Đánh giá Asus ZenBook Pro Duo: Laptop 2 màn hình 4K độc đáo

ScreenPad Plus mới nhất của Asus là Asus ZenBook Pro Duo biến Apple Touchbar trông như một món đồ chơi trẻ con vậy. CPU Core i9, card đồ họa GeForce RTX, SSD 1 TB Samsung, 32 GB RAM chính là thông số đi kèm với thiết kế và mức giá cực khủng.

đánh giá Asus ZenBook Pro Duo

Tại Computex 2018, rất nhiều người đã nghĩ Asus thật điên rồ khi thay thế touchpad truyền thống bằng một màn hình cảm ứng 1080p. Nhưng đến bây giờ, Asus lại có một bước tiến mới điên rồ hơn rất nhiều.

Chiếc ZenBook Pro Duo UX581 chính là thế hệ thừa kế của dòng ZenBook Pro UX580 năm trước, bằng cách tích hợp một màn hình cảm ứng thứ hai đồng hành với màn hình chính. Không giống như người tiền nhiệm của mình, 2 màn hình này gần như khá giống nhau, nó có chung chiều rộng, chỉ số PPI giống nhau để mang tới trải nghiệm 2 màn hình 1:1 chuẩn nhất. Sự thay đổi này hướng trực tiếp tới những điểm yếu trên Screenpad 1.0 trên thế hệ trước UX580.

Bên cạnh những thay đổi về thiết kế dễ nhận thấy, các thành phần bên trong cũng là sự nâng cấp đáng kể. CPU Core i9 thế hệ thứ 8, GPU Nvidia Pascal của UX580 đã được nâng cấp lên Core i9 thế hệ thứ 9 và GPU Nvidia RTX Turing trên UX581. Phiên bản có giá thấp hơn được trang bị bộ vi xử lý Core i7, nhưng tất cả cấu hình đều đi kèm màn hình 4K và RTX 2060 GPU. Những thành phần cao cấp nhất với 2 màn hình 4K độc đáo khiến thiết bị có giá ngất ngưởng vào khoảng $2.500 đến $3.000.

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Asus ZenBook Pro Duo 15 UX581 bao gồm những laptop 15.6 inch cao cấp khác như MSI GT63, Razer Blade 15, HP Omen X 2S 15. Trong khi Asus quảng cáo thiết bị tập trung vào các nhà sáng tạo nội dung, giải trí đa phương tiện hơn là game thủ, nhưng cấu hình như trên không thể tránh khỏi việc đem máy ra so sánh với những laptop gaming.

Thông số kỹ thuật

Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc laptop Asus ZenBook Pro Duo UX581GV được sử trong bài đánh giá này:

CPUIntel Core i9-9980HK
GPUNVIDIA GeForce RTX 2060 Mobile - 6144 MB
RAM32 GB
Ổ cứngSamsung SSD PM981 MZVLB1T0HALR, 1024 GB
Màn hìnhIPS, 15.6 inch, tỷ lệ 16:9, 3840 x 2160 pixel 282 PPI
Cổng kết nối2 USB 3.0 / 3.1 Gen1, 3 USB 3.1 Gen2, 1 USB 3.2 Gen 2x2 20Gbps, 1 Thunderbolt, 1 HDMI, 1 DisplayPort, cổng âm thanh 3.5 mm
Kết nối không dâyIntel Wi-Fi 6 AX200 (a/b/g/n = Wi-Fi 4/ac = Wi-Fi 5/ax = Wi-Fi 6), Bluetooth 5.0
Hệ điều hànhMicrosoft Windows 10 Pro 64 Bit
Pin71 Wh
Kích thước
(Cao x Rộng x Dài)
24 x 359 x 246 mm
Trọng lượng2.5 kg

Đánh giá laptop Asus ZenBook Pro Duo UX581GV

Thiết kế

Nhưng thiết bị ZenBook đều được làm hoàn toàn bằng nhôm và chiếc Asus ZenBook Pro Duo cũng không phải ngoại lệ. Với màu Celestial Blue, bề mặt mịn và lớp kim loại bao quanh nắp màn hình cho chúng ta thấy một cảm giác rất quen thuộc. Khi tất cả các laptop ZenBook đều khá mỏng, nhưng chiếc UX581 lại dày và nặng hơn một cách rõ ràng hơn những gì mà mình mong đợi.

