Đánh giá Dell Precision 5530 2-in-1: Máy trạm 2-in-1 mỏng nhẹ

Dường như Kaby Lake-G chưa thực sự đủ ổn, Dell đã tiếp tục tiến xa hơn bằng cách thiết kế một máy trạm 2-in-1 được trang bị CPU Intel – AMD hiếm có. Kết quả chúng ta có Dell Precision 5530 2-in-1, một trong những máy trạm 2 in 1 mạnh mẽ nhất hiện nay dù có phải hi sinh một số tính năng kết nối phổ biến.

Có thể nói, Precision 5530 là một biến thể máy trạm của XPS 15 9560/9570, và Dell Precision 5530 2-in-1 là biến thể của XPS 15 9575. XPS 15 9575 được mệnh danh là “laptop 2-in-1 nhanh nhất thế giới”, và nó mang trong mình một số tính năng độc quyền không thể thấy trên các thiết bị khác như bàn phím MagLev, vật liệu cách nhiệt GORE, bộ vi xử lý Kaby Lake-G. Tất cả các đặc điểm trên đều được lên chiếc Precision 5530 2-in-1 để tạo thành một chiếc máy trạm độc nhất mà Dell gọi là “The world’s smallest convertible mobile workstation” (Tạm dịch là: Máy trạm di động 2-in-1 nhỏ nhất thế giới).

Có rất nhiều sự khác biệt giữ Precision 5530 2-in-1 và XPS 15 9575 ở cấu hình. Precision sử dụng bộ vi xử lý Core i7-8706G và GPU Radeon Pro WX Vega M GL không được thấy trên chiếc XPS 15. Trên thực tế, Precision 2-in-1 là thiết bị duy nhất sử dụng cấu hình như trên tại thời điểm bài viết.

Dell Precision 5530 2-in-1

Dù tên của máy là Precision 5530 2-in-1, nhưng thiết bị không chỉ đơn giản là Precision 5530 với bản lề 360°. Các thành phần khác nhau rất nhiều từ bên trong đến bên ngoài. Hiện tại khi mua máy, bạn sẽ được lựa chọn rất nhiều cấu hình từ Core i5-8305G hơạc i7-8706G, 8 GB hoặc 16 GB RAM DDR4, màn hình 1080p hoặc 4K cảm ứng với mức giá từ $1.700 đến $2.500. GPU Radeon Pro WX hiện có trên tất cả các cấu hình.

Thông số kỹ thuật

Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc laptop Dell Precision 5530 2-in-1 được sử trong bài đánh giá này:

CPUIntel Core i7-8706G
GPUAMD Radeon Pro WX Vega M GL - 4096 MB
RAM16 GB
Ổ cứngSK Hynix PC401 512GB M.2 (HFS512GD9TNG), 512 GB
Màn hìnhIPS, 15.6 inch, tỷ lệ 16:9, 3840 x 2160 pixel 282 PPI
Cổng kết nối4 USB 3.0 / 3.1 Gen1, 2 Thunderbolt, 1 Kensington Lock, Audio Connections: 3.5 mm combo, Card Reader: MicroSD, 1 Fingerprint Reader
Kết nối không dâyIntel Dual Band Wireless-AC 8265 (a/b/g/n = Wi-Fi 4/ac = Wi-Fi 5), Bluetooth 4.2
Hệ điều hànhMicrosoft Windows 10 Pro 64 Bit
Pin75 Wh
Kích thước
(Cao x Rộng x Dài)
16 x 354 x 235 mm
Trọng lượng2 kg

Đánh giá laptop Dell Precision 5530 2-in-1

Thiết kế

Precision 2-in-1 là một phần của phân khúc máy trạm di động mỏng nhẹ đang phát triển rất mạnh, đặt lên thách thức lớn cho dòng máy trạm truyền thống. Đối thủ cạnh tranh chính trong phân khúc này chính là MSI WS63VR và Lenovo ThinkPad P1, là những thiết bị thỏa mãn được những kết nối cơ bản liên quan tới máy trạm cũng như có thiết kế siêu mỏng hấp dẫn. Một cách ấn tượng, Dell lên kế hoạch đánh bại cả 2 đối thủ trên không chỉ bằng thiết kế mỏng hơn, nhẹ hơn mà còn sử dụng cả bản lề 360°.

