7 laptop cho thiết kế đồ họa chuyên nghiệp tốt nhất 2022

Bạn đang học tập hay làm những công việc đòi hỏi cần một laptop cho thiết kế đồ họa chuyên nghiệp? Công việc này đòi hỏi cần có một chiếc máy tính hiệu năng mạnh mẽ, màn hình hiển thị chính xác, đẹp. Thậm chí còn cần cả tính di động tốt? Hôm nay Bloggiamgia.vn đem đến cho các bạn danh sách những chiếc Laptop có khả năng thiết kế đồ họa chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay. Danh sách này dựa trên hiệu năng, màn hình, khả năng kết nối và khả năng nâng cấp phần cứng.

Mong rằng danh sách này sẽ giúp bạn lựa chọn được chiếc laptop phù hợp nhất với nhu cầu.

MacBook Pro (16-inch, 2019)

laptop cho thiết kế đồ họa

Cấu hình

  • Vi xử lý: Intel Core i7 hoặc Core i9 thế hệ thứ 9
  • Card đồ họa: AMD Radeon Pro 5300M hoặc Radeon Pro 5500M
  • Màn hình: 16 inchs, Retina
  • RAM: 16 Gb mở rộng lên đến 64 Gb
  • Bộ nhớ: 512 GB mở rộng lên đến 8 TB SSD

Đánh giá

Macbook Pro 16 inch sở hữu hiệu năng mạnh mẽ nhất trong dòng Macbook từng được sản xuất; đặc biệt khi được trang bị ở cấu hình cao nhất. Với nhu cầu chỉnh sửa hình ảnh, video thì các tùy chọn tầm trung đã đủ sức để bạn làm việc rồi bởi khả năng tối ưu phần cứng và phần mềm của Apple là rất tốt. Tất nhiên, việc trang bị card đồ họa rời càng giúp máy xử lý đồ họa mạnh mẽ hơn.

Màn hình trên chiếc máy này lớn nhất sau khi Apple dừng sản xuất dòng Macbook 17 inchs. Nó thực sự đẹp, hiển thị sắc nét. Nhờ hệ điều hành macOS Catalina, bạn có thể sử dụng iPad làm màn hình thứ hai bằng tính năng Sidecar. Cùng với bút cảm ứng Apple Pencil để điều khiển thông qua một số ứng dụng biến chiếc Ipad đó thành bảng vẽ chuyên dụng rất phù hợp với người làm thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ phải đầu tư một khoản tiền cho chiếc Ipad. Nếu MacBook Pro đi kèm với màn hình cảm ứng, đó sẽ là một điều tuyệt vời hơn nữa.

Đánh đổi với thiết kế mỏng nhẹ, sang trọng là việc hạn chế các cổng kết nối. Bạn sẽ mất thêm một khoản để sắm bộ hub chuyển đổi cho chiếc laptop thiết kế đồ họa chuyên nghiệp này.

Ưu điểm

  • Hiệu năng tổng thể cao
  • Màn hình kích thước lớn, hiển thị sắc nét
  • Bàn phím được cải tiến

Nhược điểm

  • Giá cao
  • Hạn chế cổng kết nối

Dell XPS 15 (2020)

laptop cho thiết kế đồ họa

Cấu hình

  • Vi xử lý: Intel Core i5 hoặc Core i7 thế hệ thứ 10
  • Card đồ họa: Intel Iris Plus hoặc Nvidia GeForce GTX 1650 Ti
  • Màn hình: 15,6 inch; Full HD + IPS hoặc 4K
  • RAM: 8 Gb mở rộng lên đến 64 Gb
  • Bộ nhớ: 256 GB mở rộng lên đến 1 TB SSD

Đánh giá

Dell XPS 15 (2020) là chiếc máy tính xách tay gần như hoàn hảo. Với các nâng cấp cần thiết về cấu hình kết hợp với thiết kế đẹp của dòng XPS đã làm cho nó trở nên như vậy. Bạn cần chiếc máy Window có sức mạnh để giải quyết hầu hết các tác vụ trong thiết kế 3D, thì đây là lựa chọn rất đáng giá. Điều này có được nhờ việc trang bị bộ vi xử lý thế hệ 10 của nhà sản xuất Intel kết hợp cùng các tùy chọn về card đồ họa rời.

