Vivo Y17 là một chiếc smartphone tầm trung giá rẻ của Vivo được ra mắt từ năm ngoái với những tính năng được cho là tầm thường ngoài một dung lượng pin khủng và thiết kế đẹp
Vậy thực sự thì nó là chiếc điện thoại như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về Vivo Y17 qua bài đánh giá chi tiết dưới đây nha!
Thông số kỹ thuật
Bộ xử lý (CPU) | Mediatek MT6765 Helio P35 (12nm) CPU Lõi Octa (4x2.3 GHz Cortex-A53 & 4x1.8 GHz Cortex-A53) |
Bộ xử lý đồ họa (GPU) | PowerVR GE8320 |
RAM | 4GB |
ROM | 128 GB eMMC 5.1 |
Thẻ nhớ | microSDXC (khe chuyên dụng) |
Số Sim | SIM đơn (Nano-SIM) hoặc Dual SIM (Nano-SIM, dự phòng kép) |
Màn hình | Công nghệ: cảm ứng điện dung IPS LCD, màu 16M Kích thước: 6.35 inches Tỷ lệ: 19:9 Độ phân giải: 720 x 1544 pixel (mật độ ~ 268 ppi) |
Kết nối | USB type C 3.1 Cảm biến vân tay Cổng tai nghe 3.5 mm NFC Bluetooth 5.50 |
Cảm biến | Cảm biến vân tay phía sau Cảm biến chuyển động Con quay hồi chuyển Cảm biến tiệm cận, la bàn |
Mạng | Wi-Fi 802.11 a/b/g/n/ac/ax, dual-band, Wi-Fi Direct, hotspot GSM / CDMA / HSPA / EVDO / LTE |
Pin | Pin Li-Po 5000 mAh không thể tháo rời Sạc nhanh 18W |
Máy ảnh | Camera sau gồm 3 ống kính - 13 MP, f/2.2, PDAF - 8 MP, f/2.2, 16mm (ultrawide) - 2 MP, f/2.4, (depth) Camera trước: - 20 MP, f/2.0, (wide), 1/2.8", 1.0μm - toàn cầu - 16 MP, f/2.0, 26mm (wide), 1/3.1", 1.0µm - trung quốc |
Chống nước | không chống nước |
Kích thước | 159,4 x 76,8 x 8,9 mm (6,28 x 3,02 x 0,35 in) |
Trọng lượng | 190,5 g |
Đánh giá chi tiết điện thoại Vivo Y17
Thiết kế
Nói về thiết kế thì Vivo Y17 không có gì độc đáo hơn các đối thủ của nó. Đó là hai mặt phẳng với các cạnh được bo cong một chút. Tuy nhiên nó vẫn rất thu hút ánh nhìn bởi được hoàn thiện bóng loáng và kết thúc màu gradient trông có vẻ như là kính. Bạn có thể lựa chọn giữa mà xanh và màu tím cho mẫu điện thoại này.
Mặt trước
Mặt trước là một màn hình Halo FullView kích thước 6.35 inch rộng rãi với tỷ lệ 19,3:9 khá lớn. Phía trên nó có một notch hình chữ V khá là nhỏ và hầu như không ảnh hưởng tới màn hình hiển thị.
Các mặt cong che khuất viền dày của các cạnh màn hình một cách khá tốt nhưng không thể che giấu được chiếc cằm dày. Tuy nhiên bạn cũng không thể yêu cầu một màn hình quá tốt cho một chiếc điện thoại giá rẻ như vậy.
Mặt sau
Mặt sau của chiếc điện thoại được làm bằng nhựa, nhưng nhờ lớp sơn bóng gradient khiến nó trông như làm bằng kính. Chúng ta có 2 màu được phân bố thay đổi từ trên xuống dưới chúng sẽ đậm hơn ở phía dưới và nhạt dần lên trên. Khi bạn nghiêng máy sẽ có phản xạ ánh sáng tạo ra một đường chéo đẹp. Điều đó được lấy cảm hứng từ sự tương tác giữa ánh sáng và nước.
Mặt sau nổi bật với bộ 3 camera bố trí treo chiều dọc ở góc trên bên trái. Chúng được bảo vệ bởi viền kim loại màu tím hoặc màu vàng tương ứng với 2 phiên bản màu.
Ở giữa chúng ta có thể thấy cảm biến vân tay, nói chung cảm biến này hoạt động tốt. Nó quét vân tay nhanh và mở khóa điện thoại cũng rất chính xác. Dưới cùng là Logo của nhà sản xuất, logo này vẫn đặt ở giữa và chạy theo chiều ngang.
Các cạnh còn lại
Cũng như mặt sau thì khung máy cũng được làm từ nhựa và hoàn thiện phù hợp với màu máy. Và như thường lệ các cổng kết nối đều được gắn ở đây.
Nói chung về thiết kế thì Vivo Y17 là một chiếc điện thoại khá nặng (ở mức 190,5g) và dày (8,92mm), nó không phải là loại điện thoại gọn nhẹ. Tuy nhiên đó là sự đánh đổi để bạn nhận được viên khổng lồ và người mình nghĩ những người mua nó vẫn rất hài lòng. Cũng không có gì nhiều để chê về sự hoàn thiện của nó, nhưng mặt ngoài bóng loáng là nơi để dấu vân tay và bụi bẩn bám gây khó chịu.
