Đánh giá Dell Precision 5520: Máy trạm chuyên nghiệp và sang trọng

Chuyên nghiệp – sang trọng là những từ ngắn gọn để mô tả về Dell Precision 5520. Dell đã gài gắm linh hồn của chiếc XPS 15 vào Precision 5520. Nhưng liệu một thiết bị cực kỳ mỏng nhẹ có thể đảm bảo được yêu cầu của một máy trạm di động hay không?

Dòng máy trạm Precision của Dell từ lâu đã đại diện cho đỉnh cao của hiệu năng và độ tin cậy trong môi trường chuyên nghiệp. Thời gian gần đây, thuật ngữ máy trạm còn được định nghĩa là những thiết bị nặng nề và cồng kềnh, được thiết kế với mục đích tập trung vào hiệu năng thay vì tính thẩm mĩ và sang trọng. Đến với xu thế của thị trường laptop doanh nhân, tất cả đã thay đổi lần đầu với M3800, là sự kết hợp giữa các tiện nghi, thiết kế với sức mạnh của máy trạm di động.

Tiếp theo, chúng ta có chiếc Dell Precision 5510, là phiên bản cao cấp và chuyên nghiệp hơn của dòng máy rất phổ biến XPS 15. Giống như XPS, Precision đạt được hiệu năng mạnh mẽ trong bộ khung mỏng và hấp dẫn. Trong khi XPS sẽ hấp dẫn người dùng đam mê công nghệ và game thủ, thì Precision hướng tới các kỹ sư và người dùng chuyên nghiệp. Vì vậy, điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 dòng máy là CPU và GPU. XPS thường sử dụng Intel Core i5/i7 và tùy chọn NVIDIA GeForce, trong khi Precision lựa chọn Xeon CPU và Nvidia Quadro GPU.

Dell Precision 5520

Ngoài những phần mềm độc quyền, thì đó là những đặc điểm chính để phân biệt giữa XPS và Precision. Dell Precision 5520 là phiên bản mới nhất của dòng máy này, với rất ít sự thay đổi về thiết kế cũng như hệ thống kết nối. Thiết bị thử nghiệm trong bài viết của mình bao gồm Intel Core Xeon E3-1505M v6 6 nhân, NVIDIA Quadro M1200 GPU, màn hình cảm ứng UHD, 512 GB PCIe SSD, 32 GB RAM. Mức giá cao ngất ngưởng, khoảng $2,867 cho cấu hình trên. Liệu Precision 5520 có thực sự xứng đáng với mức giá trên và thể hiện được hiệu năng vượt bậc?

Thông số kỹ thuật

Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc laptop Dell Precision 5520 UHD được sử trong bài đánh giá này:

CPUIntel Xeon E3-1505M v6
GPUNVIDIA Quadro M1200 - 4096 MB
RAM32 GB
Ổ cứngSamsung SM961 MZVKW512HMJP m.2 PCI-e, 512 GB
Màn hìnhIPS, 15.6 inch, tỷ lệ 16:9, 1920 x 1080 pixel 141 PPI.
Cổng kết nối2 USB 3.0 / 3.1 Gen1, 1 USB 3.1 Gen2, 1 Thunderbolt, 1 HDMI, cổng âm thanh 3.5 mm, đầu đọc thẻ SDXC
Kết nối không dâyIntel Dual Band Wireless-AC 8265 (a/b/g/n = Wi-Fi 4/ac = Wi-Fi 5), Bluetooth 4.2
Hệ điều hànhMicrosoft Windows 10 Pro 64 Bit
Pin97 Wh
Kích thước
(Cao x Rộng x Dài)
21 x 358 x 237 mm
Trọng lượng2.078 kg

Đánh giá laptop Dell Precision 5520 UHD

Thiết kế

Thiết kế của máy rất giống với XPS những năm gần đây, cũng như không có nhiều thay đổi so với thiết kế cơ bản. Mình xin nhấn mạnh rằng, đây không hề là một điều gì tệ hại cả. Bởi vì thiết kế của XPS/Precision 5000 gần đây đều được công nhận rộng rãi –  không chỉ về tính di động mà còn về chất lượng hoàn thiện của máy. Trên phương diện thẩm mĩ, Precision 5520 tiếp tục giữ được viền bezel siêu mỏng từ 5510. Chúng ta sẽ có một màn hình 15.6 inch được đặt trong bộ khung của những chiếc máy 14 inch. Trong lượng của máy thấp hơn tất cả các đối thủ cạnh tranh: Chỉ 2.078 kg, nhẹ hơn 500 grams so với ThinkPad P50 Workstation.