Màn hình hiển thị vượt ngoài những gì mà người sử dụng có thể mong đợi. Với màn hình 4K đạt 100% gam màu Adobe RGB và độ sáng 500 nits. Đây là một chiếc laptop thiết kế đồ họa tuyệt vời để làm những công việc chỉnh sửa ảnh hoặc để giải trí với các chương trình và bộ phim yêu thích của bạn. Viền màn hình siêu mỏng là điểm nhấn lớn trong thiết kế, nó sẽ giúp giảm kích thước tổng thể của máy mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm.

Các cổng kết nối trên XPS 15 cũng khá hạn chế, bạn vẫn sẽ cần đầu tư một bộ hub chuyển đổi để kết nối máy với các thiết bị ngoại vi.

Ưu điểm

  • Hiệu suất hoạt động cao
  • Màn hình hiển thị đẹp
  • Thiết kế bắt mắt

Nhược điểm

  • Card đồ họa chưa tối ưu
  • Màn hình kích thước hơi nhỏ dành cho thiết kế

Razer Blade 15 Studio Edition

laptop cho thiết kế đồ họa

Cấu hình

  • Vi xử lý: Intel Core i7 hoặc i9 thế hệ thứ 8
  • Card đồ họa: NVIDIA GeForce GTX 1060 Max-Q hoặc NVIDIA Quadro RTX 5000 Studio Edition
  • Màn hình: 15,6 inch Full HD hoặc 4K, có hỗ trợ cảm ứng
  • RAM: 32 Gb
  • Bộ nhớ: 1 TB SSD

Đánh giá

Trước nay thương hiệu Razer được biết là nhà sản xuất Laptop Gaming. Đến Blade 15 Studio Edition đánh dấu bước chuyển mình của nhà sản xuất này sang mảng thiết kế đồ họa. Thiết kế của Razer Blade 15 Studio Edition rất tối giản. Chỉ có một vài điểm mang chất Gaming và viền mỏng ở hai bên màn hình là điểm nhấn lớn nhất trong thiết kế.

Bên trong Razer Blade 15 Studio Edition là các lõi RT trong dòng sản phẩm GPU RTX của Nvidia. Nó có thể giúp người sáng tạo, tạo ra tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số với ánh sáng được hiển thị chân thực. GPU cũng có Tensor Cores cho các ứng dụng AI, điều này có thể giúp thực hiện các tác vụ như chia tỷ lệ độ phân giải và chỉnh sửa video nhanh hơn. Điều đó giúp các ứng dụng như Adobe Lightroom có ​​thể tận dụng tính năng này.

Màn hình của Razer Blade 15 Studio Edition không chỉ đánh bại MacBook Pro về độ phân giải mà còn là màn hình OLED. Cung cấp tỷ lệ tương phản và độ sống động màu sắc tuyệt đẹp. Thậm chí nó còn có tùy chọn màn hình hỗ trợ cảm ứng. Màn hình này cũng có 100% gam màu DCI-P3, điều này rất cần thiết với những người yêu cầu tái tạo màu chính xác.

Máy được trang bị khá nhiều cổng kết nối từ USB 3.2 tới giắc cắm tai nghe và cổng Thunderbolt 3 (USB-C), Cổng HDMI và Mini DisplayPort. Tuy nhiên không có đầu đọc thẻ nhớ tích hợp.

