Cuối năm 2019, Vivo đã ra mắt một chiếc điện thoại hình thành phong cách của mình chính là Vivo S1 Pro. Đó là một chiếc điện thoại đẹp về thiết kế và đặc biệt là mô-đun máy ảnh hình kim cương tối giản mới ở phía sau. Hơn nữa nó sử dụng cổng USB type C hiện đại và có mức giá tầm trung.
Vậy cụ thể Vivo S1 Pro có điểm gì nổi bật về thiết kế, hiệu năng? Liệu nó có thực sự đáng để bạn bỏ tiền ra mua không? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay qua bài đánh giá chi tiết dưới đây.
Thông số kỹ thuật
Bộ xử lý (CPU) | Qualcomm SDM665 Snapdragon 665 (11nm) CPU Octa-core (4x2.0 GHz Kryo 260 Gold & 4x1.8 GHz Kryo 260 Silver) |
Bộ xử lý đồ họa (GPU) | Adreno 610 |
RAM | 8GB |
ROM | 128 GB eMMC |
Thẻ nhớ | microSDXC (sử dụng khe cắm SIM chung) |
Số Sim | SIM đơn (Nano-SIM) hoặc Hybrid Dual SIM (Nano-SIM, dự phòng kép) |
Màn hình | Công nghệ: cảm ứng điện dung Super AMOLED, 16 triệu màu Kích thước: 6.38 inches Tỷ lệ: 19,5: 9 Độ phân giải: 1080 x 2340 pixel,(mật độ ~ 404 ppi) |
Kết nối | USB type C 3.1 Cảm biến vân tay Cổng tai nghe 3.5 mm NFC Bluetooth 5.50 |
Cảm biến | Cảm biến vân tay dưới màn hình Cảm biến chuyển động Con quay hồi chuyển Cảm biến tiệm cận, la bàn Nhịp tim, SpO2 |
Mạng | Wi-Fi 802.11 a/b/g/n/ac/ax, dual-band, Wi-Fi Direct, hotspot GSM / CDMA / HSPA / EVDO / LTE |
Pin | Pin Li-Po 4500 mAh không thể tháo rời Sạc nhanh 18W |
Máy ảnh | Camera sau gồm 4 ống kính - 48 MP, f/1.8, (wide), 1/2.0", 0.8µm, PDAF - 8 MP, f/2.2, 13mm (ultrawide), 1/4.0", 1.12µm - 2 MP, f/2.4, (macro), 1/5.0", 1.75µm - 2 MP, f/2.4, (depth) Camera trước: -32 MP, f/2.0, 26mm (wide), 1/2.8", 0.8µm |
Chống nước | Không chống nước |
Kích thước | 159.3 x 75.2 x 8.7 mm (6.27 x 2.96 x 0.34 in) |
Trọng lượng | 186.7 g |
Đánh giá chi tiết điện thoại Vivo S1 Pro
Thiết kế
Về thiết kế tổng thể thì Vivo luôn làm tốt công việc của mình. Đó là một chiếc điện thoại đẹp với 3 màu cơ bản là Jazzy Blue, Dreamy White và Myst Black. Có thể nó hơi dày với độ dày 8.68 mm và hơi nặng nếu sử dụng một tay trong thời gian dài (Trọng lượng là 186 g). Các cạnh tròn và mặt sau thon giúp dễ cầm hơn. Mặc dù nó có một lớp sơn bóng nhưng lại không có cảm giác trơn trượt và bám vân tay.
Mặt trước
Ở phía trước, chúng ta có màn hình Super AMOLED 6,38 inch với độ phân giải Full-HD +. Có một cảm biến vân tay trong màn hình và nó hoạt động tốt. Vivo cũng đã đưa vào một số hình ảnh động mở khóa đẹp để lựa chọn. Mở khóa bằng khuôn mặt cũng có và nó cũng hoạt động đáng tin cậy nhưng không nhanh như các mẫu điện thoại khác trong phân khúc.
Màn hình đi kèm với miếng dán bảo vệ ngay từ khi xuất xưởng, nó có thể gây ra một số khó chịu khi các cạnh của nó gây cản trở khi bạn vuốt từ các bên vào giữa màn hình.
Các cạnh của màn hình đều khá mỏng, nhưng cằm vẫn còn dày một chút. Phía trên có một “chấm” notch rất nhỏ bé chứa camera selfie 32 MP cùng một số các cảm biến.
