Cách Chọn Mua Tã, Bỉm Tốt Nhất Cho Bé Các Mẹ Nên Biết

Bạn có biết trung bình mỗi ngày bé sẽ đi tiểu từ 10-15 lần/ngày và đại tiện 2-4 lần/ngày cho tới khi được 6 tháng tuổi. Do vậy việc chọn mua bỉm hay tã cho bé là vô cùng quan trọng để giúp bé sạch sẽ, thoải mái và tiện lợi cho bố mẹ. Dạo qua thị trường bỉm tã, bạn sẽ choáng ngợp vì sự đa dạng và phong phú về chủng loại. Chọn bỉm quần, bỉm dán? Tã giấy hay tã vải? Bỉm dùng một lần thân thiện với môi trường, có khả năng phân hủy sinh học, không tẩy bằng clo? Bỉm có chất chỉ thị màu? Vậy cách chọn mua tã bỉm như thế nào đây?

Hãy đọc bài viết dưới đây để có thể chọn mua được loại bỉm tốt nhất cho bé và trở thành những ông bố bà mẹ bỉm sữa đích thực.

Lời khuyên trước khi chọn mua bỉm, tã

Thử sử dụng nhiều thương hiệu trước khi tìm được loại bỉm, tã yêu thích. Khi mới bắt đầu sử dụng bỉm cho bé, bạn không nên mua quá nhiều bỉm cùng kích cỡ của một hãng. Khi mua bịch số lượng lớn bạn sẽ được giá rẻ hơn, tuy nhiên có thể nó sẽ không mang lại sự thoải mái cho em bé hoặc bé lớn nhanh hơn so với kích cỡ của bỉm. Đừng ngại thử nghiệm, bạn sẽ tìm thấy một thương hiệu yêu thích sớm thôi!

Một khi bạn biết những gì bạn cần mua, bạn có thể mua bịch số lượng lớn với giá rẻ hơn khi mua lẻ để dùng. Bạn nên tham khảo giá của nhiều nơi bán khác nhau để tìm được mức giá phải chăng nhất.

Đừng chuyển sang kích thước bỉm tiếp theo quá nhanh. Chọn bỉm nhỏ nhất bé có thể mặc thoải mái sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền trong thời gian dài vì bỉm lớn hơn có giá cao hơn. Ngoài ra, một chiếc bỉm quá rộng có thể làm chất thải của bé bị rò rỉ.

Mỗi thương hiệu có kích cỡ bỉm khác nhau.  Bỉm cỡ 1 của thương hiệu này có thể phù hợp với bé nặng từ 2kg – 6kg, trong khi cỡ 1 của thương hiệu khác phù hợp với bé từ 3,5kg – 8kg. Phạm vi trọng lượng của một thương hiệu thường chồng chéo lên nhau. Ví dụ: Kích cỡ 2 phù hợp cho trẻ nặng từ 5,5kg tới 8kg, trong khi cỡ 3 phù hợp cho trẻ từ 7kg tới 12,5kg…

Với tã vải, loại vải bạn chọn là vấn đề sở thích cá nhân. Đây có thể là một biện pháp tiết kiệm tiền đáng kể, nhưng đừng làm nô lệ cho việc giặt giũ. Mua đủ để bạn không phải giặt tã thường xuyên hơn hai đến ba ngày một lần.

Nếu bạn chọn tã vải, bạn sẽ cần 20 đến 30 chiếc để bắt đầu và từ 6 đến 10 chiếc vỏ chống thấm nước.

Một số cha mẹ nghĩ rằng con cái của họ ít bị phát ban hơn khi dùng tã vải. Laura Jana, một bác sĩ nhi khoa và phát ngôn viên của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, nói rằng không có sự khác biệt lớn về tần suất phát ban khi dùng tã vải so với tã dùng một lần.

