Đầu năm 2020, Realme X50 Pro 5G được dự kiến ra mắt tại MWC 2020, nhưng bởi đại dịch Covid-19 nên buộc phải dừng lại. Tuy nhiên sản phẩm vẫn được bán ra thị trường với những tính năng tuyệt vời và giá cả cũng phải chẳng. Những tính năng hàng đầu như Chipset Snapdragon 865, màn hình 90Hz hay sạc siêu nhanh 65W là những điểm nổi bật nhất của chiếc điện thoại này.
Nhưng liệu chừng đó có đủ để khiến Realme X50 Pro trở thành một chiếc điện thoại đáng giá trong phân khúc? Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết qua bài đánh giá dưới đây.
Thông số kỹ thuật
Bộ xử lý (CPU) | Qualcomm SM8250 Snapdragon 865 (7nm +) CPU Lõi Octa (1x2,84 GHz Kryo 585 & 3x2,42 GHz Kryo 585 & 4x1.8 GHz Kryo 585) |
Bộ xử lý đồ họa (GPU) | Adreno 650 |
RAM | 6GB hoặc 8GB |
ROM | 128 GB hoặc 256 GB |
Thẻ nhớ | Không hỗ trợ thẻ nhớ |
Số Sim | SIM kép (Nano-SIM, dự phòng kép) |
Màn hình | Công nghệ: cảm ứng điện dung Super AMOLED, 16 triệu màu Kích thước: 6.44 inches Tỷ lệ: 20:9 Độ phân giải: 1080 x 2400 pixel, (mật độ ~ 409 ppi) Kính cường lực Gorilla Glass 5 Tốc độ làm mới 90Hz HDR10 + |
Kết nối | USB type C 3.1 Cảm biến vân tay Cổng tai nghe 3.5 mm NFC Bluetooth 5.0 |
Cảm biến | Cảm biến vân tay dưới màn hình Cảm biến chuyển động Con quay hồi chuyển Cảm biến tiệm cận, la bàn Nhịp tim, SpO2 |
Mạng | Wi-Fi 802.11 a/b/g/n/ac/ax, dual-band, Wi-Fi Direct, hotspot GSM / CDMA / HSPA / EVDO / LTE |
Pin | Pin Li-Po 4200 mAh không thể tháo rời Sạc nhanh 65W, 100% trong 35 phút (được quảng cáo) SuperDart Flash Charge Power Delivery |
Máy ảnh | Camera sau gồm 4 ống kính -64 MP, f/1.8, 26mm (wide), 1/1.72", 0.8µm, PDAF - 12 MP, f/2.5, 54mm (telephoto), 2x optical zoom, PDAF - 8 MP, f/2.3, 13mm (ultrawide), PDAF - 2 MP B/W, f/2.4, (depth) Camera trước: - 32 MP, f/2.5, 26mm (wide), 1/2.8", 0.8µm - 8 MP, f/2.2, 17mm (ultrawide), 1/4.0", 1.12µm |
Chống nước | Không chống nước |
Kích thước | 159 x 74,2 x 8,9 mm (6,26 x 2,92 x 0,35 in) |
Trọng lượng | 205 g |
Đánh giá chi tiết điện thoại Realme X50 Pro 5G
Thiết kế
Khi chúng ta nhắc tới những chiếc Flagship của năm 2020 thì chúng thường đáp ứng những yêu cầu cơ bản về thiết kế. Đó chính là hoàn thiện hai mặt kính, khung kim loại và màn hình tràn viền. Tất nhiên Realme đã làm rất tốt việc đó và tốt hơn thế nữa ở chiếc Realme X50 Pro này.
Realme X50 Pro 5G đủ mỏng và đủ nhẹ để có cảm giác cầm nắm nhẹ nhàng. Hơn nữa các cạnh và góc của nó đều được bo cong nhẹ nhàng khiến cho cảm giác tay êm ái khi sử dụng. Nó không bị cấn chút nào ngay cả khi bạn sờ vào các cạnh của màn hình.
Mặt trước
Mặt trước là một màn hình lớn 6.44 inch gần như tràn viền. Mình nói gần như là vì phần cằm máy và vị trí đục lỗ vẫn chiếm một phần nhỏ trong màn hình này. Tuy vậy trải nghiệm mà màn hình này đem lại vẫn sẽ rất tuyệt vời!
Mặt trước của máy cũng được bảo vệ bởi kính cường lực của Corning đó chính là Gorilla glass 5. Tăng khả năng bảo vệ màn hình trước những va chạm nhẹ.