Bộ khung của Dell Precision 5530 2-in-1 về mặt nào đó rất giống với XPS 15 9575 từ bàn phím cho đến tấm nền màn hình. Vì vậy, mình khuyên bạn nên tham khảo bài viết đánh giá XPS 15 9575 để có thêm thông tin về khung máy, bàn phím, loa và những chi tiết khác. Trong bài viết dưới đây, mình sẽ tập trung chủ yếu vào hiệu năng tới từ Core i7-8706G và WX Vega.

đánh giá Dell Precision 5530 2-in-1

Cổng kết nối

Người dùng sẽ chỉ có duy nhất 4 cổng USB C, ngoài ra không có gì khác. 2 cổng phía bên trái hỗ trợ Thunderbolt 3, phù hợp với rất nhiều các thiết bị ngoài. Nó có thể sạc cho hệ thống thông qua màn hình ngoài như chiếc Dell S2718D, nhưng tốc độ sạc chậm hơn rất nhiều so với bộ sạc của máy.

Các cạnh của máy:

đánh giá máy trạm Dell Precision 5530 2-in-1

Cạnh trái: USB C/Thunderbolt 3, microSD, đèn báo pin

đánh giá laptop Dell Precision 5530 2-in-1

Cạnh phải: USB C, cổng âm thanh 3.5 mm

Khả năng bảo trì, nâng cấp

Sửa chữa, bảo trì máy chỉ cần đơn giản là một chiếc tua vít Philips và một vật có cạnh sắc. Không như đa số các máy trạm, nhiều thành phần của máy không thể nâng cấp, trong đó có RAM.

Dell Precision 5530 2-in-1

Thiết bị đầu vào

Bàn phím và touchpad

Bạn có thể tham khảo bài đánh giá XPS 15 9575 để có thêm thông tin về bàn phím và trackpad. Bút cảm ứng Dell Premium Active WACOM cho trải nghiệm khá rắc rối. 2 nút phía bên cạnh quá mềm, hành trình nông, phản hồi phím tệ hơn rất nhiều so với bút của Surface Pro. Khi viết bằng bút không có vấn đề gì, nhưng khó có thể kê tay viết thoải mái vào phần 2 phím hông của bút.

Nút bên của bút có phản hồi khá xốp và nông

Đầu trên được đẩy lên để lộ khoang chứa pin

Màn hình

Thông số chính

  • Công nghệ IPS
  • Kích thước: 15.6 inch
  • Độ phân giải: 3840 x 2160 pixel
  • Độ sáng tối đa: 443.3 cd/m², trung bình: 397.9 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 72%
  • Tỷ lệ tương phản: 1231:1 . Giá trị màu đen: 0.35 cd/m²
  • ΔE màu: 3.29
  • Phần trăm không gian màu: 100% sRGB và 87.2% AdobeRGB

Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn

Hiệu năng

Một đặc điểm nhận dạng của Dell Precision 5530 2-in-1 chính là CPU Kabe Lake-G. Không giống như chiếc XPS 15 9575, thiết bị Precision 2-in-1 sử dụng Core i7-8706G hỗ trợ vPro trong khi XPS bị giới hạn cấu hình chỉ tới i5-8305G và i7-8705G. Tuy nhiên, cả 3 bộ vi xử lý trên đều bị giới hạn mức TDP là 65W, trong khi i7-8809G nhanh hơn và yêu cầu sử dụng bộ sạc 100W đi kèm.

GPU hiệu năng cao thường được dùng đã được chuyển từ Radeon RX Vega M GL thành Radeon Pro WX Vega M GL. Thông số chủ yếu giữa 2 GPU là giống nhau từ tốc độ xung nhịp, tốc độ bộ nhớ, bandwidth… Nếu so sánh, hiệu năng của nó ở mức tương đương với GeForce GTX 1050 Ti.

Khả năng hiển thị qua các góc nhìn

Hiệu năng CPU

Đây là bộ vi xử lý Kaby Lake G thứ 4 mình từng đánh giá sau i5-8305G, i7-8705G và i7-8809G. Trong khi i5-8305G và i7-8705G cho hiệu năng khá thất vọng, thì i7-8706G trên thiết bị Precision 2-in-1 nhanh hơn đáng kể tới 10% so với i5-8705G theo CineBench R15. Các kết quả thử nghiệm cho thấy sức mạnh khá ấn tượng, i7-8706G mạnh hơn một chút so với i7-7700HQ. Bộ vi xử lý Coffee Lake Xeon E-2176M trên chiếc Dell Precision 5530 nhanh hơn rõ rệt tới 45%.

