Đánh giá Oppo F3: Chuyên gia selfie giá bình dân của Oppo!

Sau thành công của điện thoại 2 camera selfie F3 Plus, Oppo tiếp tục cho ra mắt Oppo F3. Nhưng có vẻ như về thiết kế lẫn cấu hình F3 có vẻ giống với F1s 2017 hơn.

Oppo F3 có màn hình 5,5 inch nhỏ gọn với cùng độ phân giải 1080p. Thêm vào đó việc chuyển sang chipset Mediatek MT6750T kém mạnh hơn ảnh hưởng đến hiệu suất của nó. Camera chính 13 MP cũng bị giảm nhẹ, quay video được giới hạn ở mức 1080p và có pin 3.200mAh nhỏ hơn.

Vậy bạn thực sự có thể mong đợi điều gì từ Oppo F3, hãy đọc bài đánh giá dưới đây của Reviewed để tìm câu trả lời nhé!

Thông số kĩ thuật

Bộ xử lý (CPU)Mediatek MT6750T (28 nm)
Bộ xử lý đồ họa (GPU)Mali-T860MP2
RAM4GB
ROM64GB
Thẻ nhớHỗ trợ lên tới 256GB
Dùng khay riêng
Số Sim2 sim Nano
Màn hìnhCông nghệ: IPS LCD
Kích thước: 5.5 inches, 83.4 cm2
Tỷ lệ: 16:9
Độ phân giải: 1080 x 1920 pixels, 401ppi
Kết nốiMicroUSB 2.0, USB On-The-Go
Cảm biến vân tay
Cổng tai nghe 3.5 mm
Bluetooth 4.1, A2DP, LE
Cảm biếnCảm biến vân tay ở mặt trước
Cảm biến gia tốc kế
Cảm biến tiệm cận, la bàn
MạngWi-Fi 802.11 a/b/g/n, Wi-Fi Direct, hotspot
PinLithium-polymer 3200 mAh
Máy ảnhCamera sau gồm 1 ống kính 13 MP, f/2.2, 1/3", 1.12µm, PDAF
Camera trước gồm 2 ống kính
- 16 MP, f/2.0, 1/3.1"
- 8 MP, f/2.4
Chống nướcKhông
Kích thước153.3 x 75.2 x 7.3 mm
Trọng lượng153 g

Đánh giá chi tiết

Thiết kế

Gần đây, Oppo đã không thực sự thay đổi thiết kế cho dòng “F”. Mọi thứ đã được nhất quán kể từ khi F1 Plus ra đời với thiết kế bo tròn ở các góc.

đánh giá oppo f3

Oppo F3 Plus đã thể hiện thêm một chút sáng tạo với thiết kế ăng-ten “sáu dây” ở mặt sau nhưng F3 chỉ có 2 dây ăng ten tách biệt tấm kim loại và phần nhựa. Camera 16MP hơi lồi lên một chút do vậy máy bị kênh khi đặt nằm trên bàn.

đánh giá oppo f3

Viền trên của màn hình không chỉ chứa một mà là hai camera selfie giống với F3 Plus. Ở phần cằm, F3 có phím Home dạng cảm ứng tích hợp cảm biến vân tay một chạm nhanh và nhạy đến tuyệt vời. Bên cạnh phím Home là hai phím điều hướng Back và Đa nhiệm có đèn nền để dễ định vị phím khi sử dụng

Viền trên của màn hình không chỉ chứa một mà là hai camera selfie giống với F3 Plus. Ở phần cằm, F3 có phím Home dạng cảm ứng tích hợp cảm biến vân tay một chạm nhanh và nhạy đến tuyệt vời. Bên cạnh phím Home là hai phím điều hướng Back và Đa nhiệm có đèn nền để dễ định vị phím khi sử dụng

Tuy có tỉ lệ màn hình trên thân máy là 72,4%, kém ấn tượng hơn 75,1% của F3 Plus. Nhưng F3 với các viền mỏng, kích thước hợp lý 153,3 x 75,2 x 7,3mm cùng màn hình 5.5 inch cho phép sử dụng một tay dễ dàng hơn màn hình 6 inch của F3 Plus. Do chất liệu của máy chỉ là khung nhựa cùng một tấm nhôm ở phía mặt lưng để tạo vẻ sang trọng, thêm vào đó là màn hình nhỏ gọn và viên pin 3200mAh, F3 mang lại cảm giác cầm khá nhẹ tay với trọng lượng 153 gram.