Dải loa thoại được khắc ẩn trong khe màn hình và khung máy, nó không nổi bật nhưng chất lượng âm thanh là rất tốt, rất rõ ràng.
Mặt sau
Điểm nổi bật ở thiết kế bên ngoài chiếc Realme X50 pro 5G chính là lớp sơn mờ ở mặt sau và khung máy. Ở đây chúng ta sẽ có 2 màu độc đáo để lựa chọn đó là Rusty Red hoặc Moss Green. Hoàn thiện mờ kết hợp với khung nhôm tạo nên kiểu dáng đẹp mắt. Mặc dù mặt sau cũng là kính cương lực Gorilla glass 5 nhưng cảm giác nó không bóng loáng như ở các mẫu máy cao cấp khác.
Ở đây chúng ta sẽ thấy bộ tứ camera được sắp xếp theo chiều dọc ở góc trên bên trái thân máy. Chúng được bảo vệ trong một khung thủy tinh và nổi lên rất ít so với mặt sau. Bên cạnh đó chính là đèn LED đi kèm.
Tất nhiên rồi chúng ta sẽ không có cảm biến vân tay ở mặt sau này. Vì đây là một chiếc flagship mà, nó phải tích hợp trong màn hình mới xứng tầm chứ. Logo Realme vẫn được đặt dọc theo dãy camera khá là hợp lý.
Các cạnh còn lại
Như đã nói khung máy được làm từ hợp kim nhôm. Nó được thiết kế liền mạch với 2 mặt kính trước và sau tạo ra vẻ bề ngoài rất sang trong. Như thường lệ các nút điều khiển vật lý và cổng kết nối sẽ được đặt ở trên khung này, nhưng các vị trí đã được thay đổi đôi chút.
Cạnh bên phải như thường vẫn chỉ có một nút nguồn, nhưng nó không được vát bằng như Realme 6 nữa vì không có cảm biến vân tay ở đây.
Cạnh bên trái chỉ còn lại phím tăng giảm âm lượng mà thôi. Còn khay sim đã được chuyển xuống cạnh dưới rồi. Cạnh dưới giờ đây tập trung khá nhiều thứ, ngoài khay sim còn có khe cắm sạc USB type C ở trung tâm và loa ngoài bên đối diện.
Rất tiếc jack cắm tai nghe đã không được trang bị. Có thể bạn sẽ cần một đầu chuyển đổi đi kèm để có thể nghe nhạc bằng tai nghe có dây. Vị trí thẻ sim cũng không hỗ trợ mở rộng bộ nhớ bằng thẻ nhớ ngoài.
Màn hình
Realme X50 Pro 5G được trang bị màn hình Super AMOLED 6.44 inch với độ phân giải Full HD+ (2.400 x 1.080 pixel). Nó có đục lỗ hình bầu dục dành cho 2 camera selfie.
Điểm đặc biệt ở màn hình này chính là nó có tốc độ làm mới 90hz cho bạn trải nghiệm mượt mà hơn. Bạn cũng có thể chuyển đổi giữa 2 lựa chọn 60hz và 90 hz trong cài đặt, tuy nhiên 90hz cũng không tiêu tốn nhiều điện năng vì thế mình khuyên bạn nên để 90Hz để có được trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Nó còn hỗ trợ HDR 10+ cùng với Widevine L1 DRM nên bạn sẽ thoải mái thưởng thức nội dung có độ phân giải cao trên Netflix hay bất cứ ứng dụng nào khác.
Cảm biến vân tay được tích hợp trong màn hình này và đó là cảm biến quang học. Nó được xem là máy quét vân tay quang học nhanh nhất hiện nay, cũng tương tự như thứ bạn tìm thấy trên OnePlus 7T và Realme X2.
Đây là một màn hình super AMOLED vì thế độ sáng màn hình là rất tốt. Mình đo được độ sáng tối đa nằm ở mức 525 nits ở chế độ thủ công và vượt lên 635 nits trong chế độ tự động. Bạn sẽ thoải mái sử dụng điện thoại trong bất kỳ điều kiện ánh sáng nào kể cả ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Tuy nhiên độ sáng tối thiểu của nó chỉ đạt 4 nits vẫn hơi sáng so với mức trung bình chung trên dưới 2 nits. Như vậy dùng trong bóng tối hoàn toàn vẫn hơi chói mắt nhé.