Mặt sau
Mặt sau chính là nơi Vivo S1 Pro thể hiện sự nổi bật về thiết kế. Ngoài những màu sắc vui nhộn như đã nói ở trên, mình rất thích sự mỏng manh của bộ 4 camera phía sau, nó hầu như không nhô lên khỏi mặt sau điện thoại. Đèn flash LED được đặt bên ngoài mô-đun máy ảnh. Bên dưới đó, bạn sẽ có logo và khẩu hiệu của Vivo.
Cụm camera này được thiết kế “độc nhất vô nhị” với ý tưởng kim cương đơn giản. Nó nằm ngay ở giữa mặt sau và rất là hài hòa. Có thể vì mục đích camera không nhô lên quá nhiều nên độ dày của điện thoại đã được hy sinh, khi nó dày hơn các mẫu điện thoại khác trong cùng phân khúc.
Mặt sau của S1 Pro đang gây ra nhiều tranh cãi rằng nó là kính hay là nhựa sơn bóng. Nhưng theo mình thì nó là kính vì thế sức nặng của nó mới lớn hơn các mẫu khác trong tầm giá, hơn nữa nhà sản xuất cũng công bố như vậy. Tuy là kính nhưng cầm nắm lại không thấy trơn lắm – Không hiểu tại sao lại vậy?
Các cạnh còn lại
Vivo S1 Pro có khung bằng nhôm rất bền vững và như thường lệ các vị trí kết nối đều được gắn trên khung này. Ở cạnh bên trái là khay SIM với 2 vị trí thẻ và chia sẻ vị trí với thẻ micro-SD (mong là phiên bản sau sẽ có một vị trí micro-SD chuyên dụng). Cạnh bên phải là nút nguồn với lớp sơn màu đỏ đặc biệt nổi bật và phím âm lượng cạnh đó, nói chung các nút có độ nẩy tốt đem lại cảm giác sử dụng tốt.
Cạnh phía trên có jack cắm tai nghe cùng với mic phụ. Và cạnh dưới chỉ còn khe cắm sạc USB type C cùng với lưới tản nhiệt loa ngoài.
Màn hình
Vivo S1 Pro sử dụng màn hình cảm ứng điện dụng Super AMOLED 16 triệu màu. Đó là một màn hình lớn 6.38 inch với độ phân giải 1080 x 2340 pixel, tỷ lệ 19,5: 9 (mật độ ~ 404 ppi). Đây là màn hình hiển thị tốt hơn so với Realme X2 trong cùng mức giá.
Hiệu chuẩn mặc định có vẻ dễ chịu đối với mình và các tùy chỉnh màu cũng có mặt trong cài đặt hiển thị. Vivo cũng bổ sung các tùy chọn cho chế độ tối toàn hệ thống và chế độ luôn bật tùy chỉnh.
Màn hình được bảo vệ bởi kính 3D Schott Xensation. Khả năng nhìn ngoài trời là khá tốt. S1 Pro có chứng chỉ DRM L1 và hỗ trợ truyền phát nội dung HD trên Netflix và Amazon Prime.
Phần mềm
Vivo S1 Pro chạy hệ điều hành Funtouch OS 9.2 của Vivo, dựa trên Android 9 Pie. Điện thoại cũng có bản vá bảo mật tháng 12 năm 2019. Giao diện vẫn phức tạp quá mức cần thiết và mình thực sự mong muốn Vivo sẽ đại tu điều này sớm. Cử chỉ vuốt lên để truy cập các phím tắt hệ thống có thể gây nhầm lẫn cho người dùng mới làm quen, vì chúng ta đã quen nhìn thấy chúng trong bóng thông báo. Ngoài ra, khi sử dụng điện thoại ở chế độ nằm ngang, cử chỉ vẫn phải được thực hiện từ cùng một phía của màn hình, điều này gây khó chịu.
Có rất nhiều bloatware được cài đặt sẵn trên Vivo S1 Pro, nhưng tất cả các ứng dụng của bên thứ ba đều có thể bị xóa. Có một số cái dư thừa từ Vivo, chẳng hạn như trình duyệt và cửa hàng ứng dụng của riêng nó, không thể xóa được.
Vivo đã phân chia các toggles nhanh chóng từ các thông báo và bạn cần kéo lên từ phía dưới màn hình. Điều này thật khó chịu với một chiếc điện thoại Android, hay nói đúng hơn nó đang học tập iOS trên nên tảng Android.