Các cạnh của máy:

oppo f3

Cạnh trên của F3 Plus khá gọn mắt, chỉ chứa một micrô khử tiếng ồn.

oppo f3

Mặt khác, cạnh dưới chứa khá nhiều chi tiết. Có microphone và cổng microUSB 2.0, hai bên là giắc cắm tai nghe 3,5 mm và loa. Đáng buồn thay, F3 không được trang bị cổng USB Type-C hoặc USB 3.0 và cũng không hỗ trợ chế độ sạc nhanh VOOC.

oppo f3

Cạnh phải là nơi chứa nút nguồn, khay SIM và thẻ nhớ. Thật may mắn vì các khay cắm là riêng biệt nên bạn không phải đánh đổi giữa chế độ 2 SIM và sử dụng thẻ nhớ ngoài.

oppo f3

Cạnh trái: Nút điều chỉnh âm lượng

Nhìn chung, Oppo F3 có thiết kế khá nhạt nhẽo, khi nhìn từ xa nó có thể bị nhầm lẫn đối với một số smartphone khác. Tuy nhiên, độ hoàn thiện là tuyệt vời và cảm giác cầm của máy là đáng khen ngợi, các phím bấm vật lý cũng mang lại cảm giác rất chắc chắn. Đây không phải là một chiếc điện thoại nổi bật, nhưng nó được sản xuất rất tốt và điều này mình nghĩ là đủ cho hầu hết mọi người dùng.

Phần mềm

Giống như người anh em lớn hơn của mình, Oppo F3 chạy ColorOS 3.0, dựa trên Android 6.0 Marshmallow.

Color OS không phải là hệ điều hành cồng kềnh, nhưng nó cũng không phải là “Android thuần túy”. Nó được cài sẵn các ứng dụng mạng xã hội, trình chỉnh sửa tài liệu và một vài ứng dụng nhỏ. Ngay cả Chrome cũng không đơn độc, máy có một ứng dụng do Opera cung cấp là trình duyệt web mặc định.

Những tùy chỉnh ColorOS ở bên trong cài đặt làm cho nó khác xa so với trải nghiệm tiêu chuẩn trên phiên bản Android gốc do Google phát triển. Như ở thị trường Việt Nam, OPPO F3 vẫn đi kèm với bộ ứng dụng Google, điều này dẫn đến việc có một số ứng dụng sẽ bị trùng lặp tính năng với ứng dụng do Oppo tự phát triển.

Giao diện người dùng là sự kết hợp quen thuộc của Android và iOS. Không có ngăn kéo ứng dụng trên trình khởi chạy mặc định. Thay vào đó, mọi ứng dụng bạn cài đặt sẽ được đưa lên màn hình chính.

Màn hình khóa có trình chiếu hình ảnh liên tục thay đổi. Bạn có thể thay đổi ảnh tùy theo ý thích của mình.

Về tốc độ cảm biến vân tay, F3 đã làm tốt hơn người anh em của mình, cảm biến linh hoạt và đáng tin cậy. Bạn cũng có thể cài đặt bảo mật bằng dấu vân tay cho các tập tin riêng lẻ hoặc toàn bộ ứng dụng trong máy.

Một số hình ảnh về giao diện của máy:

Máy ảnh

Camera sau

Thay vì camera 16MP xuất sắc của Sony IMX398, camera sau của Oppo F3 có độ phân giải 13MP do Samsung sản xuất, khẩu độ f/2.2, hỗ trợ lấy nét theo pha và có một đèn flash trợ sáng. Mình đánh giá cao Sony IMX398 vì tự động lấy nét Dual Pixel chính xác hơn, do đó việc thay đổi cảm biến là một sự xuống cấp không chỉ ở độ phân giải. Máy ảnh hiện có ống kính tối hơn đáng kể – f/2.2 so với f/1.7 trong F3 Plus. Ngoài ra camera chính thiếu OIS và đèn flash hai tông màu – những thứ có sẵn trên F3 Plus.

Ở chế độ Chuyên nghiệp, bạn có thể điều chỉnh tất cả các cài đặt trên camera chính (chế độ này không có trên camera selfie) và tốc độ màn trập tối đa tới 16 giây (chủ yếu để chụp trong điều kiện ánh sáng rất yếu). Ngoài ra, người dùng có thể chọn chế độ chụp ảnh “siêu HD” để tạo ra tấm ảnh độ phân giải 36MP bằng cách ghép từ nhiều ảnh.

Chế độ chuyên nghiệp

Chế độ GIF và Double Exposure dễ sử dụng hơn. Chế độ GIF tạo ra một tệp hoạt hình có độ phân giải thấp, FPS thấp, có ưu điểm là dễ chia sẻ. Double Exposure là một thủ thuật chụp ảnh kết hợp hai bức ảnh thành một. Chế độ Time lapse cũng có sẵn, cứ sau 3 giây lại chụp một khung hình và xuất chúng thành video 1080p.

