Đánh giá laptop HP Spectre x360 13t ae048ng (i7-8550U, FHD, SSD)

Dòng laptop HP Spectre luôn được đánh giá cao, nổi bật với thiết kế sang trọng, cao cấp cùng phần cứng mạnh mẽ. Trong các phiên bản mới gần đây, HP đã trang bị cho dòng Spectre một trong những bộ vi xử lý mạnh mẽ nhất hiện nay Core i7-8550U. Chiếc HP Spectre x360 13t cũng là một trong số đó.

Điều đầu tiên khi nhắc tới HP Spectre x360 chính là phần màn hình của máy, nó có góc mở tối đa lên tới 360 độ, khi đó chiếc laptop của bạn không khác gì một chiếc máy tính bảng cả. Máy có thiết kế gần gống với HP Spectre 13 Ultrabook nhưng các cổng kết nối đã được sắp xếp lại, khả năng kết nối cũng được nâng cấp hơn. HP Spectre x360 có bút stylus đi kèm, nhưng không có chỗ trên máy để bạn cài bút mà phải cầm ở bên ngoài.

Chiếc HP Spectre x360 13t trong bài viết này có cấu hình như sau: Màn hình FHD, RAM 16GB, ổ cứng 1 TB NVMe M.2 X4G-series SSD của Toshiba. Bạn có thể lựa chọn phiên bản màn hình 4K cảm ứng.

Các đối thủ trực tiếp cũng như để so sánh gồm có: Lenovo Yoga 920, Dell XPS 13, Acer Spin 5, Asus ZenBook 13 và HP Spectre 13 Ultrabook.

Thông số kỹ thuật

Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc HP Spectre x360 13t được sử dụng trong bài viết này:

CPUIntel Core i7-8550U
GPUIntel UHD Graphics 620
RAM16GB
Ổ cứngToshiba NVMe THNSN51T02DUK, 1024 GB
Màn hìnhIPS, 13.3 inch, tỷ lệ 16: 9
Độ phân giải 1920 x 1080 pixel, 166 PPI
Cảm ứng đa điểm, 360 độ
Cổng kết nối1 USB 2.0, 3 USB 3.0 / 3.1 Gen1, 2 Thunderbolt, 2 DisplayPort, Kết nối âm thanh: giắc cắm âm thanh, Đầu đọc thẻ: MicroSD, Cảm biến: gia tốc kế, con quay hồi chuyển, la bàn điện tử
Kết nối không dâyIntel Dual Band Wireless-AC 8265 (a / b / g / n = Wi-Fi 4 / ac = Wi-Fi 5), Bluetooth 4.2
Hệ điều hànhMicrosoft Windows 10 Home 64 Bit
Pin60 Wh Lithium-Polymer
Kích thước
(Cao x Rộng x Dài)
13,6 x 306 x 218 mm
Trọng lượng1,26 kg

Đánh giá laptop HP Spectre X360 13t ae048ng

Thiết kế

Về phần thiết kế, năm nay chiếc máy đã được làm sắc nét và gọn hơn ở các cạnh, góc chứ không bo tròn nữa. Nếu chiếc HP Spectre 13 sử dụng chất liệu nhôm CNC và sợi carbon thì trên chiếc Spectre x360 13t này chỉ sử dụng nhôm chải CNC. Vì vậy phần thân, khung máy cứng cáp hơn rất nhiều. Kể cả khi bạn tác động một lực khá mạnh cũng không làm máy bị cong vênh. Có một điểm nữa mà mình rất thích đó chính là chất liệu nhôm này không hề bám vân tay như dòng Spectre 13t Ultrabook.

hp spectre x360 13t

Chất liệu gần như không bám vân tay

Điểm khác biệt lớn nhất của Spectre x360 13t với Spectre 13t chính là phần màn hình có thể gập góc 360 độ để trở thành một chiếc máy tính bảng. Nhờ có cảm cảm biến được tích hợp trong máy nên dù bạn có mở máy ở góc nào thì màn hình vẫn hiển thị tốt hình ảnh cũng như màu sắc.