Ưu điểm

  • Hiệu suất hoạt động cao, tối ưu cho đồ họa
  • Màn hình hiển thị đẹp, có hỗ trợ cảm ứng
  • Thiết kế bắt mắt

Nhược điểm

  • Thiết kế không phù hợp với thị hiếu nhiều người
  • Màn hình kích thước hơi nhỏ dành cho thiết kế
  • Giá cao

MacBook Air (2020)

laptop cho thiết kế đồ họa

Cấu hình

  • Vi xử lý: Chip Apple M1
  • Card đồ họa: Tích hợp GPU 7 lõi
  • Màn hình: 13,3 inch; 2,560 x 1,600 Pixel
  • RAM: 8 Gb
  • Bộ nhớ: 256 GB SSD

Đánh giá

Bằng việc tối ưu tuyệt vời giữa phần cứng là bộ vi xử lý M1 do chính Apple nghiên cứu với hệ điều hành Big Sur đem đến hiệu năng tổng thể tuyệt vời cho chiếc laptop thiết kế đồ họa này. Apple đã tuyên bố tốc độ xử lý của chiếc máy này nhanh gấp ba lần các chiếc laptop khác cùng loại và nhanh hơn 98% những chiếc laptop Window được bán ra trong năm 2020. Bạn không chỉ chạy các ứng dụng của Mac hiện có mà nhờ chip M1 giờ đây bạn có thể chạy một số ứng dụng hoặc trò chơi iOS. Điều này mang lại khá nhiều công cụ mới cho MacBook.

Màn hình trên chiếc máy này vẫn rất đẹp, vẫn mang những nét nổi bật của dòng Macbook. Với đèn nền LED 400 nit và màn hình Retina độ phân giải 2560 x 1600 và đi kèm với công nghệ True Tone của Apple, tự động điều chỉnh nhiệt độ màu trên màn hình dựa trên ánh sáng xung quanh. Điểm mới ở đây là màn hình của MacBook Air (M1, 2020) hỗ trợ gam màu rộng P3, mang lại hình ảnh chính xác hơn, chân thực hơn. Bạn có thể yên tâm làm các công việc thiết kế đồ họa trong mọi điều kiện ánh sáng.

Bạn sẽ có hai cổng Thunderbolt 3 và giắc cắm âm thanh. Cổng Thunderbolt 3 hỗ trợ sạc và có thể được sử dụng để kết nối với màn hình rời và truyền dữ liệu (khá ít với một chiếc máy để làm thiết kế đồ họa).

Một điểm nữa trên chiếc máy bạn cần lưu ý, đó là chiếc Macbook Air này không trang bị quạt tản nhiệt. Điều này có thể là điểm mạnh bởi khả năng làm việc rất yên tĩnh của máy. Nhưng sẽ là điểm yếu nếu máy phải thực hiện các tác vụ nặng trong thời gian dài, vì nhiệt độ là kẻ thù của hiệu năng.

Ưu điểm

  • Hiệu suất hoạt động tốt
  • Màn hình hiển thị đẹp
  • Thời lượng pin tốt

Nhược điểm

  • Thiết kế không có sự đột phá
  • Khả năng tản nhiệt hạn chế có thể ảnh hưởng đến hiệu suất
  • Giá cao
  • Một số ứng dụng chưa tối ưu

Microsoft Surface Book 2

laptop cho thiết kế đồ họa

Cấu hình

  • Vi xử lý: Intel Core i5 hoặc i7 thế hệ thứ 8
  • Card đồ họa: Intel UHD Graphics 620 hoặc Nvidia GeForce GTX 1060
  • Màn hình: 15 inch, 3.240 x 2.160; PixelSense (tỷ lệ khung hình 3: 2)
  • RAM: 16 Gb
  • Bộ nhớ: 1 TB SSD

Đánh giá

Surface Book 2 là chiếc máy tính có sức mạnh lớn nhất trong dòng laptop 2 trong 1 đang có mặt trên thị trường. Sức mạnh này được mang đến từ bộ vi xử lý Core i7 thế hệ 8, GPU Nvidia Geforce GTX 1060. Hiệu năng của chiếc laptop thiết kế đồ hoạc 2 in 1 này có thể sánh ngang với những chiếc Laptop Gaming. Nhưng đây là sản phẩm của Microsoft, hãng sản xuất trước nay vẫn được biết đến với những sản phẩm phục vụ công việc, chiếc Surface Book 2 thực sự là công cụ hoàn hảo cho những nhà thiết kế đồ họa.

