Kích thước khiêm tốn chỉ 13 inch, Dell Latitude 5300 rất nhỏ gọn và nhẹ nhàng rất phù hợp dành cho tầng lớp doanh nhân. Luôn song hành cùng bạn đó chính là những tính năng bảo mật, khả năng sửa chữa hợp lý. Hãy cùng theo dõi tiếp bài viết để tìm hiểu những điều còn ẩn chứa trong chiếc laptop doanh nhân nhỏ gọn này nhé.
Chiếc Latitude 5300 được đánh giá trong bài viết sử dụng bộ vi xử lý Intel Core i5-8365U, GPU tích hợp Intel UHD Graphics 620. Bộ nhớ RAM được hỗ trợ lên tới tối đa 32 GB – 2 luồng, bộ nhớ lưu trữ 512 GB SSD.
Các đối thủ cạnh tranh của Latitude 5300 gồm có: Asus ZenBook S13 UX39FN, Dell Latitude 3390, Lenovo ThinBook 13s, Huawei MateBook 13.
Thông số kỹ thuật
Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc laptop Dell Latitude 5300 được sử trong bài đánh giá này:
CPU | Intel Core i5-8365U |
GPU | Intel UHD Graphics 620 |
RAM | 32 GB |
Ổ cứng | SK Hynix PC401 512GB M.2 (HFS512GD9TNG), 512 GB |
Màn hình | IPS, 13.3 inch, tỷ lệ 16:9, 1920 x 1080 pixel 166 PPI |
Cổng kết nối | 2 USB 3.0 / 3.1 Gen1, 1 Thunderbolt, 1 HDMI, cổng âm thanh, microSD |
Kết nối không dây | Intel Wireless-AC 9560 (a/b/g/n = Wi-Fi 4/ac = Wi-Fi 5), Bluetooth 5 |
Hệ điều hành | Microsoft Windows 10 Pro 64 Bit |
Pin | 60 Wh |
Kích thước (Cao x Rộng x Dài) | 19 x 306 x 208 mm |
Trọng lượng | 1.373 kg |
Đánh giá laptop Dell Latitude 5300
Thiết kế
Dell Latitude 5300 sở hữu bộ khung bằng nhựa cực kỳ chắc chắn với chất lượng hoàn thiện tuyệt vời. Trọng lượng của phần thân đủ nặng để bạn có thể mở máy chỉ bằng một tay. Màn hình cũng được hoàn thiện chắc chắn, chỉ có thể bẻ cong bằng hai tay với một lực khá lớn. Góc mở tối đa của màn hình là 180º. Phần bản lề vững, đảm bảo cố định màn hình chắc chắn ở bất kỳ vị trí nào.
Nắp dưới của máy có thể tháo ra sau khi làm lỏng một số con ốc. Bảng mạch bên trong thoáng và ngăn nắp, cho phép bạn thay thế bộ nhớ RAM cũng như SSD. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tiếp cận module WLAN hoặc WWAN. Hệ thống cổng kết nối đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản, bao gồm cả Thunderbolt 3, tuy nhiên bạn sẽ phải lựa chọn cấu hình Thunderbolt 3 khi đặt hàng. Nếu không Dell sẽ cài đặt USB 3.1 Gen 2 lên cổng Type C.
Đầu đọc thẻ microSD được hỗ trợ với tốc độ khá nhanh, 176 MB/s với đọc và 188.8 MB/s với ghi dữ liệu. Tốc độ WLAN tốt và ổn định ở mức 646 MBit/s download. Trên thông số của nhà sản xuất, Dell Latitude 5300 được trang bị wifi 6 chuẩn 802.11 ax.
Ngoài ra, thiết bị được đi kèm khá nhiều các tính năng khác như cổng đọc smart card, cảm biến vân tay trên nút nguồn, Noble Lock và lẫy che webcam.
