Laptop Workstation là những trạm di động được thiết kế chuyên biệt để phục vụ cho việc chạy những ứng dụng khoa học kỹ thuật chuyên nghiệp. Máy trạm thường được sử dụng trong lĩnh vực đồ họa kỹ thuật cơ khí, kiến trúc, xây dựng, dựng phim 3D, chỉnh sửa âm thanh, hình ảnh, biên tập phim… Và nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc laptop như vậy thì đừng bỏ qua danh sách này.
Dưới đây mình xin phép được chia sẻ danh sách những laptop workstation tốt nhất hiện nay. Danh sách này gồm những chiếc máy ở nhiều tầm giá với các tùy chọn cấu hình khác nhau.
MSI WS65 9TM
Cấu hình
- Vi xử lý: Intel Core i7-9750H
- Card đồ họa: Nvidia Quadro RTX 5000 Max-Q
- Màn hình: 6 inch, 4K
- RAM: 32 GB
- Lưu trữ: 512 GB SSD
- Trọng lượng: 1,95 Kg
Đánh giá
Các bạn có thể lựa chọn các cấu hình khác như CPU Intel Core i7 hoặc i9; RAM 16 hoặc 32 GB. GPU Nvidia Quadro T2000 hoặc Quadro RTX 5000 Max – Q. Tùy chọn màn hình Full HD hoặc 4K; bộ nhớ trong SSD 512 Gb – tới 1 Tb.
Laptop workstation MSI WS65 sở hữu thiết kế bằng kim loại nhôm phủ lớp sơn màu đen rất bắt mắt với các chi tiết được mạ vàng; chất lượng gia công tỉ mỉ có độ chính xác cao. Phím nguồn, touchpad cũng được trang trí với khung viền mạ vàng đồng bộ với ngôn ngữ thiết kế chung của máy. Dù là một chiếc máy trạm nhưng cân nặng chỉ khoảng 1,95 Kg điều này khá gây ấn tượng đối với mình.
Cung cấp sức mạnh cho chiếc máy là bộ vi xử lý hiệu năng khủng từ Intel thế hệ 9 vì vậy không quá ngạc nhiên khi khả năng xử lý đa nhiệm, chỉnh sửa và thiết kế đồ họa mạnh mẽ đến thế. MSI WS65 được trang bị card đồ họa mang tên Quadro RTX 5000 Max-Q. Điều này giúp mày có điểm số hiệu năng xử lý đồ họa vượt qua mức trung bình của dòng laptop workstation.
MSI WS65 được trang bị màn hình kích thước 15.6 inch, độ phân giải 3840 x 2160 pixel, cho chất lượng hình ảnh tuyệt vời, giúp trải nghiệm hình ảnh hấp dẫn gấp bội. Màn hình của máy cũng có độ chính xác màu cao, thích hợp cho những ai làm công việc làm content, thiết kế đồ họa.
Khi bạn sở hữu một chiếc Laptop workstation mỏng, hiệu năng lớn thì nhiệt độ thân máy cao khi sử dụng cường độ cao là điều khó tránh khỏi. MSI WS65 cũng nằm trong số đó. Nếu bạn muốn giữ cho chiếc máy này hoạt động mát mẻ, bạn sẽ cần phải bật hết công suất của chiếc quạt tản nhiệt. Nhà sản xuất đã trang bị khả năng tùy biến Cooler Boost trong MSI Creator Center.
Các phím trên MSI WS65 rất linh hoạt và dễ chịu khi gõ vào, nhưng hành trình phím vẫn khá nông. Bàn di chuột mượt mà khi chạm vào. Cảm biến dấu vân tay được nhúng trong bàn di chuột là một điểm nhấn.
Đối với một laptop workstation mạnh mẽ với màn hình 4K, MSI WS65 có thời lượng pin ấn tượng. Nó có thể liên tục lướt web qua Wi-Fi ở độ sáng 150 nits, trong gần 7 giờ đồng hồ.