Để hỗ trợ đắc lực hơn cho công việc đồ họa, chiếc máy được trang bị màn hình sắc nét với mật độ điểm ảnh cao 260 PPI, trên kích thước 15 inch. Khả năng phản hồi thao tác cảm ứng được tăng cường nhờ công nghệ màn hình PixelSense. Giúp bạn gần như không cảm thấy độ trễ khi vẽ trên màn hình bằng bút Surface Pen. Với tỷ lê màn hình là 3:2 rất phù hợp với công việc, bạn sẽ có nhiều không gian hơn để làm việc theo chiều dọc của máy. Tuy nhiên trải nghiệm xem video có thể không thoải mái do sẽ có 2 khoảng đen phía trên và dưới màn hình.

Tuy có thiết kế mỏng nhẹ của chiếc Laptop 2 trong 1, Surface Book 2 có khá đầy đủ các cổng kết nối: USB type A 3.0; USB Type-C; Đầu đọc thẻ SD/Giắc cắm tai nghe 3,5 mm; 2 kết nối bề mặt. Ngoài ra chiếc Surface book 2 còn được tích hợp giao thức Xbox Wireless. Cho phép kết nối với các phụ kiện không dây trong hệ sinh thái Xbox One. Ví dụ: Tay cầm Xbox Wireless, hoặc các tay cầm đến từ đối tác của Microsoft để biến chiếc máy thành một chiếc máy chơi game tuyệt vời.

Microsoft thiết kế hệ thống tản nhiệt 1 ống đồng 2 quạt 2 heatsink cho GPU GTX 1060. Với GPU được đặt trên phần dock bàn phím nên bạn yên tâm trong quá trình làm việc với tác vụ nặng, máy sẽ không bị giới hạn hiệu năng vì nhiệt độ.

Ưu điểm

  • Hiệu năng mạnh mẽ
  • Khả năng tản nhiệt tốt
  • Thời lượng pin tốt

Nhược điểm

  • Không trang bị bút cảm ứng Surface theo máy
  • Giá cao

Lenovo ThinkPad P1

laptop cho thiết kế đồ họa

Cấu hình

  • Vi xử lý: Intel Core Core i5 – i7 – i9 thế hệ 9 cho tới Xeon
  • Card đồ họa: Intel UHD 630 hoặc NVIDIA Quadro T1000 hoặc NVIDIA Quadro T2000
  • Màn hình: 6″ FHD tùy chọn 4K và 4K hỗ trợ cảm ứng
  • RAM: 16 GB nâng cấp tối đa 64 GB
  • Bộ nhớ: 512 GB SSD

Đánh giá

Máy sử dụng dòng CPU hiệu năng cao Intel thế hệ 9, với tùy chọn từ Core i5 cho tới Xeon. Giúp máy có thể chạy những chương trình nặng như dựng mô hình 3D qua các phần mềm CAD. Máy có hệ thống các tùy chọn card đồ họa phong phú, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng của mỗi người. Với tùy chọn card đồ họa Quadro sẽ mang lại hiệu năng cao gấp 5 lần so với kiến trúc cũ. Từ đó người dùng có thể sáng tạo ra những bản vẽ 3D tuyệt vời. Có thế Lenovo thể hiện sự nghiêm túc với dòng laptop mỏng nhẹ mà hiệu năng cao trên chiếc laptop thiết kế đồ họa này.

Được trang bị màn hình Full HD IPS, có độ phủ màu 92% sRGB và 61% AdobeRGB với độ sáng ở mức trung bình. Lenovo còn tung ra tùy chọn màn Full HD HDR, 4K và 4K Touch với công nghệ Dolby Vision, cho hình ảnh chi tiết, màu sắc chân thực, nhưng không kém phần sống động, hoàn hảo trên mọi góc nhìn. Ngoài ra, phiên bản 4K Touch được bổ sung thêm các tính năng phù hợp với những đối tượng chuyên làm việc với phim ảnh. Phiên bản màn 4K cũng được hãng bổ sung thêm con chip cân màu, nhằm tăng thêm độ chính xác về màu sắc.

