Lenovo luôn tham vọng đưa vào trong những chiếc laptop doanh nhân cao cấp một CPU mạnh mẽ và GPU rời hiệu năng cao. Và lần đầu tiên Lenovo đã làm việc đó trên chiếc laptop ThinkPad T460p. Tiếp tục dòng sản phẩm cao cấp của mình, Lenovo cho ra mắt Thinkpad T470P.
Điểm nâng cấp đầu tiên chính là bộ vi xử lý Kaby Lake mới cho hiệu năng tăng khoảng 10% so với đời trước. Trên trang chủ của Lenovo bạn có thể lựa chọn các cấu hình khác nhau, ví dụ như dòng chip tiết kiệm điện ULV 15W hay dòng chip hiệu năng cao có mức tiêu thụ điện năng lên tới 45W.
Thông số kỹ thuật
Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc laptop Lenovo ThinkPad T470P được sử trong bài đánh giá này:
CPU | Intel Core i7-7700HQ |
GPU | NVIDIA GeForce 940MX - 2048 MB |
RAM | 8GB DDR4 |
Ổ cứng | Samsung PM961 NVMe MZVLW512HMJP, 512 GB |
Màn hình | IPS, 14 inch, tỷ lệ 16: 9 Độ phân giải 2560 x 1440 pixel, 210PPI |
Cổng kết nối | 3 USB 3.0 / 3.1 Gen1,1 HDMI, 1 DisplayPort , cổng tai nghe, đầu đọc thẻ, cảm biến vân tay |
Kết nối không dây | Intel 8265 Tri-Band WiFi (Oak Peak) Network Adapter (a/b/g/n = Wi-Fi 4/ac = Wi-Fi 5), Bluetooth 4.2 |
Hệ điều hành | Microsoft Windows 10 Pro 64 Bit |
Pin | 72Wh |
Kích thước (Cao x Rộng x Dài) | 24.4 x 339 x 235 mm |
Trọng lượng | 1.914 kg |
Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad T470P
Thiết kế
Thiết kế của Lenovo ThinkPad T470p hoàn toàn tương đồng theo phong cách thiết kế của dòng ThinkPad, giống hoàn toàn người tiền nhiệm là T460p. Chỉ có điểm khác biệt là logo ở phần góc nắp trên của máy có đèn LED trạng thái màu đỏ. Chất liệu của máy được làm chủ yếu bằng nhựa và hợp kim Magiê, có một lớp phủ mềm ở nắp trên và nắp dưới. Màu sắc chủ đạo là sự kết hợp giữa đen và xám đen.
Thiết kế của máy mang lại cảm giác cao cấp và ổn định, chắc chắn. Trong các bài kiểm tra về độ bền, máy chỉ phát ra những tiếng kêu nhỏ khi tác động các lực khác nhau. Trong bài kiểm tra, phần màn hình có thể bị cong vênh khi tác động lực nhưng vẫn đạt được sự ổn định cần thiết. Nếu tác động lực ở mặt sau sẽ không làm biến dạng hình ảnh. Hai bản lề của máy chắc chắn, góc mở tối đa lên tới 180 độ.
Nhìn chung, so với các máy đời trước thì tất cả ưu điểm của dòng ThinkPad đều được giữ nguyên trên chiếc Thinkpad T470p. Phiên bản được sử dụng trong bài viết có viên pin dung lượng cao nhất từ nhà sản xuất, nâng chiều cao thân máy lên khoảng 1,5cm. Pin có thể tháo rời và thay thế dễ dàng. Máy không có khoang bảo trì riêng nên việc nâng cấp không quá dễ dàng.
Cổng kết nối
ThinkPad T470p có số lượng cổng kết nối tương tự T460p. Trong đó có cổng USB Type C – Thunderbolt 3. Vị trí các cổng được đặt hợp lý, khoảng cách giữa các cổng đủ xa để không vướng nhau khi sử dụng nhiều cổng. Tóm lại thì số lượng cổng kết nối đủ để bạn thoải mái sử dụng.
