Lenovo Yoga C630 WOS – một chiếc laptop lai tablet sử dụng bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 850 Mobile Compute Platform. Bộ vi xử lý hứa hẹn mang tới cho chúng ta thời lượng pin dài, khả năng kết nối liên tục, online liên tục cùng hiệu năng nhanh nhẹn. Tất cả nằm trong một thiết kế siêu nhẹ, khả năng làm mát thụ động. Chúng ta cùng xem liệu Yoga C630 có thực sự như lời đồn không nhé.
Laptop siêu di động ngày nay không phải quá mới mẻ. Chúng ta có rất nhiều mẫu mã thể thao mỏng như tờ giấy, trọng lượng khoảng trên dưới 1.36 kg. Ngày nay, những thiết bị này còn được trang bị hệ thống làm mát thụ động, hoạt động trong im lặng. Nhờ trang bị hệ thống vi xử lý của Qualcomm, những thiết bị siêu di động có khả năng hoạt động bền bỉ trong một thời gian dài, thậm chí đủ mạnh để so sánh với những bộ vi xử lý tới từ Intel.
Yoga C630 WOS của Lenovo là một trong những mẫu mới nhất của dòng laptop siêu di động này. Vỏ máy được làm bằng nhôm, cứng cáp nhưng vẫn thanh thoát nhờ không cần sử dụng quạt tản nhiệt. Tất cả nhờ sử dụng bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 850 SoC, bộ vi xử lý nào còn cho thời lượng pin khủng khiếp (chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn ở phần sau).
Thông số kỹ thuật
Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc laptop Lenovo Yoga C630 (Snapdragon) được sử trong bài đánh giá này:
CPU | Qualcomm Snapdragon 850 |
GPU | Qualcomm Adreno 630 |
RAM | 8 GB |
Ổ cứng | 128 GB UFS 2.1 Samsung |
Màn hình | IPS, 13.3 inch, tỷ lệ 16:9 1920 x 1080 pixel, 166 PPI |
Cổng kết nối | 2 USB 3.0 / 3.1 Gen1, cổng âm thanh |
Kết nối không dây | Qualcomm Wi-Fi B/G/N/AC (2x2) (b/g/n = Wi-Fi 4/ac = Wi-Fi 5), LTE |
Hệ điều hành | Microsoft Windows 10 Pro 32 Bit |
Pin | 60 Wh |
Kích thước (Cao x Rộng x Dài) | 13 x 307 x 216 mm |
Trọng lượng | 1.204 kg |
Đánh giá laptop Lenovo Yoga C630 (Snapdragon)
Thiết kế
Lenovo Yoga C630 được làm từ chất liệu nhôm và magie, bề mặt trơn sạch sẽ, kiểu dáng nhỏ gọn cho bề ngoài rất chuyên nghiệp và cuốn hút. Trọng lượng chỉ khoảng 1.204 kg, C630 chỉ dày 8 mm – một trong những thiết bị mỏng nhất hiện nay. Phần thân máy được phủ một lớp sơn mềm mịn giúp tăng cảm giác bám cũng như giảm đi sự lạnh lẽo của bề mặt kim loại.
Mặc dù rất nhỏ gọn, C630 vẫn cho cảm giác ổn định và chắc chắn, đặc biệt là khi đặt trên bề mặt phẳng cứng. Một phần nhờ lớp đệm cao su dài trải rộng theo bề mặt dưới của máy. Thân máy có khả năng chống xoắn vặn ở mức độ vừa phải, màn hình được bảo vệ tốt, không ảnh hưởng tới hình ảnh hiển thị khi tác động lực lên nắp màn hình. Bản lề của máy được điều chỉnh chắc chắn, giữ màn hình ổn định, không có sự dao động trong quá trình sử dụng. Góc mở tối đa của màn hình lên tới 360º độ, chuyển C630 về chế độ tablet một cách nhanh chóng và hoàn hảo. Kết hợp với Lenovo Active Pen mang tới trải nghiệm sử dụng thú vị.
Cổng kết nối
Để có được thiết kế siêu mỏng như vậy, Lenovo Yoga C630 phải hi sinh hệ thống cổng kết nối. C630 chỉ có tất cả 1 cổng âm thanh, nanoSIM và 2 cổng USC C gen 1. Một trong số đó có hỗ trợ chuyển đổi AC cho khả năng sạc pin thuận tiện phía bên cạnh trái. Cổng USB C bên cạnh phải có thể sử dụng làm đầu ra hình ảnh qua DisplayPort.