Cách chọn mua tã bỉm

Các loại tã bỉm cho bé

Bỉm dùng một lần

Bỉm dùng một lần có phần thấm hút là miếng đệm thường chứa các tinh thể hóa học có thể hấp thụ chất lỏng lên tới 800 lần trọng lượng của chúng và giữ nó chất lỏng ở dạng gel. Điều đó giúp giữ chất lỏng tránh xa làn da của bé. Theo các nhà sản xuất, thời gian em bé phải thay bỉm dùng một lần lâu hơn so với dùng tã vải mà không gây khó chịu cho bé. Hầu hết các loại bỉm dùng một lần có thể hấp thụ nhiều chất lỏng hơn lượng nước tiểu em bé thải ra trong một lần. Tất nhiên, bạn có thể sẽ thấy sự khác biệt giữa các thương hiệu về độ vừa vặn, độ thấm hút và kiểm soát rò rỉ chất thải. Trong những năm gần đây, bỉm dùng một lần dần trở nên mỏng hơn, đây chính là sự cải thiện nhằm tạo ra ít chất thải hơn cho các bãi chôn lấp rác thải.

Bỉm thường có kích thước theo cân nặng của em bé, bắt đầu bằng preemie và newborn (tùy thuộc vào thương hiệu) và các kích cỡ tăng dần từ 1 đến 7, đôi khi là 8. Một số nhãn hàng chia ra các mức độ nhỏ, trung bình, lớn và cực lớn kèm theo phạm vi trọng lượng được in trên bao bì. Một số cửa hàng và nhãn hiệu “thân thiện với môi trường” được đánh dấu đơn giản hơn với các mức: nhỏ, trung bình, lớn và cực lớn và phạm vi trọng lượng được liệt kê trên bao bì.

Một số loại bỉm thân thiện với môi trường, không sử dụng clo để làm bỉm có màu trắng hay không có hương liệu, không chứa latex và không chứa lotion gốc dầu mỏ.

Khi kích thước của bỉm tăng lên, thì mức giá cũng tăng lên theo!

Có nhiều loại bỉm khác nhau để xem xét. Bỉm dùng ban đêm được quảng cáo là có khả năng hấp thụ nhiều hơn. Chẳng hạn, một chiếc bỉm Huggies Overnights cho biết con bạn sẽ nhận được “12 giờ bảo vệ”,  trong khi bỉm Pampers Extra Protection quảng cáo có thể giữ cho bé “khô qua đêm”.

Đồ lót dùng một lần

Đồ lót dùng một lần được thiết kế để dùng cho trẻ lớn hơn vào ban đêm nếu chúng đi tiểu trong khi ngủ. Ví dụ, đồ lót Goodnites được sản xuất với các phiên bản khác nhau dành cho bé trai và bé gái từ 4 tuổi trở lên. Pampers tạo ra một sản phẩm tương tự có tên UnderJams (được bán trên thị trường dưới dạng bỉm cỡ 8).

Pull-Ups (bỉm quần)

Khi con bạn bắt đầu tập bò, bạn có thể bắt đầu cho bé mặc bỉm quần, đó là những chiếc bỉm trông giống như đồ lót thông thường. Một số được thiết kế để cho trẻ cảm thấy sự thay đổi ngay khi nó bị ướt một chút, vì vậy bé có thể học được khi nào cần đi vệ sinh. Bỉm Huggies Pull-Ups with Cool Alert có “lớp lót ướt” tạo cảm giác mát mẻ sau khi trẻ đi tiểu; công ty cũng sản xuất bỉm loại Learning Design, có các vạch chỉ thị màu để nhận biết khi bỉm ướt.

Pampers Easy Ups Trainers có lớp lót “Feel ‘n Learn” cho phép trẻ em cảm thấy một chút ẩm ướt ngay lập tức, vì vậy chúng biết rằng đã đến lúc đi vào nhà vệ sinh. Nhiều loại tã hiện được thiết kế cho bé gái hoặc bé trai với miếng thấm hút được đặt ở vị trí tốt nhất tùy theo giới tính.

Cách chọn mua tã bỉm

Tã vải

Nếu như trước đây, có loại tã vải chéo truyền thống thì theo thời gian, các loại tã vải với thiết kế cải tiến hơn để có thể đáp ứng được những yêu cầu sử dụng ngày càng khắt khe hơn của con người. Một số loại tã vải hiện đại ngày nay có thể kể tên như Pocket, AIO… đang được rất nhiều các mẹ lựa chọn.