Bài thử nghiệm hiệu năng đa nhân duy trì trên CineBench R15 cho chỉ số hiệu năng duy trì qua thời gian rất tốt. Trong vòng đầu tiêu, hiệu năng của máy đạt 781 điểm, trước khi duy trì ở mức 750 điểm. Có nghĩa là hiệu năng của máy chỉ giảm khoảng 4% khi hoạt động liên tục.

Hiệu năng CPU qua bài chấm điểm Cinebench R15

Hiệu suất chung của hệ thống

PCMark 10 xếp chiếc Dell Precision 5530 2-in-1 vào nhóm 10% những thiết bị mạnh mẽ nhất cùng với ThinkPad X1 Extreme và XPS 15 9575. PCMark 8 cũng thể hiện thiết bị của chúng ta phải xếp sau tới 15 máy trạm hiện nay.

Dell cung cấp một tính năng gọi là DPO (Tối ưu thông minh dựa theo ứng dụng) cho các máy trạm có thể học được hành vi với từng ứng dụng. Để từ đó đưa ra mức hiệu năng tối ưu với từng ứng dụng cụ thể. Nói một cách khác, thiết bị sẽ tự động chỉnh cài đặt của hệ thống và phần cứng để tối đa hóa hiệu năng cần thiết cho từng ứng dụng hay tác vụ hay sử dụng.

Hiệu suất chung qua bài chấm điểm bằng PCMark 10

Hiệu suất ổ cứng

Chỉ có một khe lưu trữ M.2 với dung lượng tùy chọn từ 128 GB SATA tới 2 TB NVMe SSD. Bộ nhớ lưu trữ 512 GB SK trên thiết bị này cùng loại với SSD trên XPS 15 9575 và hiệu năng tổng thể là tương đương nhau. Bạn có thể tưởng tượng rằng bộ vi xử lý này nhanh hơn Toshiba XG5 và chậm hơn một chút so với Samsung PM981. Những thiết bị máy trạm di động lớn hơn như HP ZBook hoặc Precision 7000 có nhiều khe cắm bộ nhớ hơn để nâng cao dung lượng máy.

Tốc độ SSD

Hiệu suất GPU

Hiệu năng GPU đạt mức tương đương với hiệu năng của Radeon RX Vega M GL trên chiếc XPS 15 9575. Sức mạnh của nó tương đương với GTX 1050 Ti trên ThinkPad X1 Extreme.

Khi so sánh với GPU Quadro, Radeon Pro WX Vega M GL nhanh hơn khoảng 9% so với P2000 trên Precision 5530 và chậm hơn 23% so với Quadro P3000 trên MSI WS63VR

Điểm hiệu suất GPU bằng 3DMark 11

Khả năng chơi game

Thiết bị hoàn toàn có thể chơi những tựa game nặng đòi hỏi cấu hình cao với Radeon Pro WX Vega M GL nhưng vẫn không thực sự hoàn hảo. Nó vẫn tồn tại một số lỗi nhỏ. Ví dụ, Final Fantasy 15 không nhận được GPU Radeon và chuyển sang sử dụng UHD Graphic 630 hay Assassin’s Creed Odyssey thường có cảnh báo không hỗ trợ driver.

Những tựa game nhẹ nhàng hơn như LoL, PUBG, Fornite hoạt động ổn định hơn rất nhiều. Bạn nên tránh sử dụng độ phân giải lớn hơn 1080p vì yếu tố hạn chế băng thông.

Tiếng ồn, nhiệt độ

Tiếng ồn

Tiếng ổn của máy tương tự phiên bản Precision 5530 mặc dù có rất nhiều sự khác biệt phần cứng bên trong. 2 quạt tản nhiệt hoàn toàn im lặng khi nhàn rỗi và sẽ bắt đầu tăng tốc khi tải nhẹ. Không may là thiết bị không hề mất quá nhiều thời gian để đẩy mức tiếng ồn lên tới 40 dB(A) hoặc cao hơn. Nhìn chung, khi chơi game hoặc làm các tác vụ nặng, thì vẫn cần một thiết bị lớn hơn với hệ thống tản nhiệt tối ưu hơn.