Ưu điểm
- Thiết kế mỏng nhẹ, bền bỉ
- Màn hình cho chất lượng hiển thị tuyệt vời
- Hiệu suất và đồ họa khủng
Nhược điểm
- Giá thành cao
MacBook Pro (16- inch, 2019)
Cấu hình
- Vi xử lý: Intel Core i9
- Card đồ họa: AMD Radeon Pro 5500M
- Màn hình: 16 inch, 3072 x 1920 pixel
- RAM: 16GB
- Lưu trữ: 512 GB SSD
- Trọng lượng: 2 Kg
Đánh giá
MacBook Pro 16 inch bản tiêu chuẩn với CPU Core i7, RAM 16 GB, GPU AMD Radeon 5300M và SSD. Bản nâng cấp cho bạn CPU Core i9 nhanh hơn, đồ họa Radeon Pro 5500M nhanh hơn và SSD 1TB. Bản nâng cấp nhất là CPU Core i9 nhưng SSD lên đến 2TB, RAM lên đến 32GB và bộ nhớ đồ họa từ 4GB lên 8GB.
MacBook Pro 16 inch giữ nguyên thiết kế như những chiếc MacBook Pro tiền nhiệm. Nhưng viền màn hình được làm mỏng hơn. Giúp trang bị màn hình lớn mà không làm tăng kích thước tổng thể lên đáng kể.
Màn hình Retina 16 inch với độ phân giải 3.072 x 1.920, có độ sáng cao, chi tiết và đầy màu sắc. Nó không hoàn toàn là màn hình 4K, nhưng nếu chúng ta không biết trước độ phân giải, có thể bạn sẽ bị đánh lừa đó.
Với việc được trang bị những CPU đầu bảng của Intel sức mạnh của MacBook Pro 16 inch sẽ không khỏi khiến bạn kinh ngạc. Tốc độ đọc ghi của SSD trang bị trên máy cũng đạt chỉ số đáng nể. Về mặt đồ họa bạn có thể yên tâm với GPU AMD Radeon Pro 5300M hoặc 5500M. Gần như không có tác vụ xử lý đồ họa nào làm khó được nó.
Về bàn phím, Apple đã tinh tế thay đổi thiết kế và quay lại với bàn phím hoạt động theo cơ chế “kéo cắt” vốn đã xuất hiện trên các dòng iMacs của hãng. Đa số các chuyên gia và người được trải nghiệm sớm sản phẩm đều cảm thấy thật thoải mái trên bàn phím này. Nút phím không quá nhô lên và kích thước vừa đủ, khoảng cách giữa các phím được thiết kế thoải mái với dáng tay người dùng. Bàn di chuột, kích thước lớn giống các phiên bản tiền nhiệm, cùng sự mượt mà, nhạy bén ấn tượng.
Đi liền với hiệu suất khủng thì khả năng tản nhiệt cũng phải thật tốt, nhờ tối ưu hóa hệ thống làm mát. Với bộ tản nhiệt lớn hơn và quạt mạnh mẽ, tốc độ tối đa được duy trì lâu hơn. Thêm một lời khen cho Apple khi họ có thể đẩy cao tối đa hiệu năng máy chỉ với cách điểu chỉnh một chút thiết kế của mình.
Apple đã tối ưu hóa một cách hiệu quả và tiết kiệm pin nhất có thể. Chúng được trang bị cả bộ pin rất lớn – gồm 4 “cell” pin bên trong, cam kết thời lượng sử dụng pin lên đến 11 giờ.
Ưu điểm
- Thiết kế mỏng nhẹ, bền bỉ
- Màn hình lớn, khả năng hiển thị ấn tượng
- Hiệu suất và đồ họa khủng
- Bàn phím được cải thiện
Nhược điểm
- Giá thành cao
- Cổng kết nối khá hạn chế
HP ZBook 17 G3
Cấu hình
- Vi xử lý: Intel Xeon E3-1535M v5
- Card đồ họa: NVIDIA Quadro M3000M
- Màn hình: 17,3 inch, Full HD
- RAM: 32 GB
- Lưu trữ: 512 GB SSD
- Trọng lượng: 3,26 Kg
Các tùy chọn khác là GPU Nvidia Quadro M4000M hoặc M5000M với lựa chọn màn hình 4K.
Đánh giá
HP Zbook 17 G3 vẫn sử dụng ngôn ngữ thiết kế của thế hệ trước. So với 2 chiếc laptop workstation kể trên thì sản phẩm từ nhà HP mang vẻ dày dặn hơn. Tuy nhiên nhờ thiết kế thông minh bạn sẽ khó nhận ra được sự khác nhau này. Toàn bộ những phần cơ bản của máy được làm bởi hợp kim nhôm – magie, với cân nặng 3,2 Kg thì bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi mang nó theo.
