Dell Latitude 7490 vẫn giữ nguyên thiết kế tương tự như Latitude 7480 năm ngoái nhưng có phần mạnh mẽ hơn nhờ CPU quad-core từ dòng Series U mới. Bộ vi xử lý Core i7-8650U của Latitude 7490 là một nâng cấp đáng kể so với chip lõi kép trước đây. Phiên bản năm nay cũng giới thiệu một vài cải tiến quan trọng khác. Ngoài những lợi ích rõ ràng được cung cấp bởi CPU Intel Kaby Lake Refresh, trackpad đã được tăng cường đáng kể nhờ áp dụng trình điều khiển Windows Precision và việc kết hợp công nghệ Active Steering Antenna có vẻ đã cải thiện mạng WLAN.
Dell Latitude 7490 trong năm 2019 vẫn là chiếc máy được đánh giá cao về độ bền, tiện dụng và tốc độ xử lý vô cùng mạnh mẽ. Trong bài viết này mình sẽ so sánh Dell Latitude 7490 với Lenovo, HP và phiên bản tiền nhiệm của nó.
Thông số kỹ thuật
Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc laptop Dell Latitude 7490 được sử trong bài đánh giá này:
CPU | Intel Core i5-8350U |
GPU | Intel UHD 620 |
RAM | 8GB |
Ổ cứng | 256GB |
Màn hình | IPS, 14 inch, tỷ lệ 16: 9 Độ phân giải 1920 x 1080 pixel, 157 PPI |
Cổng kết nối | 4 USB 3.0 / 3.1 Gen1 1 HDMI 1 DisplayPort 1 Khóa Kensington Giắc âm thanh kết hợp 3,5 mm Đầu đọc thẻ: Đầu đọc SD |
Kết nối không dây | Intel Dual Band Wireless-AC 8265 (a/b/g/n = Wi-Fi 4/ac = Wi-Fi 5), Bluetooth 4.2 |
Hệ điều hành | Microsoft Windows 10 Home 64 Bit |
Webcam | Webcam: 720p Primary Camera: 1 MPix |
Pin | Li-po 60Wh |
Kích thước (Cao x Rộng x Dài) | 17.9 x 331 x 220.9mm |
Trọng lượng | 1.561 Kg |
Đánh giá laptop Dell Latitude 7490
Thiết kế
Tổng thể thiết kế trên Dell Latitude 7490 không khác gì nhiều so với phiên bản Latitude 7480 trước kia, máy có thiết kế vuông vức, được bo tròn ở bốn góc. Bên ngoài vỏ máy được phủ bởi hợp kim magiê, logo DELL mạ crom được đặt ở chính giữa thân máy. Nắp máy được thiết kế hoàn toàn bằng sợi carbon dệt và phủ lớp nhung cho cảm giác sờ mềm mại. Bản lề trên Dell Latitude 7490 là dạng bản lề đơn, được gia cố bọc bằng thép nên rất chắc chắn và cứng cáp. Bản lề này phải gập mở bằng 2 tay và có khả năng gập mở lên tới 180 độ
Máy có một kết cấu rất chắc chắn, ấn vào phần màn hình cho cảm giác rất chắc chắn, không hề có hiện tượng ọp ẹp. Thậm chí khi bạn cố gắng vặn xoắn nó thì máy cũng không hề bị biến dạng, không phát ra âm thanh bất thường nào.
Nhược điểm nho nhỏ duy nhất mà mình nhận thấy là vấn đề thẩm mỹ. Cụ thể là, bề mặt vỏ dễ để lại vết bẩn và dấu vân tay.
Dell Latitude 7490 có trọng lượng chỉ 1.6kg, ngang ngửa với HP EliteBook 840 G5-3JX66EA (1.5kg), (1.4kg). Máy nặng hơn so với nặng 1.1kg.
Nói chung Latitude 7490 vẫn là một trong những máy tính xách tay kinh doanh có thiết kế tốt nhất trên thị trường hiện nay.
Cổng kết nối
Chiếc laptop trpng thử nghiệm của mình thiếu cổng Thunderbolt và đầu đọc thẻ thông minh. Thay vào đó, cổng Thunderbolt thay bằng USB Type-C thông thường (có DisplayPort). Trang bị cổng và vị trí cổng giống như trước đây. Nhìn chung rất tốt với bốn cổng USB (bao gồm cả cổng Type-C đã nói ở trên) và có nhiều không gian giữa các cổng.
Các cạnh của máy:
Bảo mật
Dell Latitude 7490 cung cấp nhiều biện pháp bảo mật để làm hài lòng ngay cả những người quản lý doanh nghiệp đòi hỏi khắt khe nhất. Thiết bị được trang bị đầu đọc dấu vân tay cảm ứng cùng với đầu đọc NFC. Camera IR (dành cho Windows Hello và nhận dạng khuôn mặt) đã được thay thế bằng webcam thông thường. Tuy nhiên, Dell Client Command Suite điển hình và phần mềm liên quan vẫn có sẵn.