Các cạnh của máy:
Khả năng bảo trì, nâng cấp
Ngay cả khi máy không có khoang bảo trì riêng, thì việc sửa chữa nâng cấp vẫn hoàn toàn có thể thực hiện được. Để tháo nắp sau của máy, bạn cần tháo tất cả các con ốc ở mặt sau. Nắp sau của máy nên được tháo rất cẩn thận vì nó còn có các lẫy nhựa để gia cố thêm. Bạn nên dùng dụng cụ chuyên dụng để tránh làm hỏng vỏ máy. Sau khi tháo được nắp sau, bạn dễ dàng thấy được các linh kiện bên trong má như SSD, RAM, các module wifi, quạt tản nhiệt…
Thiết bị đầu vào
Bàn phím
Nếu bạn đã được nghe về huyền thoại bàn phím ThinkPad, thì bàn phím của T470p cũng không ngoại lệ. Bàn phím được thiết kế rộng rãi, chắc chắn. Các phím nằm gọn gàng tại vị trí, không hề có hiện tượng lung lay.
Phím phản hồi tốt, đầm tay, rất thoải mái khi nhập liệu, loại bỏ được hoàn toàn điểm yếu của bàn phím notebook. Layout phím theo chuẩn của các dòng ThinkPad, bạn có thể thay đổi cấu trúc, trong đó có thể đổi vị trí phím Ctrl và Fn trong cài đặt của Lenovo hoặc trong BIOS. Ký tự các phím được làm sắc nét, dễ đọc. Đèn nền bàn phím có 2 mức độ sáng.
Touchpad
Kích thước Touchpad là 10 x 6.2 cm, cảm giác vuốt trượt rất êm tay, trải nghiệm tốt. Ngay cả ở các cạnh của touchpad, lệnh cử chỉ vẫn được thực hiện trơn tru. Nút chuột ở nửa dưới touchpad có tiếng kêu khá hay, nút phản hồi tốt, đầm tay. Bạn cũng có thể sử dụng các nút chuột ở phía trên, các nút này có hành trình phím dài hơn, tiếng kêu to hơn, chủ yếu để dùng cùng với Trackpoit.
Trackpoint là một điểm đặc biệt của dòng ThinkPad, giúp bạn di chuyển con trỏ chuột chính xác và nhanh chóng, nhưng cần một chút thời gian để làm quen.
Màn hình
Thông số chính
- Công nghệ IPS
- Kích thước: 14 inch
- Độ phân giải: 2560 x 1440 pixel
- Độ sáng tối đa: 285 cd/m², trung bình: 265.9 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 87%
- Tỷ lệ tương phản: 1084:1. Giá trị màu đen: 0.25 cd/m²
- ΔE màu: 6.68
- Phần trăm không gian màu: 94.72% sRGB và 61.49% AdobeRGB
Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn
Mặc dù được trang bị màn hình chống chói, khả năng hiển thị ngoài trời của máy vẫn có chút hạn chế vì độ sáng màn hình tốt. Dưới ánh sáng trực tiếp, màn hình của máy tương đối khó sử dụng. Mình khuyên các bạn chỉ nên sử dụng máy ở trong bóng râm.
Nhờ tấm nền IPS, màn hình có khả năng hiển thị tốt ở mọi góc nhìn. Nếu bạn chéo theo hướng 4 góc thì màu sắc có thể bị nhạt đi một chút nhưng không hề ảnh hưởng tới công việc của bạn.
Hiệu năng
Phiên bản máy được sử dụng trong bài viết mang trong mình bộ vi xử lý Intel Core i7-7700HQ. Bạn cũng có thể lựa chọn phiên bản có hiệu năng cao hơn là i7-7820HQ. RAM của máy có thể mở rộng lên tới 32GB nếu cần thiết. Ổ M.2 SSD giúp máy hoạt động mượt mà. Lenovo còn có tùy chọn GPU rời Nvidia GeForce 940MX thay cho GPU tích hợp Intel HD Graphics 630.
Hiệu năng CPU
Intel Core i7-7700HQ chứa 4 nhân – 8 luồng dựa trên công nghệ Hyper Threading cho xung nhịp cơ bản là 2.8 GHz. Trong các bài test hiệu năng của CPU, thì bộ vi xử lý Intel Core i7-7700HQ trên chiếc Lenovo ThinkPad T470p vẫn luôn đạt hiệu năng cao nhất so với các đối thủ cùng cấu hình.