Bộ khung của máy chắc chắn đến từng phần bởi vì những thành phần nó mang bên trong mình. Màn hình cứng hơn, chắc hơn mình tưởng tượng khi không hề có sự cong vệnh khi tác động lực. Thân máy cũng khỏe hơn nhiều khi không có tiếng kêu lách cách nào mà chỉ có sự nén nhẹ khi tác động một lực trung bình lên bề mặt bàn phím. Màn hình thứ 2 được phủ tấm mờ ngược lại với màn hình phụ dạng gương như trên chiếc HP Omen X 2S 15 để giảm hiện tượng phản chiếu và đổ bóng. Khi đó bạn phải chấp nhận rằng vân tay sẽ dễ bám hơn rất nhiều. Nhìn chung trong gia đình ZenBook, đây là một trong những thiết bị được hoàn thiện tốt nhất.

đánh giá Asus ZenBook Pro Duo

Điểm trừ dễ dàng nhận thấy nhất trên chiếc UX581 chính mà trọng lượng và độ dày. Thiết bị nặng hơn khoảng 500g so với XPS 15 7590 trong khi nó dày như chiếc Asus Strix III G531 gaming. Nó có kích thước nhỏ hơn thế hệ trước nhưng lại dày hơn. Nếu bạn là người di chuyển thường xuyên, thì bạn có thể tham khảo chiếc ZenBook 15 UX534 – một thiết bị di động hơn và cũng có màn hình phụ tương tự.

laptop Asus ZenBook Pro Duo

Thiết kế khe tản nhiệt độc đáo

Asus ZenBook Pro Duo

Khe tản nhiệt được giấu dọc theo chiều dài của bản lề

đánh giá laptop Asus ZenBook Pro Duo

Tấm đệm cao su dọc mặt dưới mang lại sự sang trọng

Asus ZenBook Pro Duo

Bản lề ErgoLift nâng thân máy lên so với mặt phẳng, nâng cao điểm công thái học

Màn hình tràn viền chắc chắn, không bị xoắn vặn

Asus ZenBook Pro Duo

Thân máy dầy hơn, chắc chắn hơn những thiết bị ZenBook khác

Kích thước lớn mang tới một thiết bị ZenBook chắc chắn nhất từ trước tới giờ

Asus ZenBook Pro Duo

Thiết kế ôm trọn cạnh sau

Cổng kết nối

Mặc dù có bộ khung dày hơn và nặng hơn thế hệ trước, Asus ZenBook Pro Duo UX581 vẫn có ít cổng kết nối. Asus đã bỏ đi một đầu đọc thẻ microSD và một cổng USB C để thay thế bằng một cổng USB A. Sự bố trí các cổng kết nối nhìn chung vẫn tốt, dễ dàng với tới khi sử dụng.

Các cạnh của máy:

đánh giá laptop Asus ZenBook Pro Duo

Cạnh trước: Không có cổng kết nối

laptop 2 màn hình Asus ZenBook Pro Duo

Cạnh phải: USB C + Thunderbolt 3, cổng âm thanh 3.5 mm, USB A

review laptop Asus ZenBook Pro Duo

Cạnh sau

review laptop 2 màn hình Asus ZenBook Pro Duo

Cạnh trái: Cổng nguồn, HDMI, USB A

Khả năng bảo trì, nâng cấp

Khả năng nâng cấp, bảo trì tương đối đơn giản, bạn chỉ cần tháo hết ốc ở nắp dưới là có thể mở được vào bên trong thiết bị. Lưu ý là có 2 con ốc được giấu bên dưới lớp đệm cao su nhé.

Bên trong, chúng ta có thể nâng cấp module WLAN, SSD. RAM được hàn vào bảng mạch cũng như viên pin cũng khá mỏng.

Thiết bị đầu vào

Bàn phím

Asus đã nâng tầm hơn chiếc bàn phím phía trước trên các thiết bị của mình kể từ phiên bản đầu tiên Zephyrus GX501. Bàn phím trên UX581 nay có hành trình sâu hơn, phản hồi phím sắc nét hơn thế hệ trước để người dùng có cảm giác quen thuộc nhất. Điểm trừ khá lớn trên bàn phím của UX581, khiến trải nghiệm gõ phím trở nên khó khăn hơn là cạnh trước của bàn phím cao hơn một chút. Chính vì vậy khi bạn muốn gõ phím Space sẽ rất dễ bị gõ nhầm vào cạnh trước của máy. Lỗi này không xuất hiện trên chiếc GX501 cũng như HP Omen X 2S 15.

Điểm trừ tiếp theo chính là đèn nền bàn phím một vùng duy nhất, thay vì đèn nền riêng từng phím và khu vực phím mũi tên chật chội. Chúng ta cũng có một số phím tiện dụng phía trên touchpad để chuyển chế độ Turbo Fan, di chuyển cửa sổ windows, tắt mở màn hình phụ, nhưng nó được đặt quá gần nút nguồn nên có thể nhấn nhầm nếu bạn không để ý.