Có thể bạn lần đầu được nghe tới CPU Intel Xeon E3 này. Nhưng theo các trang uy tín đã đưa ra so sánh sức mạnh của Xeon mạnh hơn CPU Intel Core i7 – 6820HQ 20% vậy nên bạn không phải lo lắng về sức mạnh xử lý của HP Zbook 17 G3. Kết hợp với GPU Nvidia Quadro mạnh mẽ; các tác vụ làm đồ họa 3D và Render phim ảnh sẽ không gây khó khăn nhiều với chiếc máy này.
Việc trang bị màn hình độ phân giải Full HD với kích thước 17 inch có lẽ khiến một số bạn yêu cầu màn hình đẹp phải thất vọng. Chi tiết hình ảnh không thực sự xuất sắc, màu sắc chưa thực sự tươi sáng, bạn có thể gặp khó khăn khi làm việc tại môi trường nhiều ánh sáng xung quanh.
Bàn phím trên chiếc Zbook 17 G3 cùng kích thước với Zbook 15 G3 (nhỏ hơn). Vì vậy bạn sẽ thấy một chút không hợp lý giữa kích thước bàn phím và thân máy. Tuy nhiên trải nghiệm trên bàn phím này không có gì phải phàn nàn. Touchpad thông thường với ba nút chuyên dụng. Bề mặt có kích thước thuận tiện, có khả năng trượt tốt. PointStick cũng là một sự thay thế chuột tốt, mặc dù độ chính xác chưa được như trên dòng Thinkpad của Lenovo nhưng cũng đem lại trải nghiệm sử dụng tốt.
Nhờ thiết kế khe hút gió và khe tản nhiệt hợp lý, khi máy hoạt động cường độ cao khả năng tản nhiệt của máy vẫn rất tốt, máy sẽ ấm lên ở toàn bộ nhưng bạn sẽ không thấy khó chịu khi sử dụng.
Thời lượng pin của máy vào khoảng hơn 5 giờ hoạt động liên tục.
Ưu điểm
- Thiết kế cứng cáp
- Màn hình lớn
- Hiệu suất và đồ họa khủng
- Khả năng nâng cấp tốt
Nhược điểm
- Giá thành cao
- Máy khá cồng kềnh
- Màn hình hiển thị chưa xuất sắc
Dell Precision 7720
Cấu hình
- Vi xử lý: Intel Xeon E3-1535M v6
- Card đồ họa: NVIDIA Quadro P5000
- Màn hình: 17,3 inch, 4K
- RAM: 64 GB
- Lưu trữ: 512 GB SSD
- Trọng lượng: 3,6 Kg
Các tùy chọn khác như CPU Intel Core i5 – 7300HQ; RAM 8Gb; GPU Intel HD 630 hoặc các tùy chọn cao cấp hơn.
Đánh giá
Nhà sản xuất Dell có 2 thành viên góp mặt trong danh sách ngày hôm nay của chúng ta. Đầu tiên là chiếc Precision 7720 với kích thước của “người khổng lồ“ giữa “một rừng” những chiếc máy trạm. Với thiết kế phần nắp máy từ sợi Carbon cao cấp, khung máy làm từ hợp kim nhôm – magie có các đường phay cắt tinh xảo, bạn có thể sở hữu chiếc máy bền bỉ mà vẫn rất đẹp. Tuy nhiên với trọng lượng lên đến 3,6 Kg bạn sẽ không dễ dàng gì để mang chiếc máy đi khắp nơi.
“Trái tim” của máy là bộ vi xử lý Xeon E3 v6 đem đến hiệu suất tuyệt vời cho người sử dụng cần các tác vụ chỉnh sửa, thiết kế đồ họa phức tạp. Đi cùng với đó, được trang bị chiếc GPU NVIDIA Quadro P5000 khiến chiếc máy này như “hổ mọc thêm cánh“ tốc độ xử lý của máy còn tăng lên mạnh mẽ hơn.