Màn hình
Vivo Y17 trang bị màn hình IPS LCD HD+ 6.35 inch. Mặc dù chỉ có độ phân giải 720p, nhưng độ sắc nét vẫn ở mức chấp nhận được. Nó có màn hình lớn nhưng lại có độ phân giải thấp nên chất lượng hiển thị thực sự có thể nói là quá tầm thường. Nếu bạn xem phim chất lượng cao nhưng màn hình lại hiển thị chỉ 720p thì bạn sẽ thấy sự tồi tệ của nó.
Tuy nhiên độ sáng của màn hình này lại khá tốt khi bạn có thể sử dụng điện thoại thoải mái dưới ánh nắng, thậm chí ở mức sáng 50% vẫn xem rất tốt nhé.
Hơn nữa trong cài đặt, bạn có thể tùy chọn nhiệt độ màu của màn hình thành mát, mặc định hay ấm. Về độ tái tạo màu sắc mình thấy nó khá chính xác và sống động.
Phần mềm
Vivo Y17 chạy hệ điều hành Funtouch OS 9 của Vivo dựa trên Android 9 Pie. Theo mặc định, màn hình chính có kích thước bố cục 4 × 6, nhưng nó có thể được điều chỉnh thành 4 × 5 để làm cho các biểu tượng lớn hơn hoặc thành 5 × 6 để làm cho các biểu tượng nhỏ hơn.
Giao diện có kiểu màn hình chính tiêu chuẩn nhưng không thể chuyển đổi thành dạng ngăn kéo được. Y17 cũng có tính năng EasyTouch để giúp bạn lựa chọn các ứng dụng yêu thích và lựa chọn các công cụ nhanh. Khi không sử dụng, nó trượt sang cạnh trái hoặc phải của màn hình dưới dạng một vết nhỏ màu xám.
Các ứng dụng được cài đặt sẵn bao gồm các ứng dụng Google thông thường và các ứng dụng của bên thứ ba như Facebook, Lazada và WeSing. Y17 có nhiều công cụ được cài đặt sẵn, bao gồm EasyShare, vivoCloud và V-Appstore. Về các tính năng, điện thoại thông minh có Chế độ dành cho trẻ em, Chế độ xe máy, Chia thông minh, Sao chép ứng dụng, Phản chiếu thông minh và Trình quản lý
Nói chung, phần mềm Funtouch OS 9 vẫn mang hơi hướng của iOS và nó có thể là sự mới lạ đối với một fan của Android nhưng rất quen thuộc với “dân chơi” iOS.
Hiệu năng
MediaTek Helio P35 cung cấp sức mạnh cho Vivo Y17, kết hợp với GPU PowerVR GE8320 và RAM 4GB. 128GB là dung lượng lưu trữ duy nhất có sẵn cho Y17 và nó có thể được mở rộng lên tới 256GB thông qua khe cắm microSD chuyên dụng. Trong số 128 GB, sẽ có khoảng 107 GB có thể sử dụng được.
Mình đã chạy Y17 qua các ứng dụng điểm chuẩn thông thường và đây là kết quả:
- AnTuTu – 87,776
- Geekbench – 904 (Single-core), 4,407 (Multi-core)
- 3D Mark – 512 (SSE – OpenGL ES 3.1)
- PC Mark – 5,705 (Work 2.0)
- AndroBench – 279.12 MB/s (Sequential Read), 184.16 MB/s (Sequential Write)
Với những số liệu này chúng ta có thể kết luận rằng chiếc điện thoại này chỉ phù hợp với những tác vụ hàng ngày mà thôi. Nếu bạn chỉ nghe nhạc, xem phim hay chơi những game 2D đồ họa thấp thì ổn còn dùng cho những ứng dụng nặng chắc chắn sẽ có hiện tượng lag, giật.
Khả năng chơi game
Như đã nói thì khả năng chơi game của chiếc điện thoại này khá tồi tệ. Sức mạnh của MediaTek Helio P35 không đủ để bạn chơi game 3D đồ họa cao.
Nói đơn giản với Liên Quân mobile thì bạn sẽ có những lúc đứng yên cho đối thủ bắn, nhiều lúc còn chẳng biết vì sao mình “lên bảng đếm số”. Thực tế mình đã cài đặt ở mức cấu hình thấp rồi nhưng vẫn giật lag thường xuyên.
Đối với PUBG mobile cũng vậy, thậm chí game này yêu cầu đồ họa còn cao hơn nên sự giật lag lại càng lớn. Có khi mình đang chạy lại bị đứng yên và rất dễ bị bắn.
Camera
Bộ ba camera phía sau của Vivo Y17 gồm camera chính 13 megapixel, f / 2.2; camera góc rộng 8 megapixel, f / 2.2 và cảm biến độ sâu 2 megapixel, f / 2.4 để chụp ảnh chân dung. Điều này không gây nhiều ấn tượng, đặc biệt là khẩu độ cao cho thấy trong điều kiện ánh sáng yếu máy ảnh có thể không đem lại hiệu suất tốt như các đối thủ cùng tầm giá. Vivo thay vào đó tập trung vào camera trước, có độ phân giải 20 megapixel và khẩu độ f / 2.0.
