Đánh giá laptop Lenovo Thinkpad P52: Máy trạm mạnh mẽ, bền bỉ

Hướng tới giá trị truyền thống. Bất chấp những sự quan tâm từ giới truyền thông, dư luận tới những chiếc máy trạm dạng Ultrabook sành điệu như Dell XPS 15. Dòng máy trạm truyền thống như Lenovo ThinkPad P52 vẫn chính là xương sống vững chắc trên thị trường máy trạm hiện nay. Vậy thì phiên bản mới này tới từ Lenovo có những điểm gì tốt, các bạn hãy cùng mình tìm hiểu qua bài đánh giá dưới đây nhé.

Cách đây 3 năm, Lenovo giới thiệu dòng laptop máy trạm mới P-Series mang trong mình thiết kế và cảm hứng tổng hòa giữa dòng W và dòng T. Những thế hệ đầu tiên gồm có ThinkPad P50 và ThinkPad P70, cả 2 đều là những bước nhảy vọt lớn khi so sánh với ThinkPad W541. Sau tất cả thì đây cũng là lần đầu tiên kể từ chiếc ThinkPad W701 mà những chiếc máy trạm có được thiết kế độc đáo và toàn diện như vậy.

Hiện nay, Lenovo đã cho ra mắt thế hệ thứ 3 của dòng P-series với kích thước màn hình nhỏ hơn 15.6 inch và cấu hình vừa phải mang lại mức giá cạnh tranh mà chúng ta có trong bài đánh giá hôm nay. Cụ thể hơn, phiên bản mà mình sử dụng trong bài viết có cấu hình như sau: Intel Core i7-8750H, Nvidia Quadro P1000, 8GB RAM, 512 SSD, màn hình FHD.

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ThinkPad P52 chính là Dell Precision 7530 và HP ZBook 15G5.

Thông số kỹ thuật

Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc laptop Lenovo ThinkPad P52 20MAS03N00 được sử trong bài đánh giá này:

CPUIntel Core i7-8750H
GPUNVIDIA Quadro P1000 - 4096 MB
RAM8192 MB
Ổ cứngSamsung SSD PM981 MZVLB512HAJQ, 512 GB
Màn hìnhIPS, 15.6 inch, tỷ lệ 16: 9
Độ phân giải 1920 x 1080 pixel 141 PPI
Cổng kết nối3 USB 3.0 / 3.1 Gen1, 2 USB 3.1 Gen2, 2 Thunderbolt, 1 HDMI, 3 DisplayPort, 1 Kensington Lock, Audio Connections: audio combo, Card Reader: 4-in-1 SD, 1 SmartCard, 1 Fingerprint Reader, NFC
Kết nối không dâyIntel Wireless-AC 9560 (a/b/g/n = Wi-Fi 4/ac = Wi-Fi 5), Bluetooth 5.0
Hệ điều hànhMicrosoft Windows 10 Pro 64 Bit
Pin96 Wh
Kích thước
(Cao x Rộng x Dài)
29.4 x 377.4 x 252.3
Trọng lượng2.591 kg

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad P52 – 20MAS03N00

Thiết kế

Trong khi P50 là sự thay đổi thiết kế hoàn toàn, Thinkpad P51 đơn giản chỉ là sự nâng cấp về cấu hình. Thì chiếc P52 không hẳn là thay đổi thiết kế hoàn chỉnh mà chỉ có thể coi là một sự cải tiến nhẹ so với thế hệ trước.

Lối thiết kế chung của chiếc P50 vẫn còn đang rất thịnh hành. Và nhìn qua thì bạn cũng có thể nhận thấy ngay lập tức. Ngôn ngữ thiết kế này mang tính chất đặc trưng và chiếc P52 cũng nổi bật để bạn có thể dễ dàng nhận ra đây là một chiếc ThinkPad. Tất cả thân máy là một màu đen góc cạnh, có một số điểm màu sắc nhỏ rải rác, như phần bản lề màu bạc, logo ThinkPad màu bạc và TrackPoint màu đỏ. Khi quan sát kỹ hơn, chúng ta cũng có thể nhận thấy một vài sử thay đổi nhỏ. Nút nguồn không còn được làm bằng nhựa đen mờ, thay vào đó là nhựa bóng. Đèn LED thông báo giờ chuyển sang màu trắng thay vì xanh lá. Lenovo đã loại bỏ điểm màu xanh trên nút chuột giữa của TrackPoint, và cũng không còn logo của Lenovo được khắc trên nắp màn hình nữa.