Touchpad

Touchpad của thiết bị nhỏ hơn rất nhiều là điều khó tránh khỏi vì phải nhường chỗ cho bàn phím và màn hình phụ. Kích thước chỉ 6.3 x 8.6 cm, Clickpad nhỏ hơn trên chiếc Zenbook 15 UX530. Nó làm khá tốt nhiệm vụ của mình khi không hề có hiện tượng nhảy chuột hoặc dính ngón tay khi di chuyển, nhưng rõ ràng bạn sẽ cần một chiếc chuột dùng ngoài hơn nhiều.

Nút chuột tích hợp khá yên tĩnh khi nhấn với hành trình nông và phản hồi trung bình. Các cử chỉ đa điểm không có cảm giác chính xác như trên GX501. Thêm nữa, bạn cũng có thể bật tắt bàn phím số ảo nếu cần thiết.

Asus ZenBook Pro Duo

Màn hình

Thông số chính

  • Công nghệ IPS
  • Kích thước: 15.6 inch
  • Độ phân giải: 3840 x 2160 pixel
  • Độ sáng tối đa: 379.7 cd/m², trung bình: 366.2 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 94%
  • Tỷ lệ tương phản: ∞ : 1 . Giá trị màu đen: 0 cd/m²
  • ΔE màu: 5.14
  • Phần trăm không gian màu: 81.4% sRGB và 61.8% AdobeRGB

Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn

Màn hình OLED mang lại trải nghiệm sử dụng ngoài trời thoải mái hơn màn hình IPS nhờ độ sáng tốt hơn, độ tương phản sâu hơn. Trên chiếc UX581, màn hình chính có thể sử dụng dưới bóng râm, còn dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp vẫn không thực sự khả thi. Bạn có thể bật độ sáng màn hình tối đa để hạn chế hiện tượng đổ bóng.

Góc nhìn rộng và tốt hơn hẳn tấm nền IPS, độ tương phản vẫn giữ được độ ổn định ngay cả những góc hẹp nhất. Các dải cầu vòng sẽ xuất hiện khi bạn nhìn từ những góc rất hẹp, đây chính là đặc trưng của tấm nền OLED.

ScreenPad Plus

Màn hình phụ phủ mờ có độ phân giải 3840 x 1110 lại khác rất nhiều so với màn hình chính mặc dù có cùng chỉ số PPI và chiều rộng. Đầu tiên nó được làm bằng tấm nền IPS, nên các yếu tố như thời gian phản hồi, màu sắc, độ sáng, độ tương phản sẽ kém hơn màn hình OLED chính. Điểm trừ dễ nhận thấy nhất khi bạn di chuyển một bức ảnh giữa hai màn hình. Nội dung hiển thị sẽ có tỷ lệ hoàn hảo 1:1 trên cả 2 màn hình.

Hiệu năng

Asus thực sự hướng tới những người đam mê công nghệ với chiếc ZenBook Pro Duo UX581. Người dùng có thể lựa chọn giữa bộ vi xử lý 6 nhân Core i7-9750H và 8 nhân Core i9-9980HK với 16-32 GB RAM được hàn trực tiếp vào bảng mạch. Màn hình 4K OLED cảm ứng, màn hình ScreenPad Plus cảm ứng và GeForce RTX 2060 GPU trên mọi cấu hình. Công nghệ Optimus sẽ đi kèm mặc định.

Hiệu năng CPU

Bộ vi xử lý Core i9 trên laptop thật sự còn là một điều gì đó khá mơ hồ. Nếu hệ thống tản nhiệt không thể đảm bảo duy trì hiệu năng Turbo Boost mà bộ vi xử lý Core i9 có được, thì hiệu năng tổng thể của nó không hơn là bao so với bộ vi xử lý Core i7 thông thường. Core i9-9980HK đã thể hiện được hiện năng duy trì ổn định đáng ngưỡng mộ trong một thời gian khá dài bằng bài kiểm tra CineBench R15 đa nhân vòng lặp. Kết quả thu được cao hơn cả Dell XPS 15 7590 và Eurocom Nightsky RX15 cùng được trang bị CPU i9-9980HK.

Thông thường, người dùng có thể sẽ có 17 đến 25% hiệu năng đa nhân vượt trội hơn Core i9-9980H và thế hệ trước là Core i9-8950HK, dĩ nhiên đó là khi chưa có hiện tượng throttling nào xảy ra. Nâng cấp lên từ Core i7-8750H và Core i7-9750H sẽ mang tới hiệu năng tốt hơn khoảng 35%.