Cổng kết nối
Thiết bị đầu vào
Bàn phím
Bàn phím của Dell Latitude 5300 có phản hồi mềm, điểm lực rõ ràng. Khoảng cách các phím gần nhau tương đối và dễ tiếp cận. Bạn hoàn toàn có thể đạt được tốc độ gõ phím nhanh sau một thời gian làm quen ngắn. Đèn nền bàn phím 2 cấp độ đảm bảo khả năng sử dụng trong môi trường thiếu sáng. Độ sáng đèn nền đều trên các phím, không bị chói.
Touchpad của máy thuộc dạng cổ điển với 2 nút chuột riêng biệt. Bề mặt nhám tạo lực cản vừa đủ, cảm giác di chuột dễ chịu và chính xác. Phím chuột nhẹ, lực phản hồi thấp nhưng điểm lực rõ ràng.
Màn hình
Thông số chính
- Công nghệ IPS
- Kích thước: 13.3 inch
- Độ phân giải: 1920×1080 pixel
- Độ sáng tối đa: 333 cd/m², trung bình: 313.1 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 87%
- Tỷ lệ tương phản: 1207:1 . Giá trị màu đen: 0.27 cd/m²
- ΔE màu: 3.2
- Phần trăm không gian màu: 94.8% sRGB và 63.8% AdobeRGB
Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn
Tấm nền IPS mang lại khả năng hiển thị theo góc nhìn rất tốt. Hình ảnh vẫn giữ được màu sắc và độ sáng trung thực dù ở những góc nhìn khá hẹp. Độ sáng màn hình ổn trên 300 nits cùng tấm nền mờ cũng đảm bảo hiển thị tốt khi ở ngoài trời.
Hiệu năng
Dell Latitude 5300 hướng tới đối tượng cần một thiết bị nhỏ gọn nhưng mạnh mẽ để sử dụng cho công việc văn phòng hàng ngày. Yêu cầu về khả năng xử lý đồ họa không quá nhiều vì thiết bị chỉ được trang bị GPU Intel UHD Graphics 620 tích hợp. Bộ nhớ RAM hỗ trợ đa luồng lên tới tối đa 32 GB cùng SSD dung lượng lớn.
Hiệu năng CPU
Trên thiết bị thử nghiệm của mình, Intel Core i5-8365U và 32 GB RAM đảm bảo hệ thống hoạt động mượt mà. Bộ vi xử lý 4 nhân cung cấp xung nhịp cơ bản 1.6 GHz, có thể lên tối đa 4.1 GHz qua turbo boost. Thời gian duy trì hiệu năng đỉnh còn tùy thuộc vào hệ thống tản nhiệt của máy.
Trong bài kiểm tra sức chịu đựng Cinebench R15, hiệu năng của Latitude 5300 đạt đỉnh trong một thời gian sau đó bị tụt giảm khoảng 9%. Hiệu năng duy trì của máy khá đồng đều qua các vòng lặp nhưng cũng chỉ tương đương Lenovo ThinkBook 13s sử dụng Intel Core i5-8265U.
Đối với bài kiểm tra hiệu năng đa nhân và đơn nhân, Intel Core i5-8365U trên chiếc Dell Latitude 5300 cho hiệu năng ổn như đã dự báo từ trước. Với mức điểm số thấp hơn CPU Core i7-8665U mạnh mẽ và thế hệ trước Core i5-8265U.
Hiệu suất chung của hệ thống
Trong bảng xếp hạng của PCMark 8, Dell Latitude 5300 chỉ xếp ở mức trung bình khi so sánh với các đối thủ cùng phân khúc. Kết quả trên PCMark 10 khả quan hơn khá nhiều, thiết bị của Dell vững vàng ở vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng.
Trong quá trình sử dụng thử nghiệm, Latitude 5300 hoạt động cực kỳ nhanh và mượt. Các ứng dụng và file được khởi động và truy cập rất nhanh mà không có hiện tượng trễ. Mình không phát hiện bất cứ lỗi nào bất thường của hệ thống từ phần mềm tới phần cứng.