Độ chính xác màu trên màn hình này được tái tạo rất tốt. Màu sắc mạnh mẽ nhưng không vượt quá giới hạn dẫn tới “phô” màu. Với chế độ mặc định thì màu trắng “hơi mát” nghĩa là nó hơi ngả sang màu xanh và chúng ta có deltaE 4.8 và độ lệch tối đa là 10 ở màu trắng.
Phần mềm
Realme X50 Pro 5G xuất xưởng với hệ điều hành Android 10 và giao diện Realme UI 1.0 mới nhất của nhà sản xuất này. Nói chung phần mềm là cơ bản và quen thuộc. Điều đầu tiên cần nhắc tới chính là “màn hình luôn bật” có thể hiển thị một nội dung thông thường như: đồng hồ, biểu tượng thông báo, pin và một câu trent nào đó của bạn có thể tự đặt.
Giao diện người dùng Realme mới hỗ trợ nhiều gói Theme khác nhau vì thế nếu bạn không thích những biểu tượng ứng dụng mặc định thì cũng có thể thay đổi chúng cho phù hợp.
Realme X50 Pro 5G cung cấp Thanh bên thông minh ở cạnh màn hình – bạn có thể tùy chỉnh các hành động và phím tắt ứng dụng xuất hiện ở đó.
Các ứng dụng đa phương tiện như thư viện ảnh, âm nhạc, video các loại đều được mặc định cung cấp bởi Realme. Hơn nữa quản lý tệp và quản lý điện thoại cũng được thiết kế lại.
Cuối cùng vẫn là quan trọng nhất, đó chính là trải nghiệm màn hình 90hz sẽ cho bạn cảm thấy tất cả mọi thứ diễn ra rất mượt mà đấy.
Hiệu năng
Realme X50 Pro 5G được trang bị bộ xử lý mạnh mẽ nhất hiện nay trong thế giới Android đó là Snapdragon 865. Nó có bộ xử lý octa-core mới với cấu hình lõi quen thuộc: 1×2.84 GHz Kryo 585 Gold (Cortex-A77 derivative) & 3×2.42 GHz Kryo 585 Gold (Cortex-A77 derivative) & 4×1.8 GHz Kryo 585 Silver (Cortex-A55 derivative).
Bộ xử lý đồ hoạ Adreno 650 mới nhất cho khả năng chơi game vượt trội. Hơn nữa Realme X50 Pro còn hỗ trợ RAM 6 GB, 8 GB bản max thì còn hỗ trợ 12GB nhưng nó không thông dụng. Ngoài ra bộ nhớ trong cung rất quan trọng, nó bao gồm 2 bản 128GB và 256GB thuộc loại UFS 3.0. Mạc dù không hỗ trợ thẻ nhớ nhưng bộ nhớ này là quá đủ để sử dụng rồi.
Cuối cùng Snapdragon 865 cũng được xây dựng trên tiến trình 7nm như Snapdragon 855 nhưng nó lại có hệ thống làm mát 5 chiều kết hợp. Đó là một luồng hơi và nhiều lớp than chì rắn bao phủ con chip nên cho khả năng làm mát cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể yên tâm chơi game mà không lo máy nóng.
Hiệu năng CPU
Khi đánh giá điểm chuẩn thì thực sự bạn sẽ tìm thấy tất cả nhưng gì bạn đang mong đợi. Bộ xử lý 8 nhân của Snapdragon 865 hoạt động tuyệt vời ngang bằng với bộ xử lý Exynos mới nhất của Samsung trên dòng S20.
GeekBench 5.1 (đa lõi)
GeekBench 5.1 (lõi đơn)
Hiệu năng GPU
Với bộ xử lý đồ họa Adreno 650 thì bạn cũng không có gì để thất vọng khi dùng trên màn hình 1080 của X50 Pro 5G. Không hiểu vì sao mà khả năng màn hình 90hz không được công nhận với GFXBench. Tuy nhiên kết qua điểm chuẩn vẫn khiến chúng ta hài lòng ở cả 3 bài điểm chuẩn.
GFX 3.1 Manhattan (1080p offscreen)
GFX 3.1 Manhattan (onscreen)
GFX 3.1 Car scene (onscreen)
Hiệu năng tổng thể
Cuối cùng khi đánh giá hiệu năng tổng thể, chúng ta có thể thấy điểm số của nó thống trị trong tất cả những đối thủ được so sánh. Chỉ thua mỗi Samsung Galaxy S20 một đoạn ngắn.