Các cạnh của máy:
Khả năng bảo trì, nâng cấp
Phần nắp dưới được cố định bằng 9 ốc vis Torx và một số lẫy nhựa khá cứng đầu ở xung quanh – thực ra cũng không quá quan trọng. Khi mở được nắp sau, bạn sẽ thấy một viên pin rất to, bảng mạch nhỏ, loa… Bộ nhớ lưu trữ, bộ nhớ RAM đều được hàn vào bảng mạch và không thể thay thế, máy cũng không hề có quạt để bạn vệ sinh luôn.
Thiết bị đầu vào
Bàn phím
Sự chuyên nghiệp của Lenovo trên thiết bị đầu vào, đặc biệt là bàn phím được thể hiện rõ trên Yoga C630. Bàn phím có kích thuớc đầy đủ, bề mặt phím lớn hơn một chút so với bình thường, bề mặt phím nhẵn, thoải mái khi soạn thảo. Các ký tự được in rõ ràng, nổi bật nhờ màu chữ trắng trên nền xám đen. Điểm lực của từng phím nhất quán trên cả bàn phím. Hành trình phím ngắn, nhưng vẫn có thể cảm nhận được lực phản hồi của phím, vì vậy chỉ cần một thời gian ngắn là bạn đã có thể làm quen được rồi. Âm thanh khi gõ khá êm ái, phù hợp với môi trường văn phòng, lớp học. Nhìn chung, bàn phím của C630 không quá vượt trội như ThinkPad, nhưng đây vẫn là một bàn phím rất tốt.
Touchpad
TouchPad lớn kích thước 105 x 69 mm sử dụng trình điều khiển Microsoft Precision. Tốc độ phản hồi rất nhanh, chính xác, không có độ trễ. Hệ thống khá thông minh, khi mình gõ phím mà có lỡ để lòng bàn tay chạm vào touchpad cũng không xảy ra vấn đề gì khó chịu.
Màn hình
Thông số chính
- Công nghệ IPS
- Kích thước: 13.3 inch
- Độ phân giải: 1920×1080 pixel
- Độ sáng tối đa: 303 cd/m², trung bình: 288.1 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 90%
- Tỷ lệ tương phản: 1782:1. Giá trị màu đen: 0.17 cd/m²
- ΔE màu: 6.93
Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn
Màn hình có động bóng cao, dẫn tới khả năng hiển thị ngoài trời bị hạn chế. Sử dụng trong bóng râm thì ổn hơn rất nhiều. Góc nhìn của máy tuyệt vời, rộng, không hề có hiện tượng bị biến dạng màu hay mất độ sáng.
Hiệu năng
Lenovo Yoga C630 WOS là thiết bị thứ 2 trên thị trường sử dụng bộ vi xử lý Snapdragon 850 của Qualcomm (đầu tiên là Galaxy Book 2 của Samsung). Qualcomm đang tham vọng giành được thị phần từ Intel bằng nền tảng kiến trúc ARM cực kỳ hiệu quả (được hỗ trợ bởi quy trình 10 nm thế hệ 2 từ Samsung). Chế độ chờ cho phép thiết bị vào trạng thái ngủ, khi mà các kết nối vẫn được duy trì, máy sẽ hoạt động ngay lập thức khi bạn mở màn hình hoặc ấn nút nguồn. Yoga C630 sẽ là người bạn đồng hành thuận tiện cho sinh viên hay những ai cần phải di chuyển nhiều, sẽ không còn sự khó chịu khi phải bật tắt máy liên tục.
Hiệu năng CPU
Snapdragon 850 là bộ vi xử lý 8 nhân có tốc độ xung nhịp lên tới 2.96 GHz trên nền tảng 64 bit. Qualcomm cam kết Snapdragon 850 cung cấp thời lượng pin tăng 25% và tốc độ xử lý nhanh hơn 30% so với thế hệ Snapdragon 835 trước, chưa kể mức tiêu thụ điện năng trong chế độ chờ cũng giảm đi khoảng 4-5 lần. Đây là một lợi thế rất lớn vì rõ ràng Snapdragon 850 không phải là bộ vi xử lý nhanh nhất khi so sánh với Intel.
Lần này, chúng ta sẽ bỏ qua hệ thống các bài test. Vì nền tảng kiến trúc khác nhau, C630 sử dụng ARM nên một số bài test không hoạt động. Duy chỉ có Geekbench 4 là có thể thực hiện được. Mình có thể nghiệm nhanh việc chạy video 4K 60 FPS cho thấy khả năng tăng tốc phần cứng ổn và phù hợp. Video được trình chiếu mượt mà, không có độ trễ.