Về phần chất liệu và cấu trúc của máy, gần như không có sự thay đổi nhiều. Nắp màn hình vẫn được làm nhựa gia cố sợi thủy tinh hoặc carbon cực chắc chắn. Phần thân máy được làm bằng hợp kim nhôm – magie còn cứng hơn cả phần nắp màn hình. Độ cứng của vật liệu thuộc hàng top hiện nay, các nỗ lực để làm cong hay lõm bàn phím, chiếu kê tay hay ở vùng nào đó khác bằng lực thông thường là không thể. Cảm giác chạm, sờ vào vùng chiếu kê tay không được thích như những phần khác. Ví dụ như phần nắp màn hình được phủ một lớp cao su mỏng, mượt và mềm mại nhưng phần kê tay thì chỉ có một lớp nhựa đơn giản và gồ ghề. Nhưng thực ra, chất lượng hoàn thiện cũng như tay nghề của những người thợ lắp ráp phải nói là tuyệt vời.

Bản lề của máy giữ cho phần phía sau thông thoáng, dành chỗ cho các kết nối hoặc là cổng thoát nhiệt. Góc mở tối đa của màn hình là 180 độ. Nó đủ chắc chắn để giữ cho màn hình ổn định vị trí mà bạn vẫn có thể mở máy bằng một tay.

thinkpad p52 đánh giá thinkpad p52 đánh giá laptop thinkpad p52

Cổng kết nối

Khi thiết kế tổng thể đã có sự thay đổi, thì các cổng kết nối cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Cổng docking truyền thống ở cạnh dưới đã được loại bỏ, và thay thế bằng 2 cổng Thunderbolt 3 (P51 chỉ có 1 cổng USB C/Thunderbolt 3). Tổng số cổng kết nối vẫn không đổi nên P52 chỉ còn 3 cổng USB A thay vì 4 như trước.

Cổng ExpressCard cũng bị loại bỏ, để có đủ khoảng trống cho hệ thống tản nhiệt của máy. Các cổng được sắp xếp hơi gần nhau nên khi sử dụng nhiều cổng có thể vướng một chút.

Các cạnh của máy:

laptop lenovo thinkpad p52

Cạnh sau: RJ45 Ethernet, 2x Thunderbolt 3, nguồn

đánh giá lenovo thinkpad p52

Cạnh phải: Cổng âm thanh, USB A, MiniDisplayPort

Cạnh trái: USB A, cổng đọc thẻ SD, cổng SmartCard

Khả năng bảo trì, nâng cấp

Phần bên trong của máy, Lenovo đã thực hiện một số thay đổi nhỏ gọi là sandwich layout. Nói một cách khác: Sẽ có một số thành phần nằm phía trên bo mạch chủ và một số thành phần nằm phía dưới của bo mạch chủ. Về mặt nào đó, thiết kế này đã trở nên lỗi thời vì nó làm cho thiết bị dày thêm. Những thành phần nằm phía dưới bo mạch chủ có thể dễ dàng tiếp cận. Sau khi tháo viên pin rời ra, bạn có thể thấy cửa khoang bảo trì bằng nhôm được siết bằng ốc Phillips. Phía bên dưới, chúng ta có thể thấy 2 khe RAM, pin BIOS và 3 vị trí để đặt ổ lưu trữ như SSD, HHD.

Những thành phần phía trên bo mạch chủ thì phải tiếp cận qua bàn phím. Đầu tiên bạn phải tháo các nút TrackPoint vì bên dưới đó là những con ốc giữ bàn phím. Tuy nhiên thì việc này cần một số dụng cụ chuyên dụng. Sau đó bạn có thể tiếp cận được vào 2 khe RAM, Wifi module. Nhìn chung thì khả năng sửa chữa và bảo dưỡng máy vẫn ổn. Có điểm tốt, có điểm chưa tốt, hạn chế lớn nhất chính là không thể mở được vào hệ thống tản nhiệt. Bạn phải tháo gần như toàn bộ chiếc máy thì mới có thể vệ sinh được cánh quạt cũng như tra keo tản nhiệt.