Màn hình có khả năng gập 360 độ

Phần thân và khung máy được hoàn thiện cực kỳ tốt và chắc chắn, đúng như tiêu chí mà HP đặt ra cho dòng Spectre. Bản lề của máy lớn, chắc chắn, có độ cứng vừa phải. Máy khá nhẹ nên bạn phải dùng 2 tay để mở máy. Bên dưới đế có 2 đệm cao su chống trượt.

Trọng lượng của máy khá nhẹ, chỉ vào khoảng 1,25 kg. Ở mức trung bình giữa Lenovo Yoga 920 và Dell XPS 13.

đánh giá hp spectre x360 13t đánh giá laptop hp spectre x360 13t laptop hp spectre x360 13t hp spectre x360 13t hp spectre x360 13t

Cổng kết nối

Các cổng kết nối, nút nguồn, nút âm lượng của HP Spectre x360 đều được đặt ở 2 bên. Bạn sẽ không phải mò các cổng kết nối ở phía sau như chiếc HP Spectre Ultrabook.

Phía bên cạnh trái của máy có một cổng USB Type A hỗ trợ tính năng “Sleep and Charge”, cổng tai nghe 3.5 mm, nút nguồn và đầu đọc thẻ MicroSD. Cạnh phải của máy có 2 cổng USB Type C hỗ trợ Thunderbolt 3.0. Cả 2 cổng đều có thể dùng để sạc cho máy. Ngoài ra phía bên phải còn có đầu đọc vân tay và nút tăng giảm âm lượng.

Các cạnh của máy:

Khả năng bảo trì, nâng cấp

Spectre x360 khá khó để sửa chữa, thay thế. Các con ốc được giấu dưới lớp đệm cao su chống trượt, mà để tháo được lớp đệm ra cũng rất khó khăn. Hơn nữa bạn cũng chỉ có thể thay được ổ SSD mà thôi vì RAM đã được hàn cứng vào trong main không thể tháo ra được.

Thiết bị đầu vào

Bàn phím

Bàn phím của máy cho trải nghiệm khá thoải mái, từ cảm giác phím bấm cho tới âm thanh. Hành trình phím ngắn chỉ 1.3 mm nhưng cảm giác bấm vẫn rất có lực, chắc chắn. Từng phím có kích thước 16 x 16 mm, vừa đủ rộng để bạn có thể gõ nhanh mà không bị nhầm. Layout bàn phím hơi lạ, nên khi mới sử dụng có thể hơi khó chịu vì thiếu một số nút.

Đèn nền bàn phím

Bàn phím và touchpad

Đèn nền bàn phím chỉ có 2 chế độ bật tắt, không chỉnh được độ sáng.

Touchpad

Touchpad của máy cũng có tỷ lệ 16:9 giống màn hình, khá rộng. Trải nghiệm sử dụng cũng rất thoải mái, phàn hồi nhanh và mượt. Các thao tác đa cử chỉ đều được thực hiện chính xác. Touchpad không có phím bấm riêng mà tích hợp một phím vào phần nửa dưới của touchpad, phản hồi phím tốt và chắc chắc. Nhìn chung trong quá trình sử dụng mình không hề gặp khó khăn hay khó chịu gì cả.

Màn hình

Thông số chính

  • Công nghệ IPS
  • Kích thước: 13,3 inch
  • Độ phân giải: 1920×1080 pixel
  • Độ sáng tối đa: 311 cd/m², trung bình: 277.9 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 82%
  • Tỷ lệ tương phản: 1555:1. Giá trị màu đen: 0.2 cd/m²
  • ΔE màu: 3.98
  • Phần trăm không gian màu: 99% sRGB và 64% AdobeRGB

Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn

Đúng như dự đoán thì màn hình của máy phản chiếu môi trường xung quanh khá nhiều khi ở ngoài trời. Tuy nhiên theo cảm nhận của mình nó vẫn dễ đọc hơn màn hình của chiếc HP Spectre 13. Nếu bạn chỉnh hướng cũng như góc nhìn thì sẽ hạn chế được hiện tượng này.