AnTuTu 8
Tóm lại chipset của Realme X50 Pro 5G là tuyệt vời cho một chiếc Flagship. Hiệu năng của nó được đánh giá hàng đầu với khả năng xử lý cực nhanh, cực mượt. Nó có một hệ thống làm mát rất tốt, giúp nhiệt độ thân máy không hề tăng lên dù bạn có cày game trong thời gian dài. Thậm chí mình chạy điểm chuẩn trong một thời gian dài cũng không thấy máy bị thay đổi nhiệt độ.
Khả năng chơi game
Điểm chuẩn hiệu suất đã nói lên nhiều điều nhưng khi chúng ta test thử với các tựa game thì bạn sẽ thấy sự mượt mà khi chơi game như thế nào. Khi nói tới cảm nhận màn hình mượt mà khi chơi game thì mặc dù hỗ trợ 90hz nhưng chẳng có game nào có cài đặt tốc độ đến 90 fps cả nên điều này dường như là thừa. Tất nhiên những cài đặt 60 fps thông dụng luôn được duy trì ở đây.
Khi test game mình thấy điểm cộng đầu tiên chính là thiết kế tối ưu cho chơi game của X50 Pro 5G. Nó thể hiện ở chỗ cụm camera selfie mặc dù hơi lớn nhưng nó lại được dấu dưới ngón cái tay trái nên không ảnh hưởng gì tới màn hình chơi game cả. Hơn nữa bố trí loa cũng không bị che bởi tay của bạn khi cầm máy chơi game.
Khi thử nghiệm với PUBG thì nó được mở cấu hình cao nhất và tất nhiên rồi trải nghiệm rất mượt mà. Kể cả khi bung dù hay khi bắn đông người hỗn chiến thì nó cũng không hề bị giảm khung hình. Chất lượng hiển thị rất tốt.
Chơi Liên Quân mobile lại còn mượt mà hơn khi mà nó yêu cầu đồ họa thấp hơn so với PUBG mobile. Ngay cả những pha combat tổng thì tốc độ màn hình vẫn duy trì ở mức 60fps một cách dễ dàng. Đấy là mình đang nói về cài đặt mức cao nhất rồi đấy nhé. Với tựa game này thì mình nghĩ bạn sẽ mê cái hình ảnh và màu sắc của game ngay lập tức.
Tuy nhiên sau khi test game xong thì mình nhận ra một điều chính là khả năng bắt song wifi của chiếc Realme X50 Pro 5G này hơi kém. Vì thực tế vị trí mình ngồi test game cũng khá gần với cục phát sóng wifi nhà mình mà nó chỉ bắt được có 3 vạch thì nó thực sự yếu.
Camera
Realme X50 Pro 5G được trang bị bộ tứ camera ở phía sau cùng với camera selfie kép ở phía trước. Nó bao gồm:
- Camera chính 64 MP với cảm biến Samsung ISOCELL Bright GW1 1 / 1.72 “, bộ lọc Quad-Bayer và ống kính f / 1.8 26mm. Tự động lấy nét theo pha
- Camera ultrawide 8MP với ống kính f / 2.3 13mm, có tự động lấy nét và có thể sử dụng chụp ảnh siêu macro
- Camera tele zoom x2 12MP, ống kính f / 2.5 52mm. Nó cũng có thể zoom lai 5x và zoom kỹ thuật số 20x. Cũng có lấy nét theo pha
- Cảm biến độ sâu 2MP hay còn gọi là ống kính chân dung như Realme thường gọi.
- Camera selfie chính trang bị cảm biến Quad-Bayer 32MP, Sony IMX616 với ống kính f / 2.5. Không có tự động lấy nét
- Camera selfie phụ 8MP f / 2.2 cho hình ảnh selfie Ultrawide
Phần mềm chụp ảnh có một vài điều chỉnh nhỏ với ít menu hơn. Chế độ Nightscape 3.0 vẫn hoạt động khá tốt. Nó sẽ chụp một vài bức ảnh khác nhau với độ phơi sáng khác nhau và ghép chúng lại với nhau để có độ phơi sáng và hình ảnh tốt nhất. Nightscape 3.0 hoạt động với cả 3 ống kính là ống kính chính. tele và ultrawide.
Ở chế độ Pro, bạn có thể điều chỉnh độ phơi sáng (ISO trong phạm vi 100-3200 và tốc độ màn trập trong phạm vi 1 / 8000s-32s), cân bằng trắng (theo nhiệt độ ánh sáng, nhưng không có cài đặt trước), lấy nét thủ công (tùy ý 0 đến 1 các đơn vị có 0 là tiêu cự gần và 1 là vô cực) và bù phơi sáng (-2EV đến + 2EV với gia số 1 / 6EV). Bạn có thể sử dụng chế độ Pro với cả ba máy ảnh, mặc dù tốc độ màn trập cho snapper ultrawide đạt tối đa 1/2 giây.