Tã vải sẽ có cấu tạo gồm 2 phần chính là vỏ tã và miếng lót tã.

Tã vải thường được làm từ các loại vải thấm nước: Cotton fleece, terry, flannel (tương tự như chất liệu được sử dụng trong tấm flannel và đồ ngủ, nhưng dày hơn) và sợi cây gai, len hoặc các chất liệu khác. Flannel là chất liệu mềm mại nhất đối với da và có khả hấp thụ tốt nhất.

Vải cotton hữu cơ và tã thân thiện với môi trường được làm từ sợi tre có sẵn khá phổ biến, nhưng bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho chúng so với bông không hữu cơ.

Nhiều bậc cha mẹ trích dẫn mối quan tâm về môi trường khi họ chọn tã vải, vì một đứa trẻ có thể thải ra hàng ngàn tã giấy dùng một lần vào bãi rác. Tất nhiên, sử dụng tã vải có thể giặt cũng làm tăng số lượng nước thải.

Một số tã vải có miếng lót tã bạn có thể giặt và tái sử dụng, một số loại khác bạn có thể vứt bỏ miếng lót này.

Bạn có thể cần phải giặt tã cotton và tre hữu cơ nhiều lần để tăng cường khả năng thấm hút trước khi bé mặc, vì vậy hãy kiểm tra hướng dẫn chăm sóc. Có năm loại tã vải để lựa chọn. Với ba loại tã đầu tiên, bạn sẽ cần sử dụng quần chống thấm nước.

Ngoài ra, thiết kế vỏ tã vải còn có 2 dãy cúc bấm với chức năng là để điều chỉnh độ rộng của size bụng cũng như chiều dài của bỉm. Bởi vậy mà tã vải không có nhiều size giống như tã giấy. Mẹ sẽ không phải sắm quá nhiều size bỉm, tã cho bé. Mà mẹ sẽ chỉ cần mua vài chiếc tã vải là đã có thể sử dụng cho bé trong suốt mấy năm rồi.

Thường thì miếng lót của tã vải sẽ được thiết kế tách rời hoàn toàn so với vỏ tã để việc giặt sạch tã được đơn giản, dễ dàng hơn. Phía hai đầu của miếng lót thường được thiết kế thêm 2 cúc để có thể cố định việc liên kết giữa miếng lót và vỏ tã. Miếng lót tã vải thường được thiết kế bằng Microfiber, than tre hoạt tính hay xơ tre tự nhiên… Chất liệu sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất tuy nhiên thì chúng vẫn sẽ phải đảm bảo khả năng thấm hút của miếng lót cũng như khả năng chống vi khuẩn của bỉm vải.

Ngoài việc thuận tiện trong việc giặt giũ, vệ sinh thì việc thiết kế tách rời 2 bộ phận này của tã vải còn tiện lợi trong việc thay mới khi một trong hai bộ phận này bị hỏng. Trên thị trường hiện nay thì cả 2 bộ phận này đều được bán rời.

Tã vải All-in-One (tã vải ban đêm)

Tã vải tất cả trong một – All-in-One (còn được gọi là “AIO”). Đây là loại tã dễ sử dụng nhất, nó là một biến thể của bỉm quần, trong đó tã được khâu vào vỏ chống thấm bên ngoài. Chúng thuận tiện cho việc thay tã nhanh chóng khi đang di chuyển, bên trong có thêm một chiếc tã, có thể hoạt động tốt qua đêm. Nhưng chúng cồng kềnh và dày, vì vậy chúng có thể cần nhiều thời gian hơn để khô sau khi giặt. Thay vì mua kích thước lớn hơn khi em bé của bạn lớn lên, bạn chỉ cần bảo đảm nắp phía trước trên các nắp bên ngoài khi em bé của bạn lớn hơn.