Hiệu suất ổ cứng
SSD 512 GB trên Dell Latitude 5300 có tốc độ đọc ghi tốt, xếp ở mức trung bình khi so sánh với các đối thủ khác.
Hiệu suất GPU
Các tác vụ đồ họa của hệ thống được thực hiện bởi Intel UHD Graphics 620. GPU tích hợp này chỉ phù hợp với các ứng dụng không yêu cầu khả năng xử lý đồ họa cao, cũng như hưởng lợi trực tiếp từ bộ nhớ RAM. Với 32 GB RAM đa luồng, kết quả 3DMark 11 khá hơn đa số những máy khác cùng sử dụng Intel UHD Graphics 620.
Khả năng chơi game
Dell Latitude 5300 được hưởng lợi trực tiếp từ bộ nhớ RAM lớn cũng như hệ thống RAM đa luồng khi chơi game. Tuy vậy, Intel UHD Graphics 620 không thích hợp để chơi những game nặng và mới.
Tiếng ồn, nhiệt độ
Tiếng ồn
Dell Latitude 5300 hoạt động hoàn toàn im lặng khi nhàn rỗi hoặc tải nhẹ. Vì vậy máy cực kỳ phù hợp để sử dụng trong những môi trường yêu cầu sự yên tĩnh cao. Khi tải nặng, quạt tản nhiệt có hoạt động nhưng phát ra tiếng kêu êm và không gây phiền cho người sử dụng.
Nhiệt độ
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 24.7 độ C
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 53 độ C
Nhiệt độ của máy khi hoạt động khá ấm, nhất là phần sau của nắp dưới. Phần chiếu kê tay vẫn khá mát không ảnh hưởng nhiều tới người sử dụng. Tuy nhiên, vì nhiệt độ cao nên mình không khuyến khích các bạn sử dụng máy ở trên đùi khi dùng những tác vụ nặng.
Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:
Loa ngoài
Loa ngoài của máy có âm lượng trung bình, vòm âm không được cân bằng. Một phần âm giữa và âm cao được thể hiện hơi quá. Loa ngoài của máy phù hợp sử dụng trong môi trường yên tĩnh với những nội dung không phổ biến. Vì vậy, tai nghe hoặc loa ngoài vẫn là sự lựa chọn rất tốt.
Tuổi thọ pin
Trong bài thử nghiệm wifi thực tế của mình, thiết bị hoạt động được liên tục trong vòng 8 giờ 20 phút. Với con số này, bạn có thể thoải mái làm việc cả ngày mà không cần sạc pin. Tuy nhiên với mức dung lượng lên tới 60Wh thì chúng ta xứng đáng nhận được nhiều hơn thế.
Thời gian sạc pin từ lúc cạn tới khi đầy vào khoảng 2 giờ.
Kết luận
Dell Latitude 5300 đã chứng minh được giá trị của bản thân với các tác vụ hàng ngày. Đối với người dùng là doanh nhân, thiết bị mang tới những tùy chọn về bảo mật cũng như cổng kết nối phong phú. Khả năng sửa chữa, nâng cấp là có, hệ thống hoạt động mượt mà gây ấn tượng mạnh cho mình từ những trải nghiệm sử dụng đầu tiên. Bàn phím và touchpad không mang lại cảm giác cao cấp nhưng vẫn thực sự tốt.
Điểm đáng lưu ý chính là thời lượng sử dụng pin ngắn. Dù máy có thể hoạt động suốt một ngày dài nhưng với dung lượng lớn 60Wh, thì thời lượng pin lý tưởng phải cộng thêm 2 giờ nữa so với thực tế. Latitude 5300 hoạt động yên tĩnh trong phần lớn thời gian nhờ kìm hãm quạt tản nhiệt. Ngược lại, dưới tải nặng nhiệt độ của máy tăng lên rất nhanh.