Camera chính
Camera chính 64MP lưu ảnh 16MP theo mặc định với tính năng Quart bayer. Đó là những hình ảnh có chi tiết phong phú, màu sắc chính xác, độ tương phản tuyệt vời và dải động khá cao. Nói chung hình ảnh là tuyệt vời nhưng những khu vực có mức độ chi tiết phức tạp như tán cây thường bị mờ do AI nhận dạng nhầm với nhiễu.
Chế độ màu tăng cường AI trước đây gọi là Chroma Boost nhưng giờ đây là Dazzle Color. Nó có sự hỗ trợ rất nhiều của HDR để thể hiện hình ảnh với nhiều màu sắc sống động hơn.
Bạn cũng có thể chụp lại hình ảnh ở độ phân giải 64MP và thu được chi tiết hình ảnh tốt hơn, đặc biệt là ở những tán lá. Tuy nhiên bạn sẽ phải đổi lại là hình ảnh sẽ có nhiều nhiễu hơn và dung lượng lưu trữ sẽ cao hơn nhiều. Nếu là mình thì mình sẽ chụp ở chế độ mặc định 16MP.
Trong điều kiện ánh sáng yếu thì camera chính làm việc rất tốt, tuy nhiên còn nhiều điều phải làm khi so sánh với Samsung và Xiaomi trong cùng phân khúc này. Hình ảnh vẫn cho chi tiết tốt, độ bão hòa màu và độ tương phản nổi bật và dải động tốt nhưng còn nhiều nhiễu.
Với chế độ Nightscape thì hình ảnh ban đêm sẽ được cải thiện rất nhiều, độ bão hòa màu và độ phơi sáng tốt hơn. Nó không mất chi tiết nhưng lại xóa được một số độ ồn.
Kích hoạt chế độ Tripod để chụp đêm thì bạn sẽ có những hình ảnh tuyệt vời hơn nữa. Nhưng đổi lại bạn không thể chụp nhanh được mà mỗi tấm phải chờ 20 giấy đấy.
Camera góc rộng
Ống kính Ultrawide hoạt động rất tốt với chi tiết cao, màu sắc gần giống với thực tế, phạm vi động cao hơn một chút. Nó có tự động sửa méo vì thế những hiệu ứng thường thấy của camera ultrawide thông thường sẽ không bắt gặp ở đây.
Ống kính Ultrawide này còn có thể sử dụng để chụp hình macro. Mặc dù hình ảnh không chi tiết lắm nhưng đôi khi bạn cũng có những bức hình khá tốt đấy.
Ống kính góc siêu rộng chụp đêm đôi khi là điều quá sức đối với nó. Theo mình thấy là khá tồi tệ, chi tiết thấp, hình ảnh mềm mại.
Nhưng nếu có sự trợ giúp của chế độ Nightscape thì mọi chuyện trở nên tốt hơn rất nhiều. Hình ảnh sáng hơn và có dải động cao hơn, chi tiết được chụp cũng nhiều hơn. Màu sắc và độ tương phản cũng được cải thiện.
Camera tele
Camera tele 12MP có hình ảnh hơi ồn, nhưng mức độ chi tiết là xuất sắc. Lấy được chi tiết phức tạp không nhầm lẫn, độ sắc nét vừa phải, độ tương phản và màu sắc tuyệt vời.
Khi chuyển sang chế độ zoom 5x thì hình ảnh vẫn chấp nhận được trong mức độ thu phóng này. Tuy nhiên hình ảnh giảm nét nhiều.
Ban đêm bạn cũng có thể chụp với chế độ zoom nhưng không phải là từ camera tele chuyên dụng. Thực tế hình ảnh là được cắt ra từ camera chính. Tuy nhiên hình ảnh thu được là khá tốt với sự hỗ trợ của Nightscape.
Chụp chân dung
Realme X50 Pro 5G chụp hình chân dung với ống kính chính 64MP và sự hỗ trợ của cảm biến chiều sâu 2MP. Theo Realme thì cảm biến chiều sâu này còn có tác dụng tăng độ tương phản cho những bức hình chân dung của chúng tạo ra.