Trên bản cấu hình cao nhất này nhà sản xuất đã trang bị cho chúng ta màn hình có độ phân giải 4K cho khả năng hiển thị hình ảnh, màu sắc trên mức mong đợi. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để trang bị cấu hình như vậy. Vì vậy bạn có thể có các lựa chọn màn hình có độ phân giải Full HD hoặc HD. Nhờ khả năng xuất hình ảnh lên đến 8K, bạn có thể tiết kiệm một khoản bằng việc mua màn hình rời để sử dụng.
Bàn phím của máy được thiết kế hợp lý, nằm cao lên trên tạo khoảng nghỉ cho bàn tay thoải mái hơn, hành trình phím sâu, khoảng cách giữa các phím hợp lý. Bàn di chuột ở mức đủ dùng, đáp ứng các thao tác điều hướng nhiều ngón tay trên Windows 10.
Khả năng tản nhiệt của máy khá tốt, bạn sẽ cảm nhận máy nóng nhiều hơn trên bàn di chuột, phần mặt dưới thân máy thì khá mát.
Pin cho phép máy hoạt động liên tục với mức 9,5 giờ khi không làm các công việc quá nặng.
Ưu điểm
- Thiết kế cứng cáp
- Màn hình lớn, hiển thị sống động
- Hiệu suất và đồ họa khủng
Nhược điểm
- Giá thành cao
- Máy khá cồng kềnh
- Bản cao cấp nhất giá thành cao, các tùy chọn cấu hình khác trải nghiệm chưa thực sự tốt
Lenovo Thinkpad P1 (gen 2)
Cấu hình
- Vi xử lý: Intel Core i7-9850H
- Card đồ họa: NVIDIA Quadro T2000
- Màn hình: 15,6 inch, Full HD
- RAM: 16 GB
- Lưu trữ: 512 GB SSD
- Trọng lượng: 1,81 Kg
Đánh giá
Chiếc laptop Workstation Thinkpad P1 này có nhiều mức giá và cấu hình khác. Mẫu cơ bản là màn hình Full HD, CPU Core i7 8750H, GPU Nvidia Quadro 1000, RAM 8 Gb và SSD 256 Gb. Bạn có thể lựa chọn CPU dòng Xeon của Intel, hoặc màn hình 4K, GPU Nvidia Quadro P2000. Tất nhiên bạn hoàn toàn có thể nâng cấp RAM và ổ nhớ.
Chiếc Thinkpad P1 vẫn mang vẻ ngoài màu đen, phủ lớp sợi Carbon như những chiếc Thinkpad từ trước đến nay. Trên chiếc máy này nhà sản xuất sử dụng hợp kim nhôm cho phần mặt lưng và mặt đáy của máy. Phần thân máy sử dụng hợp kim nhôm – magie để tăng cường độ bền nhưng giúp giảm trọng lượng máy, nên dù đây là chiếc máy trạm nhưng vẫn có thân hình như một chiếc ultrabook.
Với việc trang bị dòng vi xử lý hiệu năng cao đến từ Intel, người dùng có thể chạy những chương trình nặng như Render những thước phim 4K dài hoặc dựng mô hình 3D qua các phần mềm CAD. Có lẽ Lenovo cũng đã nghiêm túc hơn với dòng Mobile Workstation mỏng nhẹ nhưng có hiệu năng cao. Chiếc máy có các tùy chọn card đồ họa phong phú, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng của mỗi người. Với kiến trúc Turing, 2 tùy chọn card đồ họa Quadro hứa hẹn sẽ mang lại hiệu năng cao giúp người dùng tạo ra những bản vẽ 3D tuyệt vời.
Chiếc laptop workstation này được trang bị màn hình Full HD IPS tiêu chuẩn, có độ phủ màu rộng với độ sáng ở mức trung bình. Nhưng thật bất ngờ, Lenovo đã tung ra tùy chọn màn Full HD HDR với công nghệ Dolby Vision, cho hình ảnh chi tiết, màu sắc chân thực, nhưng không kém phần sống động. Hai tùy chọn 4K và 4K Touch cũng được bổ sung thêm công nghệ Dolby Vision HDR, cho màu sắc trung thực, hoàn hảo trên mọi góc nhìn. Phiên bản 4K Touch phù hợp với những đối tượng chuyên làm việc với phim ảnh. Phiên bản màn 4K cũng được hãng bổ sung thêm con chip cân màu tới từ Pantone, nhằm tăng thêm độ chính xác về màu sắc.