Nhiệt độ

  • Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 33.2 °C
  • Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 48.6 °C

Không như HP Spectre x360 15, Dell Precision 5530 hay Lenovo ThinkPad X1 Extreme, nhiệt độ bề mặt của Dell Precision 5530 2-in-1 không được cân đối. Bản đồ nhiệt cho thấy nửa bên trái của máy bao giờ cũng ấm hơn bên phải từ 10 đến 16%. Phần chiếu kê tay vẫn tương đối mát, nhiệt độ bề mặt ít nhiều cũng đồng đều khi tải thấp hoặc xử lý văn bản.

Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:

Loa ngoài

Chất lượng âm thanh từ bộ loa kép 1W có thể chấp nhận được, nhưng khá thiếu âm trầm và dải âm không được tuyến tính. Các âm tần số thấp được tái tạo kém, treble bị khá nặng. Âm lượng tối đa đủ để lấp đầy một phòng vừa và nhỏ, nhưng cũng làm rung nhẹ phần kê tay.

Tuổi thọ pin

Thời lượng sử dụng pin tương đương với XPS 15 9575 một cách bất ngờ. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng máy tới hơn 7h với Wifi mà không cần sạc. Ở một khía cạnh khác, máy chỉ có thể hoạt động khoảng 70 phút dưới công suất tối đa.

Thời lượng sử dụng pin

Kết luận

8.3 Total Score
Máy trạm 2-in-1

Precision 5530 2-in-1 là chiếc máy trạm cân bằng rất tốt giữa hiệu năng và tính di động. Tuy nhiên, nếu bạn yêu cầu cao về cổng kết nối và tính dễ sử dụng, thì Precision 7720 truyền thống sẽ có những tùy chọn nhanh hơn và mạnh hơn

Thiết kế
9.7
Màn hình
8.6
Bàn phím
8.5
Tiếng ồn
9.7
Nhiệt độ
9.3
Hiệu năng
8.8
Pin
8.9
PROS
  • Hỗ trợ tối ưu hiệu năng thông minh
  • Màn hình sáng, chất lượng cao
  • Có USB Type C, bút WACOM
  • Hiệu năng CPU và GPU cực mạnh mẽ
  • Độ bao phủ màu rất cao
  • Mỏng nhẹ, tính di động
  • Bàn phím MagLev độc quyền
  • Thunderbolt 3
CONS
  • Tốc độ phản hồi màn hình thấp
  • Hiệu năng giảm khi dùng pin
  • Thiếu nhiều kết nối truyền thống của máy trạm
  • Bút cảm ứng có phím khá tệ
  • Chỉ có một khe bộ nhớ lưu trữ
  • Tiếng ồn quạt tản nhiệt lớn
  • Không thể nâng cấp RAM
  • Không có RAM ECC
  • Không có WAN hoặc 4G LTE
User Rating: Be the first one!

Nếu bạn là một người thích sử dụng máy trạm truyền thống, cần GPU mạnh mẽ, hệ thống cổng kết nối đầy đủ, bộ nhớ ECC, Smart Card hay đơn giản là nhiều bộ nhớ lưu trữ hơn, tích hợp E-Port, dễ dàng nâng cấp và sửa chữa thì Dell Precision 5530 2-in-1 không dành cho bạn.

Ngược lại, những ai thường xuyên sử dụng máy khi di chuyển và thích thú với màn hình 360 ° thì chiếc Precision 5530 2-in-1 rất tuyệt vời. Cả CPU và GPU đều đạt được sự cân bằng cao về hiệu năng, màn hình IGZO có độ sáng cao, khả năng tái tạo màu sắc chính xác. Đây là một máy trạm di động mạnh mẽ mặc dù có tính di động cao và hình thức rất mỏng nhẹ.

Những người dùng nào cần tìm một máy trạm di động những lại hứng thú với màn hình cảm ứng hay chế độ tablet có thể xem xét Precision 5530 hoặc MSI WS63VR như sự lựa chọn thay thế. Bộ khung của MSI không được chắc chắn như Dell, nhưng được trang bị GPU mạnh mẽ hơn là Quadro P3000 và P4000 Max Q.

Gửi bình luận & đánh giá

Để lại bình luận

Reviewed
Logo