Với chế độ chân dung thì máy phát hiện chủ thể tốt và làm mờ hậu cảnh rất tốt. Các bức ảnh thực sự là mẫu mực cho phân khúc này.
Camera trước
Realme X50 Pro 5G được trang bị camera selfie kép bao gồm một ống kính chính 32 MP và một ống kính ultrawide 8MP phụ trợ. Chất lượng hình ảnh selfie rất tốt nhưng chi tiết chỉ dừng lại ở mức trung bình. Tuy nhiên độ tương phản, màu sắc, phạm vi động lại rất tuyệt vời!
Bạn cũng có thể chụp chân dung với camera selfie rất tốt vì có sự kết hợp cả 2 camera. Tách biệt chủ thể rất tốt, làm mờ phông đẹp và màu sắc sống động.
Selfie siêu rộng cũng có chi tiết tốt, độ tương phản cao và đầy màu sắc.
Quay video
Tuổi thọ pin
Realme X50 Pro 5G chỉ được trang bị viên pin 4200 mAh, dường như là hơi nhỏ do cấu tạo mỏng của nó chăng? Nhưng không sao cả với khả năng của chipset snapdragon 865 thì dù nó đang gánh một màn hình siêu sáng và 90hz thì vấn tối ưu thời lượng pin rất tốt.
- Độ bền tối đa 90 giờ
- Thời gian đàm thoại 3G 22:27 giờ
- Lướt web với wifi 13:40 giờ
- Phát lại video 17:20 giờ
Mặc dù đi cùng với viên pin khá nhỏ so với mặt bằng chung, nhưng Realme X50 Pro 5G lại được trang bị sạc nhanh cực khủng SuperDart 65W. Với bộ sạc này thì bạn chỉ cần 35 phút để nạp lại 99% pin và 38 phút để nạp đầy pin 100%, tốc độ quá khủng khiếp.
Realme X50 pro 5G cũng hỗ trợ tất cả các mức sạc nhanh trước đây như VOOC hay USB PD vì thế dù bạn không có sạc nhanh 65W VOOC 2.0 trong tay thì cũng có thể sử dụng tất cả các loại sạc nhanh khác. Nhưng rất tiếc Realme X50 Pro 5G không hỗ trợ sạc không dây vì thế dù bạn có nó cũng không sử dụng được nhé.
So sánh với đối thủ
Đối thủ đầu tiên mà chúng ta cần nhắc tới đó chính là Xiaomi Redmi K30 Pro Zoom. Nó có mức giá thấp hơn một chút so với Realme X50 Pro của chúng ta, chipset và trang bị camera là tương tự nhau. Thế nhưng pin của K30 Pro lớn hơn, màn hình lớn hơn với cơ cấu camera pop-up. Điểm thua thiệt duy nhất nằm ở tốc độ làm mới màn hình 90hz, tuy nhiên theo mình nghĩ thì bây giờ vẫn chưa cần thiết lắm.
Thứ 2 vẫn là Xiaomi với chiếc Mi 10 5G của họ. Nó cũng có cấu hình hàng đầu như vậy nhưng đã bổ sung màn hình 90hz. Nó có ống kính 108 MP “siêu to khổng lồ” nhưng lại mất đi ống kính tele. Cuối cùng thì giá của Mi 10 5G sẽ cao hơn Realme X50 Pro một chút
Samsung Galaxy S20 sẽ là đối thủ tiếp theo khi tâm điểm tỏa sáng là màn hình 120hz của nó đánh bay Realme ở điểm này. Hiệu năng điện thoại tương đương nhau nhưng Samsung Galaxy S20 có chống nước chống bụi chuẩn IP68. Chất lượng chụp ảnh và video tốt hơn, tuy nhiên Samsung Galaxy S20 nhỏ hơn và có giá cao hơn.
Cuối cùng là OnePlus 8. Đây đúng là một đối thủ thực sự khi chúng có màn hình, hiệu năng và camera là tương tự nhau. Tuy nhiên OnePlus 8 chỉ có 1 camera selfie và có mức giá cao hơn một chút.
Giá và địa chỉ bán
Kết luận
Realme X50 Pro 5G là một chiếc flagship mạnh mẽ khi sở hữu chipset đứng đầu Snapdragon 865, màn hình OLED 90Hz, dàn âm thanh nổi, đầu đọc dấu vân tay cực nhanh… và rất nhiều điều khác cho một sản phẩm. Nó thực sự là một chiếc smartphone cao cấp giá rẻ đáng để lựa chọn và là đối thủ xứng tầm với các “ông lớn”.