Góc nhìn của máy rất tốt, góc nhìn rộng, không bị biến dạng hình ảnh và màu sắc. Tuy nhiên do màn hình dùng mặt kính Gorilla Glass nên ở một số góc hẹp sẽ bị phản chiếu hình ảnh môi trường xung quanh nên sẽ khó nhìn đôi chút.

đánh giá hp spectre x360 13t

Khả năng nhìn ngoài trời của máy

Khả năng nhìn ngoài trời của máy

Khả năng hiển thị qua các góc nhìn

Hiệu năng

Giống với chiếc Spectre 13 Ultrabook, máy có dấu hiệu bị giảm hiệu năng khi tải nặng và hoạt động lâu dài để giảm nhiệt và bảo vệ linh kiện của máy. Đây cũng là một điểm trừ của thiết kế mỏng nhẹ. Tuy nhiên thì phần cứng của máy vẫn rất mạnh mẽ, đảm bảo được hiệu năng trong quá trình sử dụng hàng ngày của bạn.

Hiệu năng CPU

Spectre x360 được nâng cấp lên bộ vi xử lý mạnh mẽ thế hệ thứ 8 của Intel: Core i7-8550U. Bộ vi xử lý này được tăng gấp đôi nhân so với phiên bản trước Intel Core i7-7500U, xung nhịp tối đa có thể đạt tới 4GHz ở 2 nhân.

Trong các bài kiểm tra đơn nhân, hiệu năng đơn nhân của máy không khác nhiều so với đời trước, hiệu năng đa nhân được tăng khoảng 58%. Mặc dù vậy thì hiệu năng trung bình của Spectre x360 vẫn thấp hơn khoảng 8-10% so với các máy khác dùng chung cấu hình.

Trong các bài kiểm tra vòng lặp. Hiệu năng của máy đạt 500 điểm ở lần chạy đầu tiên, những lần sau giảm xuống và duy trì ở mức 440 điểm.

Hiệu năng CPU của máy được chấm bằng Cinebench R15:

Hiệu suất chung của hệ thống

Hiệu suất chung của hệ thống cao hơn khoảng 20% so với phiên bản trước, mạnh mẽ ngang với Spectre 13 Ultrabook. Sức mạnh của máy đảm bảo hoạt động ổn định và linh hoạt trong quá trình sử dụng hàng ngày của bạn.

Hiệu năng của máy được chấm bằng PCMark 8:

Hiệu suất GPU

Bộ vi xử lý Intel thế hệ thứ 8 thích hợp GPU Intel UHD Graphics 620 có xung nhịp tối đa là 1,150 MHz. Intel UHD Graphics 620 không có bộ nhớ riêng mà sử dụng chung bộ nhớ hệ thống. Vì vậy Ram của máy nên hỗ trợ 2 luồng thì sẽ tốt hơn. Rất may là ở phiên bản mà mình đang trên tay có bộ nhớ RAM 8GB dual channel nên GPU được hoạt động với hiệu suất cao nhất. Mặc dù vậy nhìn vào điểm 3DMark 11 mình vẫn thấy nó khá thua kém so với các máy sử dụng cùng GPU.

Dưới đây là điểm GPU được chấm bằng 3DMark 11:

Hiệu suất ổ cứng

Máy được trang bị ổ SSD dung lượng lớn lên tới 1TB, mà tốc độ nhanh gần như ngang ngửa Samsung PM961. Sau đây là tốc độ đọc ghi của ổ cứng được ghi lại qua Crystalmark 3.0

Khả năng chơi game

Ngay từ phần thiết kế tới cấu hình không có GPU rời, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy là máy không được sinh ra để chơi game. Một vài game nhẹ đơn giản thì có thể được.