Độ ổn định của vỏ máy được đảm bảo tuyệt vời, nhờ thiết kế nhôm góc cạnh. Lực tác động trực tiếp vào thân máy rất khó gây hiện tượng cong vênh, ngay cả phần nắp màn hình (được làm bằng nhôm) cũng cứng cáp vượt mức dự đoán của mình. Đây không phải là thiết kế được đánh giá là cứng cáp nhất, nhưng nếu xét trên kích thước mỏng nhẹ như thế này, thì đây quả thật là một kiệt tác. Phần chân đế của máy, là một dải cao su rộng, đảm bảo bám chắc vào bề mặt bên dưới.

Dell Precision 5520

Bám vân tay là một trong những vấn đề nhỏ của sợi carbon trên bề mặt phím, chiếu kê tay. Nhưng các hoạt tiết phủ trên máy cũng giúp che đi phần nào. Bản lề ổn, hỗ trợ giữ màn hình chắc chắn. Dường như chỉ có sự dao động, hoặc rung rất nhỏ khi di chuyển máy hoặc soạn thảo rất mạnh. Bản lề cũng khá cứng nên bạn không thể mở máy bằng một tay.

Nhìn chung, Dell Precision 5520 vẫn được cho là một trong những máy trạm di động có thiết kế hấp dẫn nhất trên thị trường hiện nay.

Cổng kết nối

Hệ thống cổng kết nối của Dell Precision 5520 giống hệt trên chiếc 5510. Thiết bị hỗ trợ 2 cổng USB 3.0 cùng với 1 cổng Thunderbolt 3. Ngoài ra còn có chuẩn ra hình ảnh HDMI. So với một chiếc máy trạm, thì hệ thống cổng kết nối của máy là hơi ít. Nhưng vì đây là một thiết bị rất mỏng, nên chúng ta không thể đòi hỏi nhiều hơn được. Hơn nữa, các cổng vẫn được bố trí hợp lý để có thể sử dụng nhiều cổng mà không vị vướng dây.

Các cạnh của máy:

Dell Precision 5520

Cạnh trái: Cổng sạc, USB A, HDMI, Thunderbolt 3, cổng âm thanh

đánh giá Dell Precision 5520

Cạnh phải: SD, USB A, đèn báo pin

review laptop Dell Precision 5520

Cạnh trước

Cạnh sau

Khả năng bảo trì, nâng cấp

Việc sửa chữa trên chiếc Precision 5520 khá đơn giản, vì tất cả các ốc dùng trên máy đều là ốc Torx. Chúng ta có 12 con ốc đầu tiên cần tháo ra ở nắp dưới đầu tiên. Sau đó, sẽ có điểm để bạn tiếp cận và thay thế những thành phần khác như pin, RAN, WLAN adapter, M.2/NVMe SSD, quạt tản nhiệt.

Thiết bị đầu vào

Bàn phím

Bàn phím và touchpad của máy không có sự thay đổi so với thế hệ trước, đảm bảo được chất lượng tốt. Dù hành trình phím hơi ngắn, nhưng phản hồi phím tốt, tiếng kêu nhẹ nhàng và êm ái. Đèn nền bàn phím đẹp, hiển thị tốt trong môi trường thiếu ảnh sáng. Máy không có bàn phím số riêng như những laptop 15.6 inch khác.

Dell Precision 5520

Touchpad

Touchpad lớn, chất lượng tuyệt vời. Bề mặt kính mượt cho trải nghiệm di chuột thoải mái, các thao tác được thực hiện nhanh và chính xác. Nút chuột tích hợp cho trải nghiệm ổn, dù ít khi được chào đón trên các dòng máy trạm phổ biến.

Màn hình

Thông số chính

  • Công nghệ IPS
  • Kích thước: 15.6 inch
  • Độ phân giải: 1920×1080 pixel
  • Độ sáng tối đa: 393.6 cd/m², trung bình: 368 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 90%
  • Tỷ lệ tương phản: 776:1. Giá trị màu đen: 0.48 cd/m²
  • ΔE màu: 2.6
  • Phần trăm không gian màu: 99% sRGB và 63% AdobeRGB

Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn

Ngoài trời, khả năng hiển thị bị hạn chế khá nhiều vì màn hình có độ bóng cao. Bạn vẫn có thể sử dụng máy trong bóng râm nhờ độ sáng tốt và độ tương phản cao. Góc nhìn được đảm bảo hoàn hảo nhờ tấm nền IPS.