Hiệu năng
Nói chung hiệu năng của Vivo S1 Pro là quá bình thường nếu không nói là kém so với cấu hình tầm trung phổ biến hiện nay. Nó chỉ sử dụng bộ xử lý khiêm tốn là Snapdragon 665, trong khi các mẫu điện thoại tầm trung khác cũng là sanapdragon 730 hoặc ít nhất là 710 rồi. Nhưng bù lại bộ nhớ RAM lại khá cao lên đến 8GB, đồ họa Adreno 610 và bộ nhớ trong 128GB.
Vì một cấu hình phần cứng kém hơn các đối thủ trong phân khúc nên chúng ta không thể so sánh về hiệu năng giữa chúng nhưng thực tế Vivo S1 vẫn hoạt động tốt với các tác vụ thường ngày như xem phim, lướt web, mạng xã hội. Nó không xử lý được game nặng nhưng game nhẹ thì chạy tốt.
Khả năng chơi game
Đối với một số game phổ biến hiện nay thì chiếc điện thoại này vẫn đáp ứng chơi tốt với cài đặt cấu hình thấp như Liên Quân Mobile hay PUBG mobile.
Đối với Liên Quân bạn có thể chơi ở cấu hình thấp hoặc trung bình. Các thao tác trong game không bị giật lag và thường xuyên duy trì khung hình ở mức 58 – 60 fps. Nhưng có đôi lúc nó cũng bị giảm khung hình xuống khoảng 52-50 fps. Có thể những pha combat tổng thì sẽ bị giật nhưng rất ít khi gặp phải.
Đối với PUBG thì đòi hỏi đồ họa cao hơn nên bạn sẽ cảm thấy giật lag ở cấu hình cao. Đôi khi bị trễ vài giây cũng là điều bình thường. Tốt nhất là nếu bạn muốn chơi thì điều chỉnh cấu hình càng thấp càng tốt để chơi đỡ giật
Nói chung đây không phải là điện thoại chuyên game nên bạn không thể đòi hỏi quá cao về khả năng tối ưu cho game. Nếu bạn là một game thủ thì Vivo NEX 3 là thứ bạn sẽ rất muốn đấy.
Camera
Vivo đã thiết lập S1 Pro với bốn camera phía sau. Đây là một bộ gồm camera chính 48 megapixel với khẩu độ f / 1.8; một camera góc rộng 8 megapixel với khẩu độ f / 2.2; camera macro 2 megapixel và camera độ sâu 2 megapixel. Ở phía trước, chúng ta có camera selfie 32 megapixel với khẩu độ f / 2.0.
Ứng dụng máy ảnh rất dễ sử dụng, với hầu hết các chế độ chụp được đặt phía trên nút chụp. Một số điều khiển thường được sử dụng và quan trọng như máy ảnh siêu rộng, chế độ chụp ảnh và chế độ macro, được đặt trong menu riêng và bạn cần thêm vài lần chọn để sử dụng. Điều này không được thuận tiện lắm khi đang chụp hình.
Camera chính
Khi điện thoại chụp ảnh trong điều kiện đủ sáng thì màu sắc khá chân thực và độ tương phản tốt, khá chi tiết. Tuy nhiên máy lại lấy nét hơi lâu và như vậy thì không phù hợp lắm khi bạn chụp nhanh và chụp chuyển động.
Trong điều kiện thiếu sáng hoặc chụp hình trong nhà thì Vivo S1 Pro vẫn làm khá tốt nhiệm vụ của mình. Bởi vậy nếu bạn chụp ảnh trong nhà với ánh sáng đèn thông thường hoặc thiếu sáng thì vẫn có những bức ảnh đẹp nhé.
Ngoài ra chiếc điện thoại này còn hỗ trợ chụp Zoom quang 2x và chất lượng hình ảnh cũng khá ổn. Hiện tượng vỡ ảnh không xảy ra, màu sắc khá ổn so với không zoom.
Khả năng chụp ngược sáng ánh mặt trời của S1 Pro thì hơi kém. Giữ được chi tiết nhưng màu sắc bị thay đổi nhiều.
Camera góc rộng
Với camera góc siêu rộng, hiệu ứng “mắt cá” được hạn chế nhưng ánh sáng lại chưa thực sự tốt. Ảnh tối hơn so với sử dụng camera chính, nhiều chi tiết không được giữ lại hoặc mất nét hoàn toàn.