Không có chế độ Chân dung / Bokeh chuyên dụng, nhưng có một nút trên chế độ Ảnh tiêu chuẩn cho phép bạn làm điều đó. Phát hiện cạnh là trung bình khá; tuy nhiên, như đã đề cập, nó cũng có xu hướng mất nét. Bạn cần kiểm tra các bức hình sau khi chụp nếu không bạn có thể sẽ có những tấm ảnh hơi mờ.
Vivo Y17 cũng có khả năng chụp ảnh góc rộng. Có hiệu ứng mắt cá nhẹ, nhưng hình ảnh chụp được ở một phạm vi rộng và có màu sắc rực rỡ.
Nếu bạn chụp ảnh vào ban đêm thì thực sự là hơi “tù”. Hình ảnh thu được rất mờ nhạt, nhiều vị trí nhiễu. Nói chung là chất lượng kém!
Camera macro nói chung hoạt động rất tốt với ánh sáng ban ngày và ban đêm nó cũng hoạt động khá tốt.
Camera trước
Nếu có cái gì đó ấn tượng với camera có thể đó là từ camera selfie với ống kính 20 MP. Nó hỗ trợ công nghệ làm đẹp bằng AI để cho ra những bức ảnh “tự sướng” lung linh và đẹp mắt.
Đối với ảnh tự chụp, những hình ảnh do Y17 xuất ra trông đủ đẹp để đăng tải trên mạng xã hội. Có chế độ làm đẹp AI chuyên dụng. Tuy vậy mình khuyên bạn chỉ nên sử dụng cài đặt AI làm đẹp tiêu chuẩn mà thôi, nó sẽ làm cho da bạn mịn màng và trông tự nhiên hơn. Nếu bạn vẫn muốn chỉnh lên max thì nó trông quá ảo và mất sự chân thực đấy.
Quay video
Tuổi thọ pin
Thử nghiệm pin của PC Mark đã chấm điểm viên pin 5.000mAh khổng lồ của Y17 với 14 giờ 21 phút. Trong bài kiểm tra vòng lặp video tiêu chuẩn của mình (phim 1080p, độ sáng 50%, âm lượng 50% với tai nghe, chế độ máy bay), thiết bị đã kéo dài tổng cộng 20 giờ và 25 phút. Tuổi thọ pin của Y17 là đủ để sử dụng cả ngày.
Điện thoại đi kèm với bộ sạc nhanh 18W và bạn sẽ cần 1.5 giờ để sạc đầy trở lại viên pin khổng lồ 5000 mAh này.
So sánh với đối thủ
Điện thoại nào cũng có đối thủ và Vivo Y17 cũng vậy. Và mức giá 4 triệu đồng sẽ đặt nó đứng cùng với rất nhiều các đối thủ sừng sỏ. Một số cái tên có thể kể đến gồm:
Xiaomi Redmi Note 8
Đầu tiên là Xiaomi Redmi Note 8. Nó có bộ xử lý Qualcomm SDM665 Snapdragon 665 (11nm) mạnh hơn một bậc so với Mediatek MT6765 Helio P35 (12nm) của Y17. Vì thế khả năng xử lý và hiệu năng khác biệt hẳn. Nó cũng có bộ ba camera ở phía sau và camera selfie cũng là 20 MP nhưng chất lượng hình ảnh tạo ra tốt hơn nhờ phần mềm hỗ trợ nhiều hơn. Pin và sạc của cả hai đều là như nhau cả nhưng giá của Xiaomi Redmi Note 8 thấp hơn một chút so với Vivo Y17.
Vsmart Active 3
Tiếp theo là một đại diện của Việt Nam chúng ta. Đó là Vsmart Active 3 với mức giá thấp hơn, sở hữu màn hình tràn viền với camera selfie pop-up 16 MP cũng cho hình ảnh tuyệt vời. Chất lượng bộ xử lý cũng mạnh mẽ hơn một chút. Bộ 3 camera phía sau của nó có ống kính chính lên tới 48MP chắc chắn sẽ có những tấm hình tốt hơn cả ban ngày và ban đêm. Vsmart Active 3 có viên pin nhỏ hơn ở mức 4020 nhưng nó đủ cho bạn sử dụng thoải mái trong 1 ngày và nó cũng đi kèm với sạc nhanh nữa. Điểm chốt cuối cùng vẫn là giá cả rẻ hơn so với Vivo Y17.
Giá và địa chỉ bán
Kết luận
Tóm lại Vivo Y17 là một chiếc điện thoại giá rẻ với những chức năng khá khiêm tốn. Ngoài một viên pin khổng lồ thì nó không có gì nổi bật so với các đối thủ cùng mức giá cả. Tuy nhiên nó cũng đảm bảo cho bạn những tác vụ thông thường mỗi ngày như xem phim, nghe nhạc, lướt facebook hoặc chơi những game đồ họa thấp.