Khả năng hiển thị ngoài trời

Khả năng hiển thị qua các góc nhìn

Hiệu năng

Hiệu năng chính là phần cốt lõi nhất khi đánh giá một thiết bị máy trạm đi động. Dell cung cấp rất nhiều những tùy chọn về cấu hình trên chiếc Precision 5520. Về CPU, các tùy chọn có rất nhiều từ Intel Core i5-7300HQ cho đến Intel Core Xeon E3-1505M v6 (tất cả đều là bộ vi xử lý 4 nhân). Thiết bị thử nghiệm của mình sử dụng bộ vi xử lý Intel Core Xeon E3-1505M v6 – là bộ vi xử lý đắt nhất (đắt hơn i5 khoảng 400$). Thiết bị hỗ trợ 32 GB DDR4, bộ nhớ lưu trữ lên tới 1 TB M.2 PCIe NVMe SSD.

Hiệu năng CPU

Intel Xeon E3-1505M v6 là bộ vi xử lý 4 nhân dựa trên kiến trúc Kaby Lake 14 nm, có xung nhịp cơ bản 3.0 GHz, turbo lên tới 4.0 GHz (2 nhân: 3.8 GHz, 4 nhân: 3.6 GHz). Dell Precision 5520 là thiết bị đầu tiên được sử dụng bộ vi xử lý này, ít nhất là trên lý thuyết, hiệu năng của nó thực sự rất hứa hẹn.

Hiệu năng benchmark của CPU trên chiếc Precision 5520 có kết quả không thực sự nhất quán. Trong khi hiệu năng đơn nhân mạnh mẽ, vượt xa các đối thủ thì hiệu năng đa nhân lại không làm được điều như vậy. Nguyên nhân có thể do hiện tượng throttling khi quá nhiệt. Trong bài kiểm tra vòng lặp Cinebench R15, Nhiệt độ CPU tăng nhanh chóng lên 90 ºC, từ đó thiết bị phải giảm xung nhịp xuống xung quanh 3.0 GHz, thậm chí có những lúc xuống đến 2.6 GHz để tránh hiện tượng quá nhiệt. Điều đó có nghĩa rằng, trong quá trình sử dụng máy thực tế, bạn cũng sẽ gặp phải vấn đề tương tự với các tác vụ nặng. Hay đơn giản là máy không đủ khả năng duy trì hiệu năng đỉnh đủ lâu để chứng minh sự khác biệt về hiệu năng so với các bộ vi xử lý khác.

Hiệu năng CPU qua bài chấm điểm Cinebench R15

Hiệu suất chung của hệ thống

Các tác vụ hằng ngày nằm trong tầm tay của Dell Precision 5520, vì máy được thiết kế cho những công việc nặng nề hơn rất nhiều.

Hiệu suất chung qua bài chấm điểm bằng PCMark 10

Hiệu suất ổ cứng

Precision 5520 hỗ trợ bộ nhớ lưu trữ có các giá trị dung lượng khác nhau, lên tới 1 TB. Tốc độ, hiệu năng của SSD nhìn chung là rất tuyệt vời.

Tốc độ SSD

Hiệu suất GPU

Hiệu năng GPU cũng là một yếu tố cốt lõi của máy trạm di động. Mặc dù Precision 5520 không phải là ứng cử viên hàng đầu trong cuộc đua GPU, nhưng điểm số của nó hoàn toàn đáng nể với Nvidia Quadro M1200 so với điểm chuẩn GPU thông thường. Hiệu năng của thiết bị được đánh giá gần cao nhất trong số các đối thủ so sánh.

Điểm hiệu suất GPU bằng 3DMark 11

Khả năng chơi game

GPU của máy trạm không được thiết kế tối ưu cho việc gaming. Dù vậy, Precision 5520 vẫn có thể chơi game được. Đa số tất cả các tựa game hiện nay đều có thể chơi ở độ phân giải 1080p, mức đồ họa rất cao, nhưng vẫn không thể mạnh mẽ bằng những máy sử dụng GTX 1050.

Tiếng ồn, nhiệt độ

Tiếng ồn

Khi nhàn rỗi, tiếng ồn quạt tản nhiệt của máy có thể nghe thấy, nhưng không nhiều. Độ ồn đo được trung bình chỉ khoảng 32.1 dB(A). Khi dưới tải, quạt tản nhiệt bắt đầu tăng tốc độ nhanh chóng (nhanh hơn đa số các máy trạm hiện nay). Tiếng ồn đo được trung bình 41.3 dB(A) và cao nhất là 45.5 dB(A), không quá ồn, tương đương với các máy trạm hiện nay.