Về chất lượng hình ảnh, Oppo F3 cho ra những bức ảnh chất lượng tốt. Tuy nhiên màu sắc không mấy đặc sắc, đôi khi hơi mờ nhạt và dải tần nhạy sáng không rộng. Nhưng nhìn chung, những bức ảnh do Oppo F3 chụp là khá phù hợp trong phạm vi tầm giá.

Chế độ HDR có cài đặt Auto, nhưng nó không hoạt động thường xuyên như mong muốn. Việc xử lý ảnh HDR rất thoải mái, mình cảm thấy rất hài lòng về chất lượng bức ảnh.

HDR off

HDR on

Ở chế độ chụp toàn cảnh, F3 cho ra những bức ảnh có độ phân giải cao (cao khoảng 2.500px), mức độ chi tiết tương đương với các bức ảnh thông thường.

Ảnh chụp bằng chế độ toàn cảnh

Camera trước

Oppo F3 có 2 camera trước giống hệt F3 Plus, một chiếc có độ phân giải 16MP khẩu f/2.0, góc chụp thông thường. Chiếc còn lại có độ phân giải 8MP độ khẩu f/2.4, góc rộng 120 độ để chụp ảnh tự sướng nhóm hoặc chụp tự sướng thu được nhiều khung cảnh phía sau hơn. Chi tiết trên mỗi pixel là tương tự giữa 2 cảm biến và chất lượng khá tốt.

Ảnh tự sướng với cảm biến 8MP góc rộng

Ảnh tự sướng với cảm biến 16MP

2 camera đều lấy nét cố định và dường như có sự khác biệt một chút giữa các cảm biến 8MP và 16MP, nhưng không có gì đáng kể. Trong điều kiện ánh sáng yếu, ảnh thiếu chi tiết đúng như dự đoán. Có thể nói, danh hiệu “Chuyên gia selfie” đòi hỏi nhiều hơn một chút. Một đèn flash phía trước sẽ là một bổ sung tuyệt vời cho tổ hợp camera này.

Ảnh tự sướng bằng cảm biến 8MP trong điều kiện thiếu sáng

Ảnh tự sướng bằng cảm biến 16MP trong điều kiện thiếu sáng

Sự xuất hiện của camera thứ hai cũng cho phép F3 tạo ra các các ảnh tự sướng xoá phông. Nhưng lưu ý là chế độ xoá phông chỉ hoạt động với camera góc hẹp (camera 16MP). Khả năng xóa phông chưa ấn tượng, đôi lúc xóa nhầm vào tóc hoặc thân người.

Máy cũng có một chế độ Làm đẹp chuyên dụng, nhưng mình không thấy nó quá ấn tượng. Có hai mức cường độ để điều chỉnh. Một là để làm mịn da, xóa đi các nhược điểm, nhưng hoạt động khá lúng túng. Sau đó, có một thanh điều chỉnh chế độ Rosy. Vấn đề duy nhất là má bạn không phải là thứ duy nhất có màu hồng. Trong thực tế, toàn bộ bức ảnh được xử lý bộ lọc màu đỏ.

Ảnh tự sướng với chế độ Rosy mức tối đa

Quay video

Camera chính quay video với chất lượng 1080p, trong khi F3 Plus có khả năng quay 4K.

Màn hình

Với kích thước 5.5 inch cùng tấm nền IPS, độ phân giải 1080 x 1920 pixel, màn hình của máy có mật độ điểm ảnh khoảng 401ppi, rất tuyệt vời và sắc nét, dễ chịu khi nhìn bằng mắt thường. Mặt khác, độ sáng là trung bình khá, thậm chí là kém một chút so với màn hình LCD. Độ sáng tối đa đo được là 449 nits.

Bù lại, màu sắc hiển thị có phần hơi rực và sai lệch nhẹ ở các tone màu nóng như đỏ, tím … khi so với màn IPS khác. Có lẽ Oppo đã tinh chỉnh màn hình để làm thích mắt các bạn nữ khi selfie hơn.

Mức độ dễ đọc của màn hình dưới ánh sáng mặt trời gây nhiều thất vọng. Tuy nhiên, Oppo có thể được an ủi rằng đối thủ V5 của Vivo còn tệ hơn về khả năng này.

Màn hình sử dụng kính cường lực Gorilla Glass 5 để bảo vệ chống trầy xước. Nhà sản xuất này cũng dán sẵn tấm dán bảo vệ màn hình từ khi xuất xưởng nên người dùng không cần dán thêm miếng dán ngoài nữa.