Máy giữ nguyên hành trình phím sâu của thế hệ tiền nhiệm, khoảng cách các phím hợp lý, keycaps bo cong, ôm tay. Nói chung là mang lại sự thoải mái khi gõ liên tục trong thời gian dài. Touchpad có kích thước lớn, bề mặt phủ kính nhưng có thêm một lớp nhám mềm mang lại cảm giác tiếp xúc rất tuyệt. Độ trễ khi di chuyển thấp, các thao tác đa điểm nhạy. Hai bên chuột trái – phải cho độ nảy tốt, phản hồi nhanh. Trackpoint vẫn cho độ chính xác cao tuyệt đối. Cụm nút chuột bổ trợ nhạy, có điểm lực và phản hồi khá rõ ràng.
Toàn bộ thân máy được làm từ kim loại, khả năng thoát nhiệt của máy là không có sự khó khăn. Điểm nóng lên thấy rõ nằm ở vùng gần bản lề sẽ không gây giảm trải nghiệm sử dụng của bạn đi quá nhiều.
Thời lượng pin trên chiếc máy là một điểm trừ. Nhưng để có thân hình mảnh mai, mà vẫn có sức mạnh lớn, thì hi sinh viên pin nhỏ hơn là điều dễ hiểu. Máy có thể sử dụng được trong vòng hơn 4 giờ.
Ưu điểm
- Thiết kế sang trọng, đẹp
- Hiệu năng mạnh mẽ
- Khả năng bảo mật tốt
- Dễ dàng trong việc nâng cấp
Nhược điểm
- Máy nhanh nóng
- Xung nhịp CPU giảm nhanh
- Thời lượng pin không cao
Dell Precision 5540
Cấu hình
- Vi xử lý: Intel Core i7-9850H
- Card đồ họa: NVIDIA Quadro T2000
- Màn hình: 15,6 inch, Full HD
- RAM: 32 GB
- Lưu trữ: 512 GB SSD
- Trọng lượng: 1,78 Kg
Các tùy chọn khác bao gồm bộ vi xử lý Core i5 – i9 thế hệ 9 hoặc Intel Xeon; RAM 8 – 32 Gb; GPU Nvidia Quadro T1000 – Quadro T2000; màn hình tùy chọn lên đến 4K.
Đánh giá
Đây là đại diện còn lại của nhà Dell trong danh sách laptop workstation này. Thoạt nhìn bạn có thể cảm thấy đây là bản sao của Dell XPS 15. Phần nắp trên và dưới của máy được làm bằng hợp kim nhôm. Khi mở ra, chiếc laptop này được thiết kế bên trong từ chất liệu bằng sợi carbon màu đen với một bàn phím nhỏ và các viền màn hình siêu mỏng. Với cân nặng chỉ 1.78kg Precision 5540 là một máy tính xách tay 15 inch tương đối nhẹ và mỏng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng mang theo chiếc laptop workstation này tới nhiều địa điểm để làm việc.
Hiệu năng của bộ vi xử lý kết hợp với đồ họa đầu bảng trên chiếc máy đủ sức để thực hiện tác vụ của những người yêu cầu làm việc trên các phầm mềm xử lý hình ảnh, thiết kế 3D. Khả năng giải trí cũng rất tuyệt vời!
Máy trạm này có độ sáng cao hơn mức trung bình. Cho phép người sử dụng có thể dễ dàng nhìn màn hình theo nhiều góc độ khác nhau kể cả khi có ánh sáng chiếu vào. Màn hình có độ phân giải 1920 x 1080 trên Precision 5540 sống động và sắc nét.
Giống như bàn phím của XPS 15, các phím của Precision 5540 tương đối thoải mái khi gõ, nhưng vẫn hơi nông. Đèn nền bàn phím có màu trắng và khá sáng. Mặc dù có không gian rộng rãi nhưng không được trang bị bàn phím số. Đó là thứ mà bạn muốn có trên một máy trạm. Bàn di chuột mượt mà, cảm giác tổng thể của nó khá ổn. Thao tác cuộn bằng hai ngón tay và thao tác theo tab bằng ba ngón tay đã được đáp ứng.
Precision 5540 tương đối mát khi thực hiện tác vụ thông thường. Sau 15 phút hoạt động mạnh, tâm của bàn phím và bàn di chuột dần nóng lên, điểm nóng nhất mà máy nhận được là mặt dưới bên trái.