Hiệu suất chung của hệ thống
Mặc dù có hiệu năng CPU cao, nhưng T470p vẫn có hiệu năng hệ thống thấp hơn khoảng 7% so với Dell Latitude 5450. Nhưng nhìn chung thì hiệu năng của máy vẫn thực sự tốt và không có khác biệt lớn giữa hai thiết bị. Nếu nhìn vào các thông số, chúng ta có thể dễ dàng thấy hiệu năng của máy đang dần tiệm cận tới mức hoàn hảo.
Hiệu suất GPU
Trong phiên bản mới của dòng T4x0p, Lenovo trang bị cho đứa con của mình GPU rời Nvidia GeForce 940MX. Đây không phải là một GPU mới nhưng trong phiên bản này đã được nâng cấp lên RAM GDDR 5 cho tốc độ và hiệu năng nhanh hơn nhiều so với model năm ngoái dùng RAM GDDR 3.
Hiệu suất ổ cứng
Máy được trang bị ổ SSD tốc độ cao, kết nối thông qua PCIe và được hỗ trợ bảo mật bổ sung OPAL 2.0. Tốc độ đọc ghi của ổ cứng lên tới 1455 MB/s.
Khả năng chơi game
Mặc dù hiệu năng GPU rất tốt, nhưng bạn cũng không nên mong đợi quá nhiều từ Nvidia GeForce 940MX. Vì đây chủ yếu chỉ là thiết bị dành cho doanh nhân nên không thể có hiệu năng tốt như những chiếc laptop gaming được. Dưới đây là khả năng xử lý đồ họa của máy qua một số tựa game.
Tiếng ồn, nhiệt độ
Tiếng ồn
Khi hoạt động dưới tải hoặc ở chế độ nhàn rỗi, quạt của máy thường không chạy, Khi xử lý các tác vụ nặng hơn, quạt tản nhiệt bắt đầu quay. Tiếng quạt thỉnh thoảng phát ra tiếng rít nhẹ nhưng hoàn toàn chấp nhận được. Độ ồn của quạt không quá cao chỉ ở mức 35.6 dB(A).
Nhiệt độ
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 26.4 độ C
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 51.3 độ C
Khi hoạt động nhẹ nhàng, nhiệt độ của máy khá mát. Ở hiệu suất tối đa, có những vùng mà nhiệt độ của máy lên tới hơn 50 độ C, tập trung ở hai bên. Vì vậy bạn không nên đặt máy lên đùi khi sử dụng các tác vụ nặng.
Loa ngoài
Phần âm thanh của máy không có điểm gì nổi bật. Âm thanh chiếm ưu thế ở âm trung và cao, âm trầm hơi thiếu một chút. Âm lượng tối đa khoảng 83 dB(A), đủ cho một căn phòng lớn. Khi mở âm thanh ở mức âm lượng to nhất vẫn không có hiện tượng bị méo tiếng.
Tuổi thọ pin
Thiết bị được sử dụng trong bài đánh giá này có viên pin dung lượng cao nhất 72Wh có thể dễ dàng tháo ra và thay thế. Bạn có thể lựa chọn viên pin nhỏ hơn 47Wh. Theo đó thì thời gian sử dụng máy cũng sẽ giảm tương đương. Trên thiết bị của mình thì máy duy trì màn hình sáng trong chế độ nhàn rỗi được khoảng 17,3h. Nếu hoạt động hết công suất thì máy trụ được khoảng 82 phút. Thời lượng sử dụng hỗn hợp wifi của máy vào khoảng 10h. Đủ cho một ngày làm việc!
Kết luận
Trong phiên bản mới này, ThinkPad T470p đã được trang bị cấu hình mạnh mẽ, hiệu năng cao. Những điểm cộng của dòng ThinkPad như độ bền, bàn phím… vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên vẫn có một vài điểm trừ như độ sáng màn hình không được như mong đợi, hệ thống tản nhiệt chưa thực sự tốt. Nhìn chung thì T470p là một chiếc máy tốt, cấu hình mạnh mẽ cho bạn xử lý linh hoạt công việc. Bên cạnh công việc văn phòng, máy vẫn đáp ứng thoải mái được nhu cầu làm đồ họa hoặc chơi game nếu bạn muốn.