Hiệu năng

Chiếc Oppo F3 có RAM 4GB và bộ nhớ trong 64GB giống chiếc F1s 2017. Vi xử lý của F3 là bản Mediatek MT6750T, chỉ khác vi xử lý MT6750 trên chiếc F1s ở khả năng hỗ trợ màn hình độ phân giải Full-HD. Thực sự không thể yêu cầu nhiều hơn ở Mediatek MT6750T. Với cụm hiệu năng gồm bốn lõi Cortex-A53, chỉ có tốc độ lên tới 1,5 GHz và GPU Mali-T860MP2, nó có nguồn lực khá hạn chế để làm việc.

Vì F3 Plus từ chối chạy GeekBench 4, trong khi đó GeekBench 3 thì có vẻ không liên quan nên đây là cách so sánh F3 và F3 Plus. Kết quả cho thấy, khi chạy đa lõi hay đơn lõi, F3 đều thua cách biệt F3 Plus.

Để có cái nhìn rộng hơn, mình cũng đã so sánh Oppo F3 với một số thiết bị khác, kết quả như sau:

Về hiệu năng đồ họa, F3 giảm so với F3 Plus. Mali-T860MP2 không thể theo kịp Adreno 510. Đây không phải là card đồ họa mạnh mẽ, nhưng ít nhất nó mang lại trải nghiệm mượt mà trong các game chuyên sâu về đồ họa (miễn là cài đặt chất lượng đồ họa xuống một chút). Đối với Mali-T860MP2, nó thực sự không thể chạy trơn tru với bất cứ game nào ngoại trừ các tựa game thông thường. Tốc độ khung hình thường xuống thấp trong các game nặng đồ họa như Asphalt 8.

Kết luận: Mediatek MT6750T hoạt động kém trong cả nhiệm vụ CPU và GPU.

Tuổi thọ pin

Được trang bị pin không thể tháo rời 3.200mAh, Oppo F3 không thực sự nổi bật trong khía cạnh tuổi thọ pin.

F3 có thể trụ được 68 giờ trong bài kiểm tra pin tiêu chuẩn, kết quả khá tốt và đáp ứng mong đợi. Người anh em F3 Plus có thời lượng pin trong 79 giờ khi tiến hành cùng bài kiểm tra, nhưng với pin dung lượng 4.000mAh.

Dưới đây là thời lượng pin của máy theo đánh giá của GSMArena:

Giá và địa chỉ bán

So sánh với các đối thủ

Đối thủ đầu tiên không thể không kể đến là R9, có giá tương đương F3 Plus, trong khi có khả năng cung cấp một bộ tính năng hấp dẫn hơn. Màn hình AMOLED sáng, 4GB RAM và 64GB dung lượng lưu trữ, cùng với camera chính 16MP tuyệt vời. Và trên hết, có một chipset Snapdragon 625 14nm hiệu suất cao, có khả năng quay video 4K.

Vivo V5 Plus có một điểm khác biệt về camera selfie kép, nó mang đến khả năng lấy nét chọn lọc (và tự động lấy nét), mặc dù không có ảnh selfie góc rộng. Máy được trang bị tấm nền IPS 5,5 inch, FullHD (khá tương tự với F3), nhưng sử dụng chipset Snapdragon 625.

Nếu bạn rất quan tâm đến tính năng chụp ảnh selfie, nhưng bạn không nhất thiết cần tới hai camera trước, bạn cũng có thể xem xét Sony Xperia XA Ultra. Camera trước OIS 16MP, f/2.0, 1/2.6″ với tự động lấy nét và đèn flash LED thực sự có thể khiến bạn hài lòng. XA1 Ultra mới hơn cung cấp phần cứng tổng thể thậm chí còn tốt hơn, tuy nhiên nó cũng đắt hơn F3.

Lenovo P2 nằm trong tầm giá 6-7 triệu và mang lại giá trị tốt với chipset Snapdragon 625 và màn hình FullHD AMOLED 5,5 inch. Huawei Honor 6X, Nokia 6 và Lenovo K6 Note là một số lựa chọn khác đáng lưu tâm.

Samsung Galaxy J7 (2016) đi kèm với màn hình 5,5 inch độ phân giải 720p. Điều đó khiến màn hình không sắc nét, nhưng nó có lợi thế của tấm nền Super AMOLED.

Kết luận

Bạn là một tín đồ của chụp ảnh tự sướng và bạn đang tìm kiếm một chiếc điện thoại thông minh có mức giá bình dân có thể giúp bạn thỏa mãn “cơn nghiện” thì Oppo F3 sinh ra để dành cho bạn!

Gửi bình luận & đánh giá

Để lại bình luận

Reviewed
Logo