Thiết bị đầu vào

Bàn phím

Khi mới nhìn qua, bàn phím của chiếc P51 và P52 không khác gì nhau cả. Nhưng thực thế thì Lenovo có sửa đổi đôi chút. Các thông số bàn phím thì vẫn giống nhau: Hệ thống phím chiclet 6 hàng với bàn phím số riêng ở phía bên phải. Trung tâm bàn phím vì vậy mà được dịch sang bên trái một chút.

Từng phím có kích thước hẹp hơn phím trên P51 một chút và đúng với tiêu chuẩn của những chiếc ThinkPad 2018. Cũng có thể nói, cách làm nhỏ bàn phím cũng là một kiểu cắt giảm chi phí. Nhưng mình vẫn không hiểu tại sao Lenovo lại không thu nhỏ bàn phím số thay vì phím chữ vì phím hẹp cho trải nghiệm gõ không thoải mái bằng.

Nếu bỏ những vấn đề nhỏ đó sang một bên, chúng ta vẫn có một đèn nền bàn phím 3 mức. Từng nút hơi lõm xuống một chút, hành trình phím khá dài 1.7 mm, phản hồi là tuyệt vời, trải nghiệm gõ vẫn thực sự thoải mái.

Touchpad

Cả touchpad và trackpoint của máy đều có những nâng cấp nhỏ. Touchpad được tăng kích thước, mở rộng thêm về phía khoảng trống bên dưới nút chuột của TrackPoint. Touchpad mới có kích thước khoảng 10 x 6 cm. Bên dưới sẽ là 3 nút chuột riêng biệt. Được hỗ trợ bởi Microsoft Precision, hệ thống touchpad hoạt động cực kỳ nhanh và chính xác. Bề mặt được làm bằng nhựa, tuy không thích bằng mặt kính nhưng trải nghiệm di chuột cũng rất mượt mà.

Màn hình

Thông số chính

  • Công nghệ IPS
  • Kích thước: 15.6 inch
  • Độ phân giải: 1920×1080 pixel
  • Độ sáng tối đa: 311 cd/m², trung bình: 293 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 88%
  • Tỷ lệ tương phản: 1169:1. Giá trị màu đen: 0.26 cd/m²
  • ΔE màu: 4.5
  • Phần trăm không gian màu: 90.1% sRGB và 53.8% AdobeRGB

Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn

Sự kết hợp giữa lớp phủ màn hình mờ chống chói và độ sáng màn hình cao lên tới hơn 300 nits. Cho khả năng hiển thị ngoài trời rất tốt và ổn định, nhất là dưới tiết trời nhiều mây và trong bóng râm. Độ sáng màn hình này cũng gần đủ để có thể thoải mái làm việc dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Khả năng nhìn ngoài trời của máy

Điểm nổi bật nhất của tấm nền IPS so với tấm nền TN chính là góc nhìn. Màu sắc không hề bị thay đổi hoặc biến dạng, mặc dù đây vẫn chưa phải tấn nền hoàn hảo nhất. Trong một số trường hợp vẫn xuất hiện hiệu ứng gọi là IPS Glow (hở sáng) ở những góc hẹp nhất định. Nhưng rất may là hiện tượng hở sáng này gần như rất khó có thể nhận ra trong quá trình sử dụng hằng ngày.

Khả năng hiển thị qua các góc nhìn

Hiệu năng

Với ThinkPad P52, người dùng sẽ được sở hữu một chiếc máy trạm với các thông số cũng như cấu hình theo ý thích của bản thân mình. Tại thời điểm mình viết bài này, chúng ta sẽ có 3 lựa chọn về CPU: Core i7-8750H, Core i7-8850H và Xeon E-2176M. Lựa chọn về CPU sẽ tác động trực tiếp tới lựa chọn GPU vì không phải GPU nào cũng có thể dùng chung với mọi loại CPU. Ví dụ như, Core i7-8750H chỉ đi kèm với Nvidia Quadro P1000, trong khi chip Xeon lại mặc định cùng với Quadro P2000. Phiên bản Core i7-8850H thì lại có thể đi cùng với P1000, P2000 và thậm chí là P3200 cho hiệu năng GPU mạnh mẽ nhất.

