thống

Hiệu năng hệ thống đạt mức trung bình đối với một chiếc máy trạm. Xeon E-2176M và Quadro P2000 luôn luôn sẵn sàng, rút ngắn thời gian thực hiện các tác vụ cơ bản một cách ngắn nhất. Các tác vụ nặng và chuyên dụng cũng được quản lý một cách hiệu quả.

Hiệu suất chung qua bài chấm điểm bằng PCMark 10

Hiệu suất ổ cứng

Bộ nhớ lưu trữ SK Hynix PCIe SSD rất nhanh nhưng vẫn thua kém nhiều so với bộ nhớ Samsung NVMe. Dù sao, đa số người sử dụng không hề có sự phàn nàn đối với SSD. Trên trang chủ của Dell, bạn có thể tùy chọn nhiều dung lượng khác nhau lên tới 2 TB M.2 NVMe SSD và 2 TB 2.5″ SATA. Bộ nhớ lưu trữ hoàn toàn có thể được nâng cấp, thay thế dễ dàng.

Tốc độ SSD

Hiệu suất GPU

Nvidia Quadro P2000 là GPU mới nhất thuộc dòng Quadro của Nvidia. Được thiết kế để thay thế Quadro M2200, P2000 có tới 1025 nhân CUDA và 4 GB GDDR5 VRAM trên bus 128 bit. Hiệu năng của nó nằm giữa M2200 và Quadro P3000 cũng như ngang ngửa với GeForce GTX 1050 Ti. Dĩ nhiên, Quadro P2000 được thiết kế tối ưu hơn cho các ứng dụng chuyên nghiệp.

Dell Precision 5530 chính là thiết bị đầu tiên được trang bị P2000. So sánh với kẻ bị thay thế Quadro M2200, P2000 có hiệu năng mạnh mẽ hơn từ 15-20%. Hiệu năng GPU tổng thể của Precision 5530 còn tốt hơn 5520 tới 60%. Giống như CPU, GPU chính là sự nâng cấp lớn so với thế hệ trước.

Điểm hiệu suất GPU bằng 3DMark 11

Khả năng chơi game

Dell Precision 5530 không được thiết kế dành riêng cho gaming, nhưng phần cứng cực kỳ mạnh mẽ vẫn cho phép máy xử lý những tựa game mới ở độ phân giải Full HD, mức đồ họa Medium. Hiệu năng gaming tương đương Quadro M2200, chỉ đứng sau GTX 1050 Ti. Máy không thể chơi game ở độ phân giải cao hơn Full HD.

Tiếng ồn, nhiệt độ

Tiếng ồn

Vì sử dụng cùng hệ thống tản nhiệt với 5520, nên tiếng ồn của máy cũng có trạng thái tương tự. Có nghĩa là quạt tản nhiệt của 5530 sẽ có 2 trạng thái, một là hoàn toàn im lặng, hai là chạy ở tốc độ tối đa. Khi nhàn rỗi, quạt của máy hoàn toàn không hoạt động. Tuy nhiên, khi tải ở mức trung bình, quạt nhanh chóng đạt tốc độ tối đa lên tới 46.5 dB(A). Trong khi các thiết bị dày hơn như ThinkPad P51 hoạt động êm ái hơn khá nhiều.

Nhiệt độ

  • Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 32.4 °C
  • Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 50 °C

Dù nhiệt độ trong linh kiện khá cao, nhưng lượng nhiệt tỏa ra thân máy được quản lý rất tốt. Khu vực tập trung nhiệt tương tự là phần giữa phía trên bàn phím khu vực phím số 6 và 7. Đây là điểm nóng duy nhất trên bàn phím, phần chiếu kê tay có độ ấm trung bình nhưng không hề gây khó chịu. Khe gió tản nhiệt nằm bên dưới bàn lề, luồng khí nóng được thổi trực tiếp bên dưới màn hình.

Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:

Loa ngoài

Đối với một thiết bị mỏng nhẹ như thế này, thì chất lượng âm thanh hoàn toàn ấn tượng. Âm trầm yếu, nhưng chất âm tổng thể tốt. Dải trung và dải cao được cân bằng, chất âm trong trẻo và rõ ràng ở mọi mức âm lượng. Chất lượng âm thanh tuy không xuất sắc như trên Macbook Pro, nhưng đủ cho trải nghiệm giải trí đa phương tiện.

Tuổi thọ pin

Một trong những điểm cải thiện lớn nhất so với thế hệ trước chính là thời lượng pin. Precision 5530 đạt 8 giờ 21 phút khi sử dụng wifi tiêu chuẩn, hoàn toàn đáp ứng được một ngày dài cơ bản với các tác vụ văn phòng. Nếu tải nặng liên tục, máy sẽ hết pin trong vòng gần 2 giờ.

Giá và địa chỉ bán

Kết luận

8.9 Total Score
Có sự cải thiện lớn

Precision 5530 chắc chắn là một trong những máy trạm di động tốt nhất hiện nay. Một số nhà sản xuất tập trung vào sức mạnh và bỏ qua thiết kế cũng như tính di động. Một số lại tập trung vào mặt thẩm mĩ, cố gắng làm thiết bị mỏng nhất có thể, dựa vào những chất liệu thành phần cao cấp. Precision 5530 là thiết bị tốt nhất cân bằng được hai yếu tốt trên. Nếu Dell có thể xử lý tốt được vấn đề throttling, thì chiếc 5540 tới đây sẽ là chiếc máy trạm hoàn hảo nhất

Thiết kế
9.8
Màn hình
8.6
Bàn phím
8.9
Tiếng ồn
9.3
Nhiệt độ
9.2
Hiệu năng
9.4
Pin
9.1
PROS
  • Chất lượng hoàn thiện cao
  • Màu sắc, tính thẩm mĩ cao
  • Hiệu năng tốt
  • CPU ổn định
  • GPU hiệu năng tốt
  • Bộ nhớ lưu trữ nhanh
  • Trackpad chính xác
  • Thunderbolt 3
  • Đầu đọc thẻ nhanh
  • Màn hình sáng, đẹp
  • Nhiệt độ được quản lý tốt
  • Thời lượng pin tốt
CONS
  • Bàn phím hơi nhỏ so với một số người
  • Hệ thống cổng kết nối trung bình
  • CPU nóng khi tải tối đa
  • Throttling
  • không có ECC RAM
  • Rất đắt
User Rating: Be the first one!

Dell đã cố gắng trong vòng 3 năm liên tục để thiết kế ra một máy trạm di động mỏng nhẹ hoàn hảo, và chiếc Precision 5530 là sản phẩm tốt nhất cho nỗ lực đó. Thiết bị đã được kỳ vọng từ rất lâu và thật thỏa mãn khi thấy một chiếc máy trạm tinh tế và nhỏ gọn như vậy.

Dell Precision 5530 không hẳn là không có điểm trừ. Khả năng điều chỉnh nhiệt vẫn là một vấn đề, dù nó không quá nghiêm trọng như trên 5520. Với việc các máy trạm thường được thiết kế để chạy tối đa trong một thời gian dài, thì giới hạn hiệu năng CPU khi tải và nhiệt độ cao khiến 5530 không thực sự hoàn hảo.

Phần còn lại của máy gần như tốt đến mức, nó làm lu mờ đi những điểm yếu. Màn hình tuyệt đẹp là một trong những sản phẩm tốt nhất mình từng thấy ngoài dòng MacBook Pro. Màn hình sáng, sắc nét và sống động, hình ảnh nổi lên trong mọi thứ thật đẹp. Khung máy được thiết kế ấn tượng, chất lượng hoàn thiện tuyệt vời. Rất ít laptop thông thường có thể đẹp được như vậy, các dòng máy trạm còn ít hơn rất nhiều.

Gửi bình luận & đánh giá

Để lại bình luận

Reviewed
Logo