Webcam
Bên trong là hai viền màn hình vẫn khá dầy, phía trên là webcam đối diện phía dưới là logo Dell, phần thiết kế bên trong hơi cổ điển nhưng mình thấy nó vẫn rất cân đối với máy. Webcam với độ phân giải HD được tích hợp trên Dell Latitude 7490, chất lượng hiển thị tốt khi sử dụng để chụp ảnh hay sử dụng cho các ứng dụng video call.
Khả năng bảo trì, nâng cấp
Bảo trì của Latitude 7490 cũng không có gì thay đổi nhiều. Tấm đế được cố định bằng 8 ốc vít Phillips Head và gần như mọi thành phần có thể thay thế đều có sẵn ngay khi tấm đế được tháo rời. Một điều vẫn được áp dụng ở đây là bàn phím khó thay thế nhất vì nó nằm dưới bo mạch chủ. Mặc dù điều này không may là một xu hướng khá phổ biến hiện nay. Lý do nằm ở độ mỏng của các thiết bị, ngay cả phân khúc laptop cho kinh doanh.
Thiết bị đầu vào
Bàn phím
Bên cạnh các thiết bị ThinkPad của Lenovo, Dell Latitude 5000 và 7000 luôn sở hữu bàn phím được đánh giá cao nhất. Latitude 7490 cũng không ngoại lệ. Các phím chiclet của nó được bố trí hợp lý, bố cục quen thuộc và khả năng hiển thị rất tốt. Hành trình phím dài khoảng 2 mm, với cảm giác phản hồi tốt, hỗ trợ gõ nhanh mà không gây ra tiếng ồn khó chịu. Không có tiếng lách cách hay sự di chuyển của các phím ngoài ý muốn.
Mặt khác, bàn phím trên Dell Latitude 7490 còn được trang bị đèn nền với hai mức sáng khác nhau điều khiển qua phím nóng F10 giúp máy hoạt động trong điều kiện thiếu sáng rất tốt.
Nhìn chung, nó là một bàn phím tuyệt vời và dễ sử dụng trong số những bàn phím tốt nhất mà mình đã đánh giá.
Trackpad
Được cải tiến đáng kể so với phiên bản thế hệ trước (trên Latitude 7480) là bàn di chuột Alps. Hiện hỗ trợ trình điều khiển Microsoft Precision cho khả năng hoạt động mượt mà và nhạy hơn. Mình hoàn toàn không gặp vấn đề gì trong thời gian sử dụng. Chuyển động con trỏ nhanh chóng và không chậm trễ. Mặc dù trackpad không lớn bằng trackpad của một số đối thủ cạnh tranh nhưng mình không gặp trở ngại nào cả.
Màn hình
Thông số chính
- Công nghệ IPS
- Kích thước: 14 inch
- Độ phân giải: 1920 x 1080 pixel
- Độ sáng tối đa: 308,6 cd/m², trung bình: 294 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 89%
- Tỷ lệ tương phản: 89%. Giá trị màu đen: 0.23 cd/m²
- ΔE màu: 6.07. Sau khi được hiệu chuẩn: 1.67
- Phần trăm không gian màu: 97% sRGB và 62% AdobeRGB
Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn
Phản xạ không phải là vấn đề đối với Latitude 7490, nhờ vào độ sáng tối đa lớn, độ tương phản tốt và khả năng chống lóa. Điều này giúp nó có thể sử dụng được trong tất cả các môi trường, ngoại trừ dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.
Nhờ sử dụng tấm nền IPS nên góc nhìn của màn hình tốt như mong đợi. Màu sắc gần như không thay đổi kể cả ở những góc nhìn rất nghiêng.
Hiệu năng
Hiệu năng CPU
Đây là sự thay đổi lớn nhất trên Dell Latitude 7490. Thay vì CPU i7 7600U thế hệ 7 như trước thì trong phiên bản này Dell đã trang bị bộ vi xử lý thế hệ thứ 8 Kaby Lake-R 4 nhân 8 luồng có tên i7 8650U. Bộ xử này có mức xung nhịp cơ bản là 1.9 Ghz và xung nhịp tối đa lên tới 4.2 Ghz. Thiết bị của mình được trang bị Intel Core i5-8350U và 8GB bộ nhớ đơn kênh. Dell Latitude 7490 Intel Core i7 vẫn cách xa Core i5-8350U trong các thử nghiệm CPU của mình, hơn 9 % và 15% trong các thử nghiệm đa lõi và đơn lõi Cinebench R15.
So với các đối thủ, 7490 gần bằng với EliteBook 840 G5, nhưng nó thấp hơnThinkPad T480s và X1 Carbon được trang bị Core i7.
Hiệu suất chung của hệ thống
Trong khi Core i7 đạt đỉnh trong hầu hết các điểm chuẩn hiệu suất chung, thiết bị của mình trang bị Core i5 dao động ở mức trung bình của tất cả các máy tính xách tay trang bị Core i5. Thiết bị của mình đạt 4906 điểm khi chạy PCMark 8, trong khi chỉ đạt 3564 trong PCMark 10 là 3564, kém ấn tượng hơn một chút.