Hiệu năng CPU

Intel Core i7-8750H là bộ vi xử lý thuộc thế hệ Coffee Lake 6 nhân được sản xuất trên tiến trình 14 nm++ với TDP là 45W. Chính vì vậy, nó rất phù hợp với những máy trạm và laptop gaming. Theo thông số tới từ Intel, xung nhịp tối đa của CPU cả 6 nhân là 4.1 GHz, trong khi xung nhịp cơ bản là 2.2 GHz.

Trên thực tế, thì có lẽ Intel phải thêm nhiều chi tiết rõ ràng hơn vào công bố của mình. Vì với tất cả 4 nhân chạy ở mức xung nhịp 4.1 GHz thì mức tiêu thụ điện năng phải lớn hơn rất nhiều so với con số 45 W. Đó cũng chính là lý do tại sao Lenovo nâng mức TDP tối đa lên 78W trong vòng vài giây. Trong bài thử nghiệp Cinebench R15, tất cả các nhân đạt mức xung nhịp 3.9 GHz trong bài kiểm tra đa nhân, nhiệt độ của CPU nhanh chóng đạt tới 97°C và sau đó hạ ngay xuống 3.4 GHz với mức TDP là 58W.

Hiệu năng CPU qua bài chấm điểm R15

Hiệu suất chung của hệ thống

Không hề có điều gì ngạc nhiên khi với sức mạnh khủng khiếp như vậy, P52 đạt điểm số rất cao trong các bài benchmark. Tất cả đều rất linh hoạt và rất nhanh trong quá trình sử dụng hàng ngày.

Hiệu suất chung qua bài chấm điểm bằng PCMark 10

Hiệu suất GPU

Nvidia Quadro P1000 là GPU tầm trung cho máy trạm dựa trên kiến trúc Pascal mới của Nvidia, có hiệu năng tương đương với GeForce GTX1050. Điều khác biệt lớn nhất có lẽ là P1000 có số lượng bóng bán dẫn ít hơn và xung nhịp tối đa nhỏ hơn một chút mà thôi.

Để đánh giá được hiệu năng một cách chuyên nghiệp, mình sử dụng phần mềm 3DMark. Nhìn chung thì P1000 nhanh hơn khoảng 10% so với M1200 và 20% so với M2000. Tuy nhiên thì nó vẫn chưa đủ để vượt trội hơn hẳn GTX 965M.

Nvidia GeForce GTX 1050 có tốc độ nhanh hơn Quadro M2200, nên nó nhanh hơn một chút so với P1000. Còn GTX 1050Ti thì nhanh hơn hẳn.

Hiệu suất GPU qua bài chấm điểm 3D Mark 11

Hiệu suất ổ cứng

Chiếc P52 được sử dụng trong bài viết này dùng ổ PM981 SSD được sản xuất bởi Samsung. Đây là chiếc SSD có tốc độ rất nhanh và đạt điểm số ấn tượng trong các bài kiểm tra.

Tốc độ ổ cứng

Khả năng chơi game

Mặc dù máy trạm không hướng tới mục đích chơi game, nhưng với GPU mạnh mẽ được trang bị thì việc chơi game hoàn toàn nằm trong khả năng của máy. Quadro P1000 có đủ sức mạnh để chạy những tựa game mới một cách mượt mà ở độ phân giản FHD. Nhưng nếu bạn có nhu cầu chơi game là chính, thì mình khuyên bạn nên chọn một chiếc laptop trang bị GTX 1050, vì giá cả cũng là một yếu tố cũng như mục đích của máy trạm không phải là để chơi game.