Pin chỉ kéo dài 6 giờ 20 phút, vượt qua mức trung bình của máy trạm, nhưng có thể tốt hơn.
Ưu điểm
- Thiết kế sang trọng, trọng lượng nhẹ
- Hiệu năng mạnh mẽ
- Viền màn hình mỏng, chất lượng hiển thị tốt
Nhược điểm
- Máy nhanh nóng, ồn khi thực hiện tác vụ nặng
- Xung nhịp CPU giảm nhanh khi máy nóng
Nếu bạn quan tâm đến những chiếc laptop dành cho doanh nhân đích thực, những người cần một chiếc máy bền bỉ, cao cấp thì đừng bỏ qua danh sách này
Razer Blade Studio Edition
Cấu hình
- Vi xử lý: Intel Core i7-9750H
- Card đồ họa: NVIDIA Quadro RTX 5000 Max-Q
- Màn hình: 15,6 inch, 4K
- RAM: 32 GB
- Lưu trữ: 1 TB SSD
- Trọng lượng: 2,18 Kg
Máy chỉ có một lựa chọn bộ vi xử lý và màn hình, GPU có khá nhiều lựa chọn cho bạn.
Đánh giá
Phiên bản Studio Edition chỉ có màu Mercury White. Chất liệu bằng nhôm, đi kèm với một logo Razer màu bạc bóng. Khi mở nắp máy, bạn sẽ thấy viền màn hình được làm siêu mỏng, các phím có phông màu trắng khiến cho máy có có một vẻ đẹp quyến rũ.
Ẩn mình bên trong chiếc laptop workstation này là bộ vi xử lý Intel Core i7-9750H với 32GB RAM, NVIDIA Quadro RTX 5000 Max-Q. Đọc đến đây thôi bạn có thể tưởng tượng được sức mạnh xử lý khủng khiếp của chiếc máy này rồi phải không. Các thông số đều vượt trội so với mức trung bình.
Màn hình OLED 4K, 15,6 inch của Razer Blade 15 Studio Edition là một trong những tấm nền sống động và đầy màu sắc nhất. Độ bao phủ màu vượt qua mức trung bình của những chiếc máy trạm di động.
Các phím trên Razer Blade 15 Studio Edition thoải mái khi gõ. Nhưng chúng quá nông và không đủ độ nảy. Bàn phím cung cấp RGB cho mỗi phím có thể tùy chỉnh hoàn toàn. Bạn có thể dễ dàng gán màu và hiệu ứng cho mỗi phím. Bàn di chuột 5,1 x 3,1 inch của Studio Edition rộng rãi và mềm mại, nhưng các cú nhấp chuột ở mặt cứng hơn.
Phiên bản Studio chia sẻ thiết kế làm mát bằng quạt kép của Blade 15 Advanced. Cả hai đều thổi khí nóng ra phía sau, bên dưới bản lề màn hình.
Thời lượng pin đáp ứng khoảng 6 giờ với tác vụ bình thường.
Ưu điểm
- Thiết kế sang trọng, trọng lượng nhẹ
- Hiệu năng khủng
- Viền màn hình mỏng, chất lượng hiển thị tuyệt vời
Nhược điểm
- Giá cao
- Khả năng tản nhiệt trung bình
Trên đây mình đưa ra cho các bạn danh sách những chiếc laptop workstation tốt nhất ở thời điểm hiện tại. Bạn có thể nhận thấy danh sách này chia thành 2 nhóm: những chiếc Laptop “to nạc” và những chiếc máy trạm với thiết kế như Ultrabook. Với nhóm “to nạc” sẽ phù hợp với những người cần máy trạm phục vụ tốt nhất cho công việc, hiệu suất làm việc cao nhất với khả năng tài chính thấp hơn. Còn nhóm thiết kế mỏng nhẹ phù hợp với người phải di chuyển nhiều, cần chiếc máy mỏng nhẹ nhưng hiệu suất phải cao. Tất nhiên bạn sẽ phải đánh đổi thiết kế với khả năng tản nhiệt, hiệu năng kém hơn chút.
Chúc các bạn sẽ lựa chọn được chiếc Laptop workstation phù hợp nhất với mình!