Máy được trang bị đa dạng cổng kết nối gồm: USB Type A, USB Type C tích hợp Thunderbolt 3, khe thẻ SD, cổng HDMI, kết nối Mini RJ-45 và 1 jack tai nghe 3.5mm. Với số lượng cổng kết nối như này, người dùng thoải mái kết nối máy với các thiết bị ngoại vi khác.

Điểm đáng lưu ý là khả năng tản nhiệt của máy không thực sự tốt. Máy sẽ nóng nhanh khi gồng gánh các tác vụ nặng, từ đó dẫn đến hiệu năng của máy bị ảnh hưởng

Ưu điểm

  • Hiệu năng mạnh mẽ
  • Nhiều cổng kết nối
  • Thiết kế đẹp

Nhược điểm

  • Máy nhanh nóng, ảnh hưởng đến hiệu năng
  • Thời lượng pin thấp

Dell XPS 13 (2020)

laptop cho thiết kế đồ họa

Cấu hình

  • Vi xử lý: Intel Core i5 hoặc Core i7 thế hệ thứ 10
  • Card đồ họa: Intel Iris Plus hoặc Nvidia GeForce GTX 1650 Ti
  • Màn hình: 13,3 inch FHD – 4K
  • RAM: 8 Gb mở rộng lên đến 16 Gb
  • Bộ nhớ: 256 GB mở rộng lên đến 2 TB SSD

Đánh giá

Dell XPS 13 được trang Intel thế hệ 10 giống với chiếc XPS 15 (2020). Bộ xử lý này cung cấp đủ sức mạnh để hoàn thành khá nhiều tác vụ thông thường. Nhưng có thể gặp khó khăn trong khối lượng công việc siêu nặng như chỉnh sửa video. Tuy nhiên GPU  Intel Gen11, hay “Intel Iris” có sức mạnh gấp 2 lần so với đồ họa tích hợp trong thế hệ trước. Vì vậy hiệu suất tổng thể của máy ở mức rất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn định sử dụng chiếc máy để chơi game thì đó không phải điều sáng suốt. Nó phù hợp với công việc và giải trí nhẹ nhàng hơn là chuyên chơi game.

Màn hình cảm ứng 1080p trên Dell XPS 13 là một trong những màn hình sáng nhất, nhiều màu sắc nhất. Với tùy chọn màn hình 4K có thể trông đẹp hơn. Bước cải tiến có thể thấy rõ ràng và được nhắc đến nhiều nhất trên chiếc máy này đó là thiết kế viền màn hình mỏng. Có thể là mỏng nhất thời điểm hiện tại! Điều này mang đến một dáng vẻ hiện đại và cuốn hút.

XPS 13 là một chiếc laptop thiết kế đồ họa mỏng nhẹ vì vậy việc cắt giảm các cổng để đảm bảo tính di động là điều không tránh khỏi. Thật vậy chỉ có 2 cổng Thunderbolt 3, một khe thẻ nhớ microSD và một jack cắm tai nghe.

Ưu điểm

  • Hiệu năng mạnh mẽ
  • Màn hình xuất sắc
  • Thiết kế đẹp

Nhược điểm

  • Máy nhanh nóng
  • Đắt

Trên đây là danh sách 7 chiếc Laptop thiết kế đồ họa tốt nhất hiện nay dành cho các bạn. Mỗi máy có những ưu và nhược điểm khác nhau. Và trong mỗi dòng máy lại có các tùy chọn về cấu hình cũng khác nhau. Điều này là để phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Các bạn nên xem xét khả năng tài chính và nhu cầu thực tế để lựa chọn những chiếc máy phù hợp nhất!

Tags:

Gửi bình luận & đánh giá

Để lại bình luận

Reviewed
Logo