Tã vải pocket (tã vải ban ngày)

Tã vải pocket chính là tã thiết kế lót rời quần (dùng cả ngày và đêm) để mẹ linh động dùng lót vải hoặc lót giấy cho bé đều được.
Nếu đem tã vải so sánh với tã giấy thì ưu điểm đầu tiên mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là việc tiết kiệm chi phí bỉm tã. Tã vải sau khi đã được sử dụng cho bé, mẹ hoàn toàn có thể giặt sạch và sử dụng cho lần sau. Vừa tiết kiệm lại rất thân thiện với môi trường. Cũng chính bởi vậy mà tã vải thường có tuổi thọ từ vài tháng tới vài năm tùy chất lượng tã vải.

  • Về chất liệu: Chất liệu làm tã vải thường là những chất liệu mềm mại, thoáng khí. Tã rất thông thoáng giúp hạn chế đến mức tối đa tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ.
  • Kích cỡ tã: Tã vải được thiết kế với kích cỡ vô cùng thông minh phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau của bé.
  • Về chất lượng sản phẩm: Hiện trên thị trường có rất nhiều các thương hiệu bỉm, tã giấy kém chất lượng, sử dụng hóa chất để đảm bảo khả năng thấm hút của bỉm. Tuy nhiên thì việc này dễ khiến da bé bị kích ứng. Nếu như dùng bỉm vải cho bé thì mẹ hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề này, bởi tất cả các loại tã vải đều không có sử dụng hóa chất.

Tính năng, đặc điểm

Tã vải rất dễ sử dụng, nhưng một số cha mẹ thấy chúng không thuận tiện hơn bỉm dùng một lần vì chúng phải được giặt. Khi mua một trong hai loại, hãy tìm các đặc điểm như độ vừa vặn, sự thoải mái và khả năng thấm hút.

Băng dán giữ bỉm

Các kiểu băng dán của bỉm khác nhau giữa các thương hiệu. Hầu hết bây giờ đều có băng dán và khóa Velcro, không giống như băng dán thông thường, băng dán kiểu Velcro không mất khả năng dính khi chúng tiếp xúc với kem hoặc bột trẻ em hoặc khi bạn điều chỉnh.

Đường viền vừa vặn

Nhiều thương hiệu tã có thun quanh eo và chân để giúp chống rò rỉ.

Lotion

Một số loại tã dùng một lần có các loại lotion gốc dầu mỏ và một số loại có mùi thơm nhẹ.
Lotion có tác dụng bôi trơn da và bảo vệ vùng đáy chậu của bé. Ilona J. Frieden, MD, giám đốc khoa da liễu nhi khoa tại Đại học California, Bệnh viện Nhi đồng San Francisco, cho biết: “Các loại lotion có thể hữu ích, nhưng bất kỳ chất nào được thêm vào có thể khiến cho một số trẻ bị kích ứng, dị ứng”.
Frieden nói rằng hương thơm không phải là thứ cha mẹ cần tránh, nhưng tã thơm “chắc chắn là không cần thiết”.

Có lưng thun

Tã có lưng thun mềm sẽ giúp tã dễ dàng vừa vặn với cơ thể bé, ngăn chặn rò rỉ. Bạn có thể tìm thấy đặc điểm này ở tã dùng một lần và kiểu tã all-in-one.

Lõi siêu thấm

Theo lý thuyết bình thường, lớp thấm hút này sẽ gồm những lớp bông dày để khi chất lỏng tràn xuống, nó sẽ thấm hút hết. Tuy nhiên khi bé đi tiểu nhiều lần, chất lỏng thường dày và thấm ngược lên trên vào da bé. Do đó ngày nay, hầu hết các hãng sản xuất bỉm đều sử dụng một loại hạt polymer thấm hút gọi là Super Absorbent Polymer (SAP) để ngâm và giữ chất lỏng ở trong. Đó cũng là lý do khi thay bỉm, mẹ sẽ thấy bỉm dày lên và khi sờ sẽ cảm nhận được các hạt sạn mềm.

Chỉ báo độ ẩm

Một số loại tã có các vạch chỉ thị màu giúp bạn nhân biết đươc khi nào cần thay tã cho bé.

Tã cutout cho trẻ sơ sinh

Một số thương hiệu có loại tã cutout cho trẻ sơ sinh, tã này có đặc điểm là mặt trước cong hoặc cắt bỏ một phần để tránh kích thích vùng rốn vẫn chưa lành của bé. Nếu không có loại tã này bạn chỉ cần gấp một mép trước của một chiếc tã thông thường xuống cho đến khi khu vực này hoàn toàn lành lại.