Khả năng chơi game của máy

Tiếng ồn, nhiệt độ

Tiếng ồn

Khi máy hoạt động ở chế độ nhàn rỗi hoặc tải nhẹ thì quạt tản nhiệt hoàn toàn không hoạt động. Đây là điểm rất hiếm thấy trên những chiếc máy trạm được trang bị CPU mạnh mẽ. Khi hoạt động dưới tải, quạt tản nhiệt bắt đầu hoạt động, bạn có thể nhận thấy tiếng quạt nhưng nó cũng khá êm và không hề gây khó chịu. Theo mình thì Lenovo hoàn toàn có thể nâng tốc độ quạt lên để nâng cao hiệu quả tản nhiệt, nhưng nhà sản xuất đã ưu tiên sự êm ái hơn.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng mình cũng có nhận thấy những tiếng kim loại nhỏ phát ra từ bên dưới bàn phím phía bên phải.

Nhiệt độ

  • Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 23.4 độ C
  • Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 43 độ C

Trong quá trình thử nghiệm tải tối đa, nhiệt độ bề mặt vỏ của máy có những điểm đạt 43 độ C, còn lại những vũng khác cũng khá mát và không có gì đáng ngại. Đây cũng là mức nhiệt độ khá mát so với những chiếc máy trạm.

Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:

Loa ngoài

Hệ thống loa được đặt phía bên trên bàn phím và đối diện với người dùng. Hơi buồn một chút là chất lượng âm thanh của máy lại không tương xứng với sức mạnh và hiệu năng. Âm thanh không quá to, cũng không quá cân bằng, hiệu suất âm thanh tổng thể ở mức chấp nhận được. Mình khuyên bạn vẫn nên sử dụng loa ngoài hoặc tai nghe để trải nghiệm âm thanh.

Tuổi thọ pin

ThinkPad P52 là một trong số ít những chiếc laptop hiện nay có pin tháo rời. Với viên pin dung lượng cao lên tới 90Wh, thì thời lượng sử dụng pin được đánh giá ở trên mức trung bình so với mặt bằng chung của máy trạm. Đơn giản như máy có thể hoạt động liên tục hơn 10h với thử nghiệm wifi và vượt xa những chiếc máy trạm khác. Về khoản pin thì có lẽ P52 chỉ thua P52s với bộ vi xử lý tiết kiệm điện năng và dung lượng pin lớn hơn mà thôi.

Thời lượng sử dụng pin của máy

Kết luận

8.9 Total Score
Máy trạm theo phong cách bền bỉ, mạnh mẽ

Thinkpad P52 là một sự cải tiến nhỏ so với P51. Nó vẫn sở hữu một kết cấu chắc chắn, bền bỉ cùng một hiệu năng mạnh mẽ cho các tác vụ chuyên nghiệp

Thiết kế
9
Màn hình
9
Hiệu năng
9.5
Tiếng ồn
9
Nhiệt độ
9
Bàn phím
9
Pin
9
Giá
8
PROS
  • Vỏ máy chắc chắn
  • Hệ thống đầu vào tuyệt vời
  • Màn hình đẹp
  • Cổng kết nối phong phú
  • SSD tốc độ cao
  • Hệ thổng tản nhiệt êm ái
  • Hiệu năng tốt
  • Có khả năng nâng cấp
  • Thời lượng pin dài
CONS
  • Để thay thế bàn phím cần một số dụng cụ chuyên dụng
  • Khó vệ sinh quạt tản nhiệt
  • Loa ngoài không hay
  • Thỉnh thoảng vẫn có âm thanh lạ
  • Hiệu năng CPU giảm khi sử dụng pin
  • Touchpad vẫn dùng nhựa
User Rating: Be the first one!

Đối với dòng ThinkPad P50 thế hệ thứ 3, Lenovo đã chọn cách thay đổi thận trọng thay vì những thiết kế mang tính cách mạng.

P52 mang trong mình rất nhiều ưu điểm của thế hệ trước như hệ thống vỏ máy, khung máy chắc chắn, màn hình đẹp, bàn phím tuyệt vời. Lựa chọn cổng kết nối cũng rất linh hoạt. Nhìn chung ThinkPad P52 đang là một chiếc máy trạm quá tốt trên thị trường hiện nay.

Gửi bình luận & đánh giá

Để lại bình luận

Reviewed
Logo