Nhiệt độ

  • Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 26.2 ºC
  • Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 51.6 ºC

Nhiệt độ của Dell Precision 5520 tăng lên nhá khanh khi dưới tải. Sự thay đổi nhiệt độ tập trung chủ yếu vào góc giữa bên trên của thiết bị. Khi tải nặng, nhiệt độ tối đa ở góc bên trên và dưới vào khoảng 51.6 ºC và 43.6 ºC. Những phần khác như chiếu kê tay, bàn phím vẫn khá mát nên không ảnh hưởng nhiều tới trải nghiệm sử dụng.

Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:

Loa ngoài

Dù máy và loa có kích thước khiêm tốn, loa ngoài của máy vẫn được đánh giá tốt hơn mức trung bình. Âm lượng tối đa lên tới 79.57 dB, dải âm trung và cao được cân bằng khá tốt. Hình thái âm thanh rõ ràng như vẫn thiếu âm trầm và máy cũng không được trang bị sub âm siêu trầm. Mình cũng không yêu cầu nhiều về chất lượng âm thanh, bởi bản chất máy trạm không phải để dành cho giải trí đa phương tiện.

Tuổi thọ pin

Thời lượng sử dụng pin không phải là điểm mạnh với một máy trạm di động. Đa số các tác vụ đều được thực hiện khi cắm nguồn để có thể phát huy được hết hiệu năng. Tuy nhiên, Dell Precision 5520 vẫn mang lại những điều ngạc nhiên. Thời lượng sử dụng wifi duyệt web đạt hơn 4h, cao hơn khá nhiều các máy trạm khác dù không thực sự nổi bật với ultrabook. Nếu bạn muốn một thời lượng pin tốt hơn, bạn có thể lựa chọn màn hình có độ phân giải thấp hơn.

Thời lượng sử dụng pin

Giá và địa chỉ bán

 

Kết luận

8.5 Total Score
Chuyên nghiệp - sang trọng

Một chiếc máy trạm di động có thiết kế hấp dẫn chắc chắn phải đánh đổi một số yếu tố. Với những khách hàng có nhu cầu, thì Dell Precision 5520 là một máy trạm di động có thiết kế hấp dẫn, hi sinh một chút hiệu năng để đổi lấy tính di động và tính thẩm mỹ cao

Thiết kế
9.8
Màn hình
8.6
Bàn phím
8.8
Tiếng ồn
9.3
Nhiệt độ
9.2
Hiệu năng
8.2
Pin
7.7
PROS
  • Thiết kế đẹp, tính di động cao
  • Màn hình sáng và đẹp
  • Hiệu năng mạnh mẽ
  • Hiệu năng GPU ổn định khi tải nặng
  • Tốc độ bộ nhớ lưu trữ cao
  • Bàn phím tuyệt vời
  • Dễ dàng sửa chữa và thay thế
  • RAM đa luồng
  • Thunderbolt 3
  • Đầu đọc thẻ tốc độ cao
CONS
  • Hiệu năng CPU throttling khi tải nặng liên tục
  • Nóng và ồn
  • Thường lượng pin trung bình
  • Rất đắt
User Rating: Be the first one!

Mặc dù không có nhiều sự thay đổi so với thiết kế cơ bản của Precision 5510, chiếc Dell Precision 5520 vẫn là một trong những máy trạm di động có thiết kế đẹp nhất hiện nay. Chuyển sang sử dụng CPU thế hệ Kaby Lake cho khá nhiều hệ quả, hiệu năng CPU bị giới hạn khi tải nặng liên tục, thiết bị không thể đạt được hiệu năng đa nhân tối đa để tránh quá nhiệt. Nhưng bộ nhớ lưu trữ NVMe được nâng cấp cùng GPU mới Nvidia Quadro M1200 thực sự mang lại làn gió hiệu năng mới.

Một số yếu tố sẽ phải được hi sinh để có một chiếc máy trạm có kích thước mỏng nhẹ. Chúng ta có một chiếc 5520 chỉ nặng hơn 2 kg một chút, kích thước tương đương máy có màn hình 14 inch. Bên cạnh hiệu năng CPU bị giới hạn, Precision còn khá ấm khi tải, thời lượng pin không quá vượt trội. Nhìn chung, giấc mơ về một thiết bị hoàn hảo Ultrabook/Workstation vẫn chưa thực sự hoàn thiện, nhưng Precision 5520 vẫn hấp dẫn nhờ tính di động và thiết kế thẩm mỹ.

Gửi bình luận & đánh giá

Để lại bình luận

Reviewed
Logo