Thời trang và phong cách

Bé trai có khuynh hướng ướt ở vị trí phía trước của tã, vì thế ta cần chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước. Bé gái thường bị ướt ở vị trí giữa hoặc về phía sau của tã khi nằm xuống. Vì thế nếu chọn bỉm, bạn nên chọn loại có thiết kế độ dày tập trung vào vị trí trẻ có thể tiểu nhiều nhất hoặc có thể chọn loại quần có đường diềm để ta lót thêm tã vải vào bên trong.

Ngoài khác nhau ở vị trí lớp lót phụ thêm, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều tã dành riêng cho bé trai hay bé gái. Một số nhà sản xuất cung cấp các ký tự hoạt hình hoặc các mẫu được in trên tã hướng đến giới tính này hoặc giới tính khác.

Bạn đọc đến đây mà vẫn đang phân vân không biết không nên mua loại tã, bỉm nào cho bé? Nếu vậy hãy tham khảo danh sách những sản phẩm tã, bỉm cho bé bán chạy nhất hiện nay cùng với cụ thể và địa chỉ bán uy tín

Tã vải hay tã giấy?

Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc sử dụng tã vải hay tã giấy dùng một lần. Một số người ủng hộ tã vải có suy nghĩ rằng em bé của họ ít bị hăm và tập ngồi bô thành công sớm hơn. Còn những người ủng hộ tã giấy suy nghĩ rằng em bé của họ ít bị hăm hơn vì các hạt siêu thấm hút trong tã giấy giúp bé khô thoáng hơn, trung hòa độ pH kiềm của nước tiểu, giảm nguy cơ hăm tã.

Những người ủng hộ tã giấy chỉ ra tã giấy tiện lợi hơn tã vải đặc biệt là khi bận rộn công việc hay khi thay tã cho bé chỉ cần bỏ vào thùng rác, không mất thời gian công sức cho việc giặt tã, phơi khô. Bên cạnh đó mẹ có thể mua tã giấy ở bất kì siêu thị, cửa hàng tạp hóa ven đường nào mà không cần phải khăn khói mang theo khi đưa bé đi chơi cùng gia đình.

Ngoài sự tiện lợi, tã giấy còn thấp hút tốt hơn tã vải rất nhiều lần (có thể thấm hút được 5 – 6 lần bé tè)
Tuy nhiên tã giấy có những nhược điểm như: Nếu dùng tã giấy rẻ tiền, chất lượng chưa đạt thì không được thoáng mát cho bé, tã giấy còn không thân thiện với môi trường vì khó phân hủy. Đi kèm với sự tiện dụng thì bên cạnh đó sử dụng tã giấy còn tương đối tốn kém, nếu sử dụng tã giấy loại tốt và bé mặc tã thường xuyên thì mẹ sẽ phải chi khá nhiều tiền mỗi tháng.

Tã vải có nhiều kiểu dáng rất bắt mắt, có thiết kế tương tự như tã giấy nhưng lợi thế dễ thấy nhất của tã vải hiện đại là tiết kiệm hơn hẳn vì sau khi dùng có thể giặt sạch và mặc lại nhiều lần. Tuy vậy, khả năng thấm hút của tã vải không tốt như tã giấy, lại không có tính năng chống thấm ngược nên mỗi lần bé tè đều phải thay tã, mẹ lại còn phải giặt và phơi nên mẹ cần chuẩn bị cho bé số lượng tã tương đối nhiều, nhất là vào mùa mưa.

Nếu bạn không chắc chắn nên sử dụng loại tã nào, bạn có thể thử cả hai loại.

Trên đây là những chia sẻ của mình về cách chọn mua bỉm, tã tốt nhất cho bé. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết này có ích với bạn. Chúc bạn chọn mua được một loại tã, bỉm phù hợp với nhu cầu sử dụng và sở thích của bé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Gửi bình luận & đánh giá

Để lại bình luận

Reviewed
Logo