Hiệu năng CPU qua bài chấm điểm Cinebench R15

Hiệu suất chung của hệ thống

PCMark đánh giá chiếc Asus ZenBook Pro Duo UX581 cao hơn một chút so với thế hệ trước, có nghĩa là bạn sẽ không thể nhận ra được sự thay đổi lớn trong quá trình sử dụng hằng ngày như duyệt web hoặc đa phương tiện. Chỉ có những tác vụ GPU nặng như chỉnh sửa, thiết kế thì hiệu năng vượt trội của RTX 2060 so với GTX 1050Ti mới được thể hiện rõ ràng.

Trải nghiệm sử dụng của mình hoàn toàn ổn định, không hề có lỗi từ phần mềm cũng như phần cứng nhận thấy được.

Hiệu suất chung qua bài chấm điểm bằng PCMark 10

Hiệu suất ổ cứng

Bộ nhớ lưu trữ được giới hạn chỉ một SSD M.2 2280 PCIe x4, trong khi những laptop 15.6 inch khác như XPS 15 7590 hay Asus ROG GL531 đều có bộ nhớ lưu trữ thứ 2. Đơn giản nếu như thiết bị được hướng tới những người sáng tạo nội dung, thì bạn cần có một bộ nhớ lưu trữ lớn hoặc đầu tư một bộ nhớ di động ngoài.

Thiết bị của mình sử dụng Samsung SSD PM981 1TB với tốc độ đọc ghi rất cao.

Tốc độ SSD

Hiệu suất GPU

Điểm hiệu năng trên 3DMark của thiết bị thấp hơn một chút so với điểm hiệu năng trung bình của GPU RTX 2060 với dữ liệu khoảng 10 laptop gaming khác nhau. Có nghĩa rằng chúng ta sẽ có hiệu năng thấp hơn khoảng 25% so với phiên bản RTX 2060 desktop, và mạnh mẽ hơn khoảng 30 – 60% thế hệ trước sử dụng GTX 1060. Nếu bạn không quan trọng DLSS hoặc ray-tracing, thì RTX 2060 có hiệu năng tương đương với mobile GTX 1660Ti, dù GTX 1660Ti có mức giá rẻ hơn khoảng $100.

Điểm hiệu suất GPU bằng 3DMark 11

Khả năng chơi game

Trong tất cả những GPU RTX hiện nay, khoảng cách giữa phiên bản mobile và phiên bản desktop trên RTX 2060 là lớn nhất. Người sử dụng có thể có hiệu năng tương đương từ GPU rẻ hơn là GTX 1660Ti nhưng không có tính năng ray-tracing hoặc DLSS.

Hiệu năng khi chơi Witcher 3 ổn định qua thời gian. Tuy nhiên mình nhận thấy chất lượng hình ảnh sẽ bị tự động giảm nếu nó không hoạt động trong vòng 30 phút.

Tiếng ồn, nhiệt độ

Tiếng ồn

Hệ thống tản nhiệt gồm 2 quạt và 5 ống đồng dẫn nhiệt giữa chúng. Tiếng ồn của quạt luôn tồn tại, có nghĩa là hệ thống sẽ không bao giờ yên tĩnh tuyệt đối khi sử dụng. Dù sao thì tiếng ồn quạt tản nhiệt chỉ dao động ở mức 31.9 dB(A) ở mức tải thấp và trung bình như duyệt web hoặc xem video.

Khi tải nặng hơn như chỉnh sửa ảnh hoặc video, tốc độ CPU tăng vọt thì tiếng ồn quạt tản nhiệt rơi vào khoảng 35.4 dB(A). Khi chơi Witcher 3 ở chế độ Auto Fan, độ ổn tăng vọt lên và ổn định ở mức 39.2 dB(A), thấp hơn đa số các laptop gaming hiện nay.

Sử dụng chế độ Turbo Fan khi chơi game sẽ đẩy độ ồn tối đa của quạt tản nhiệt lên 50 dB(A), lớn hơn nhiều so với thế hệ trước. Chế độ Turbo Fan có thể nâng cao thêm hiệu năng CPU hơn là GPU, tuy nhiên mình thấy nó không thật sự cần thiết trong đa số các trường hợp chơi game.

Nhiệt độ

  • Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 38 °C
  • Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 47.8 °C

Nhiệt độ bề mặt của thiết bị khác khá nhiều so với đa số những laptop hiện nay vì thiết kế hệ thống tản nhiệt độc lạ của mình. Khi nhàn rỗi, điểm nóng nhất của bề mặt gần vùng trung tâm, phía trên viền của bàn phím. Nhiệt độ trung bình khi nhàn rỗi ấm hơn một chút so với đa số các laptop hiện nay.