Nếu bạn vẫn thích thiết kế của máy nhưng cũng đam mê chơi game thì bạn có thể kết nối GPU rời bên ngoài qua cổng Thunderbolt 3.

Hiệu năng chơi game của máy

Tiếng ồn, nhiệt độ

Tiếng ồn

Trong chế độ nhàn rỗi, quạt của máy tắt hoàn toàn và chỉ hoạt động dưới tải. Máy chạy khá êm, độ ồn chỉ khoảng 30-33 dB(A). Tóm lại thì máy chạy rất êm, ngay cả khi quạt hoạt động, thỉnh thoảng có xuất hiện một số tiếng động lạ từ quạt tản nhiệt nhưng hết rất nhanh. Nếu không để ý kỹ thì gần như bạn sẽ không thể phát hiện ra được

Nhiệt độ

  • Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 26 độ C
  • Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 33.5 độ C

Nhiệt độ của máy phân bố tập trung chủ yếu ở phía trên, vì vậy phần kê tay vẫn mát, không quá nóng. Nhiệt độ khi tải của máy khá mát nên bạn hoàn toàn có thể đặt máy ở trên đùi để sử dụng.

Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:

Loa ngoài

Âm thanh chính là một điểm mạnh của HP Spectre x360. Được hỗ trợ bởi hãng âm thanh nổi tiếng Bang & Olufsen, âm thanh của máy rất trong, đầy đặn, các âm trầm, trung và cao được tái tạo tốt. Âm lượng của loa cũng đủ lớn mặc dù máy khá mỏng và không có sound box hỗ trợ.

Tuổi thọ pin

Spectre x360 được trang bị viên pin 60Wh, cho khả năng hoạt động với wifi liên tục trong vòng 8-9 tiếng và 2,5 tiếng chạy hết công suất.

Thời lượng sử dụng pin của máy

Giá và địa chỉ bán

Kết luận

8.9 Total Score
Rất đẹp và linh hoạt

Hp Spectre x360 13t là một chiếc laptop 2 in 1 có thiết kế đẹp, chắc chắn, tính linh hoạt thời lượng pin tốt cùng cấu hình khá mạnh

Thiết kế
9.5
Màn hình
9
Hiệu năng
8.5
Tiếng ồn
9
Nhiệt độ
9
Bàn phím
9
Pin
9
Giá
8.5
PROS
  • Thiết kế đẹp
  • Độ hoàn thiện tốt
  • Màn hình có màu sắc đẹp, chính xác
  • Bàn phím và touchpad hoạt động tốt
  • Chất liệu cao cấp
  • Cổng kết nối đa dạng
  • Hiệu năng tổng thể ổn
  • Thời lượng pin tốt
CONS
  • Hiệu năng GPU kém
  • Độ sáng màn hình chưa cao, bị phản chiếu hình ảnh
  • Khả năng sửa chữa, bảo trì, thay thế kém
  • Máy bị giảm hiệu năng khi hoạt động liên tục
User Rating: Be the first one!

Với HP Spectre x360 13t, nhà sản xuất hướng đến 4 yếu tố: Thiết kế sang trọng, tính di động, tuổi thọ pin và hiệu năng. HP đã làm rất tốt các tiêu chí này. Máy được hoàn thiện với chất liệu cao cấp, vỏ máy cứng cáp và chắc chắn. Thiết kế gọn nhẹ, dung lượng pin được nâng cao hơn so với dòng Ultrabook. Hiệu năng của máy cũng được đảm bảo nhờ cấu hình mạnh mẽ. Nếu như bạn thấy chiếc HP Spectre x360 quá đắt thì bạn có thể lựa chọn sang Acer Spin 5, hiệu năng của máy tương đương nhưng không có cổng Thunderbolt 3.0, dày hơn khoảng 1cm và thiết kế không được đẹp bằng.

Gửi bình luận & đánh giá

Để lại bình luận

Reviewed
Logo