Lý do chính cho điểm số thấp hơn này có lẽ là do bộ lưu trữ NVMe thay thế bởi bộ lưu trữ M.2 SATA thông thường ít tốn kém hơn. Tuy nhiên, với các tác vụ văn phòng hàng ngày, máy vẫn chạy trơn tru, phản hồi nhanh và hầu như không có độ trễ.
Hiệu suất GPU
Latitude Dell 7490 hạ cấp cấu hình RAM xuống còn một kênh, điều này có ảnh hưởng đến hiệu suất của đồ họa tích hợp. Do đó, thiết bị của mình có điểm thấp hơn khoảng 16% đến 22% so với 7490 i7 8650U sử dụng RAM kênh đôi.
GPU tích hợp Intel UHD Graphics 620 trên Latitude 7490 không dành cho khối lượng công việc đồ họa nặng, nhưng nó hoạt động tốt cho hầu hết các nhu cầu về tác vụ kinh doanh. Dell Latitude 7490 hoạt động tốt hơn khoảng 10-20% trong Fire Strike so với hầu hết các dòng doanh nhân khác và hỗ trợ H.265 / HEVC Main10 – đạt yêu cầu cho hầu hết các phương tiện, bao gồm cả truyền video 4K. IGPU có thể hỗ trợ độ phân giải 3840×2160 ở 60 Hz (qua DisplayPort) và có thể chạy tối đa 3 màn hình cùng một lúc (mặc dù không phải ở 4K).
Hiệu suất ổ cứng
Có thể dự đoán, tốc độ lưu trữ thấp hơn nhiều so với 7490 i7 8650U RAM kênh đôi. Vì cấu hình trang bị là Toshiba M.2 SATA thay vì NVMe Samsung PM961. Do đó, hiệu suất ổ cứng của máy gần như đứng cuối bảng xếp hạng. Tuy nhiên, một khi đạt được một mức hiệu suất nhất định, hầu hết người dùng sẽ không nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào. Thêm vào đó, quy trình thay thế / nâng cấp rất đơn giản vì vậy bạn có thể dễ dàng nâng cấp laptop của mình.
Khả năng chơi game
Nếu bạn đã chọn mua Dell Latitude thì đồng nghĩa với việc bạn không sử dụng máy để chơi game rồi. Do sử dụng GPU tích hợp nên máy chỉ phù hợp để chơi những trò chơi nhẹ nhàng. Nếu bạn muốn dùng nó để chơi những game nặng nề về đồ họa thì mình nghĩ là không nên chọn Latitude.
Tiếng ồn, nhiệt độ
Tiếng ồn
Latitude 7490 có tiếng ồn khá nhỏ. Trên thực tế, đây là thiết bị yên tĩnh nhất trong các thiết bị so sánh của mình, tiếng ồn từ quạt tản nhiệt đạt tối đa 40,2 dB (A) và trung bình dưới mức tải chỉ là 29,9 dB (A). Giống như tất cả các đối thủ cạnh tranh, trong tải nhẹ, quạt hiếm khi chạy. Ngay cả khi quạt chạy, độ ồn hầu như không tăng đến mức 29,9 dB (A).
Nhiệt độ
Nhiệt độ bên ngoài Latitude 7490 khá tốt. Khi hệ thống chịu tải trọng nhẹ, Dell Latitude 7490 hầu như không vượt quá nhiệt độ phòng. Dưới tác vụ văn phòng, nhiệt độ hầu như không ảnh hưởng gì.
Khi không hoạt động nhiệt độ bề mặt trung bình của máy vào khoảng 28-30 độ C. Khi cho máy chạy ở tải nặng, nhiệt độ tối đa đo được lên tới 51.6 độ C ở một số khu vực.
Biểu đồ nhiệt độ của máy khi tải tối đa:
Loa ngoài
Loa tương tự như các máy doanh nhân khác nhưng 7490 được tùy biến và kết hợp với công nghệ Wave Maxx Audio Pro cho chất lượng âm thanh to hơn. Loa cho chất lượng nghe nhạc, xem phim ở mức trung bình bù lại cấu hình âm thanh ưu tiên ghi âm cao hơn, làm cho Latitude 7490 rất phù hợp cho các cuộc gọi hội nghị và lời nói được rõ ràng hơn. Âm trung và âm cao được thể hiện tốt và chúng cũng tương đối cân bằng. Tuy nhiên, âm trầm khá thiếu vắng.
Tuổi thọ pin
Dell Latitude 7490 được trang bị pin Li-Ion 60 Wh. Thử nghiệm ở độ sáng 150 nits về khả năng lướt web, kết quả cho thấy máy có thể trụ được khoảng hơn 9h, cao hơn một chút so với các đối thủ như ThinkPad T480s và X1 Carbon, cao hơn cả HP EliteBook 840 G5 (7 giờ và 27 phút).