Camera macro
Đối với ống kính này mình thấy nó lại làm việc rất tốt. Bạn có thể chụp vật thể ở một khoảng cách gần tới 4 cm, hình ảnh có độ chi tiết cao và màu sắc chân thực. Hơn nữa camera này cũng lấy nét rất nhanh.
Chụp ảnh ban đêm
Hình ảnh ánh sáng yếu chỉ ở mức trung bình. Lấy nét chậm hơn rất nhiều trong bóng tối và phải mất một hoặc hai giây để lưu mỗi bức ảnh. Không có chế độ chụp đêm chuyên dụng. Trong ảnh phong cảnh, mình nhận thấy rằng các chi tiết nhìn chung rất khó thấy và có các hạt có thể nhìn thấy trong các vùng bóng tối.
Camera trước
Vivo S1 Pro đã chuộc lại phần nào bằng camera selfie, ảnh chụp được chi tiết khi chụp dưới ánh sáng lý tưởng. Kết quả khá tốt ngay cả khi chụp ngược sáng. Ảnh tự sướng ánh sáng yếu có nhiều hạt, nhưng đèn flash màn hình có thể giúp một chút. Chế độ chụp ảnh ‘Chân dung’ cho phép bạn thêm các bộ lọc làm đẹp nhưng không có tùy chọn nào cho hiệu ứng xóa phông nền với camera trước.
Quay video
Tuổi thọ pin
Vivo S1 Pro được trang bị pin khá lớn ở mức 4500 mAh. Bạn có thể sử dụng thoải mái cả một ngày ngay cả khi sử dụng nhiều. Nếu dùng ít thì nó có thể duy trì tới 2 ngày đấy!
Nó đi kèm với cục sạc nhanh 18W cho phép bạn sạc đầy cục pin 4500mAh trong hơn 2 giờ đồng hồ.
So sánh với đối thủ
Vivo S1 Pro đang bán trên thị trường với giá tầm 6,4 triệu đồng tại thời điểm viết bài này. Với mức giá như vậy, sẽ có tất nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp với S1 Pro.
Xiaomi Redmi Note 9 Pro
Đầu tiên chúng ta cần nhắc tới Xiaomi Redmi Note 9 Pro khi có mức giá tương đương với Vivo S1 Pro. Nó cũng được hoàn thiện hai mặt kính, màn hình lớn hơn một chút nhưng đó là màn hình LCD. Đổi lại nó có bộ tứ camera với ống kính chính lên tới 64 MP cho chất lượng hình ảnh tuyệt vời hơn. Và chắc chắn rồi bộ xử lý của Note 9 Pro là Snapdragon 720G 8nm mạnh mẽ hơn nhiều so với Snapdragon 665 của S1 Pro. Pin của Note 9 Pro là 5000 nAh lớn hơn và nó đi kèm với sạc nhanh 30W nữa.
Samsung Galaxy A31
Đối thủ tiếp theo chính là Samsung Galaxy A31 khi nó có mức giá tương đương Vivo S1 Pro. Nó có màn hình tương đương, cấu hình tương đương, nhưng phần máy ảnh được nâng cấp tốt hơn và chất lượng hình ảnh thì cũng tốt hơn. Hơn nữa nó đi kèm với pin 5000 mAh lớn hơn.
Realme 5 Pro
Đối thủ cuối cùng là Realme 5 Pro, khi nó có giá thấp hơn (khoảng 6 triệu đồng thôi). Nhưng nó có bộ xử lý Snapdragon 712 10 nm mạnh mẽ hơn của Vivo S1 Pro. Bộ tứ camera tương đương nhau nhưng chất lượng hình ảnh tốt hơn do phần mềm hỗ trợ tốt hơn. Nhưng đổi lại thì nó sử dụng màn hình LCD và pin của nó ở mức 4035 mAh mặc dù có sạc nhanh 20W.
Giá và địa chỉ bán
Kết luận
Tóm lại Vivo S1 Pro là một chiếc điện thoại tầm trung tương đối tốt. Nó có độ hoàn thiện bên ngoài rất đẹp, cấu hình tạm dùng được nhưng không chuyên game. Bộ nhớ đi kèm tốt, chụp ảnh tốt khi đủ sáng nhưng nó còn cần làm nhiều thứ để chụp ảnh trong đêm. Nói chung đây là chiếc điện thoại vừa đủ để dùng mà thôi, còn nhiều điểm cần thay đổi để cạnh tranh cùng các đối thủ trong phân khúc.