Hiệu suất chung của hệ thống
Trong bài kiểm tra PCMark, điểm hiệu năng của C630 khá thấp, chỉ bằng khoảng 1/3 so với các đối thủ của mình. Một phần của sự chênh lệch này cũng là do tốc độ của bộ nhớ lưu trữ. Tuy nhiên, về trải nghiệm sử dụng, mình nhận thấy với những ứng dụng được tối ưu hóa cho nền tảng ARM như Microsoft Office, Edge… hay điều hướng chung trong Windows, tốc độ xử lý của máy khá tốt và nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu sử dụng các ứng dụng bên thứ 3 như Creative Suite của Adobe thì lại tương đối chậm.
Hiệu suất GPU
Đi cùng với Snapdragon 850 Mobile Compute Platform là GPU Qualcomm Adreno 630. Qualcomm cam kết GPU mới này có hiệu năng tăng khoảng 30% so với thế hệ trước. Hiệu năng đo được qua các bài kiểm tra một lần nữa thấp hơn nền tảng tới từ Intel. Nhưng có một điểm sáng, trong bài 3DMark Fire Strike, C630 đạt 812 điểm, chỉ thấp hơn khoảng 23% và 25% so với HP Spectre 13 x360 và Dell XPS 13. Một số ứng dụng đánh giá khác không thực hiện được vì không tương thích nền tảng.
Nhìn chung, hiệu năng GPU có được cải thiện so với thế hệ trước, nhưng cũng không mang lại quá nhiều lợi ích ngoài tăng tốc ứng dụng, duyệt web hoặc chỉnh sửa hình ảnh đơn giản.
Hiệu suất ổ cứng
Lenovo Yoga C630 sử dụng eUFS mới nhất từ Samsung để làm bộ nhớ lưu trữ. Universal Flash Storage nằm đâu đó giữa eMMC và SSD về mặt hiệu năng. Đây cũng là bộ nhớ UFS nhanh nhất trên thị trường hiện nay. Bộ nhớ của C630 không thể thay thế, bạn cũng không có khe cắm thẻ SD ngoài cách sử dụng SSD gắn ngoài. Hiệu năng bộ nhớ lưu trữ đủ để sử dụng hằng ngày, nhưng chắc chắn sẽ hạn chế trên các ứng dụng nặng.
Khả năng chơi game
Lenovo Yoga C630 thực sự không phù hợp để chơi game. Đầu tiên, GPU của máy không phải quá mạnh mẽ. Tiếp theo, rất ít game hiện nay hỗ trợ nền tảng ARM 64 bit.
Tiếng ồn, nhiệt độ
Tiếng ồn
Yoga C630 sử dụng hệ thống làm mát thụ động (không có quạt). Vì thế máy hoàn toàn im lặng trong quá trình sử dụng, không hề có bất cứ tiếng ồn nào.
Nhiệt độ
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 28 độ C
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 36 độ C
Như đã nói từ trước, Yoga C630 sử dụng hệ thống tản nhiệt thụ động. Cách tiếp cận này có thể sẽ ảnh hưởng tới nhiệt độ bề mặt của máy. Mình cũng khá bất ngờ khi thiết bị vẫn giữ được độ mát hợp lý khi tải nặng. Bạn có thể sử dụng máy ở trên đùi ở bất kỳ hoàn cảnh nào.
Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:
Loa ngoài
Loa của Yoga C630 không hề tệ. Mức âm lượng khá, đo được 78.88 dB. Âm thanh bị lạc trên toàn bộ phổ âm. Nhìn chung bạn nên sử dụng tai nghe để có trải nghiệm âm tốt hơn.
Tuổi thọ pin
Qualcomm và Lenovo hứa hẹn thời gian sử dụng pin dài tới từ Yoga C630. Trong thử nghiệm wifi tiêu chuẩn, thiết bị hoạt động liên tục được gần 12 giờ, dài hơn gần như mọi máy khác trong phân khúc so sánh.
Kết luận
Lenovo Yoga C630 là bước tiến mới của Windows trên nền tảng ARM. Mặc dù đây là một lựa chọn thực tế, nhưng nó không được báo trước một số ảnh hưởng như tính tương tích với các ứng dụng. Đối với những ứng dụng được tối ưu hóa cho ARM, thiết bị hoạt động khá nhanh, nhưng phần lớn còn lại thì chậm hơn đáng kể so với đối thủ tới từ Intel.
Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy được rất nhiều điểm sáng. Như thời lượng sử dụng pin khá dài, chế độ chờ như điện thoại. Hay hệ thống làm mát thụ động sẽ tránh được các yếu tố hỏng hóc cơ học.
Hiện nay, các mẫu Ultrabook sử dụng bộ vi xử lý Intel vẫn đang đứng đầu về hiệu năng. Biết đâu một ngày nào đó, khi các ứng dụng hỗ trợ nền tảng ARM phổ biến hơn, thì cục diện sẽ thay đổi.