Khi chơi game, khu vực gần các cạnh có thể đạt từ 40 đến 45 °C, trong khi khu vực trung tâm thì mát hơn một chút.

Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:

Loa ngoài

Hệ thống loa âm thanh nổi tạo trải nghiệm âm thanh tương đối cân bằng. Âm lượng tối đa không lớn như trên các laptop chơi game như MSI GT. Khi mở mức âm lượng tối đa sẽ khiến các góc phía trước khung máy, bàn di chuột rung lên do loa đặt trực tiếp bên dưới.

Tuổi thọ pin

Thật là không thực tế nếu chúng ta hi vọng một thiết bị có 2 màn hình 4K có thể hoạt động trong một thời gian dài. Asus ZenBook Pro Duo UX581 có cùng viên pin dung lượng 71Wh như thế hệ trước, nhưng thời gian sử dụng thì thấp hơn. Khi sử dụng wifi thực tế, cùng lúc 2 màn hình, thiết bị hoạt động được liên tục trong vòng hơn 4 giờ trước khi tự tắt. Thời gian sạc từ khi cạn đến lúc đầy hết 1.5 giờ, thiết bị không thế sạc qua cổng USB C.

Thời lượng sử dụng pin

Giá và địa chỉ bán

Kết luận

8.2 Total Score
Laptop 2 màn hình 4K

Asus ZenBook Pro Duo UX581 là thiết bị 2 màn hình hoàn thiện nhất. Nó giải quyết được những nút thắt của ScreenPad ban đầu, để có trải nghiệm tự nhiên hơn. Tuy nhiên, laptop màn hình kép vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, và dòng ZenBook Pro Duo chắc chắn sẽ còn hoàn thiện hơn trong tương lai

Thiết kế
8.4
Màn hình
8.5
Bàn phím
7.7
Tiếng ồn
9.6
Nhiệt độ
9.0
Hiệu năng
9.2
Pin
6.2
PROS
  • Hai màn hình có cùng chiều rộng và PPI
  • Chế độ quạt mặc định tương đối yên tĩnh
  • Hiệu năng CPU tốt
  • Yên tĩnh khi tảinhẹ
  • Có bút cảm ứng
  • Màn hình và thân máy chắc chắn
  • Thunderbolt 3
  • Wifi 6
CONS
  • Không có tùy chọn OLED+OLED hoặc IPS+IPS
  • Màn hình có độ sáng thấp hơn màn OLED thông thường
  • Không có cảm biến vân tay
  • Không có tùy chọn màn hình 144/240 Hz
  • Chỉ có một bộ nhớ lưu trữ
  • Không có đầu đọc SD, RJ-45
  • Thời lượng pin ngắn
  • Nặng và dày
  • RAM hàn vào bảng mạch
  • Đắt
User Rating: Be the first one!

Mình thực sự thích thiết kế độc đáo trên chiếc Asus ZenBook Pro Duo UX581 và những gì mà nó thể hiện. Việc sở hữu một màn hình thứ 2 có cùng chiều rộng và PPI như màn hình chính, khiến trải nghiệm sử dụng dễ dàng và thoải mái hơn nhiều màn hình phụ của Razer Blade Pro, Asus ZenBook 15 UX534 hoặc HP Omen X 2S 15. Điểm trừ là Asus phải hi sinh một số yếu tố để có thể tích hợp màn hình phụ lớn vào thiết bị. Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là UX581 dày hơn, nặng hơn, đắt hơn một cách rõ ràng so với những Ultrabooks hay laptop đa phương tiện khác. Khiến nó trở nên gần với một thiết bị thay thế desktop hơn là một thứ gì đó mang tính di động.

Một điều nữa là những chuyên gia hay kén chọn sẽ không hài lòng chính là sự chênh lệch chất lượng hiển thị giữa hai màn hình. Màn hình chính OLED sẽ rất khác với màn hình IPS. Điểm trừ tiếp theo đó chính là thời lượng pin thấp hơn, chỉ có một bộ nhớ lưu trữ duy nhất, thiếu đi cổng kết nối và hệ thống bàn phím số vật lý.

Dù vậy, vẫn phải khẳng định một điều rằng hiện tại bạn sẽ không thể tìm được thiết bị nào có 2 màn hình tốt như chiếc laptop này đâu.

Gửi bình luận & đánh giá

Để lại bình luận

Reviewed
Logo