G3 series là dòng laptop gaming giá phải chăng nhất của Dell. Việc lặp lại, duy trì và làm tốt một điều duy nhất chính là giá bán, giúp dòng G3 vẫn có chỗ đứng vững chắc ở trên thị trường dù máy có theo xu hướng hay không. Và trong bài đánh giá này hãy cùng mình tìm hiểu về Dell G3 3590.
Bạn có thể nhầm lẫn máy với chiếc Dell Latitude 3590 tập trung vào doanh nhân, Dell G3 3590 là dòng laptop gaming được giới thiệu tại Computex 2019 cùng với Dell XPS 13 7390 2-in-1 và dòng máy đắt hơn Alienware M15/m17 R2. Đây cũng chính là dòng máy trực tiếp sẽ thay thế cho G3 3579 với sự thay đổi cả về thiết kế khung máy cũng như nâng cấp phần cứng để có được trải nghiệm gaming tuyệt vời hơn.
Cấu hình của thiết bị được trải rộng từ Core i5-9300H và GTX 1050 với 780$ tới Core i7-9750H và GTX 1660 Ti Max-Q với 1220$. Phiên bản mình sử dụng trong bài viết này thuộc tầm trung với cấu hình Core i5-9300H và GeForce GTX 1650 với mức giá 830$.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Dell G3 gồm những thiết bị gaming 15.6 inch như Lenovo Legion Y540, Aorus 5, Aorus 15, HP Pavilion 15 Gaming và Dell G5.
Thông số kỹ thuật
Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc laptop Dell G3 3590 được sử dụng trong bài đánh giá này:
CPU | Intel Core i5-9300H |
GPU | NVIDIA GeForce GTX 1650 Mobile |
RAM | 8 GB |
Ổ cứng | Toshiba BG4 KBG40ZNS128G, Secondary: WDC WD10SPZX |
Màn hình | IPS, 15.6 inch, tỷ lệ 16:9 1920 x 1080 pixel 141 PPI, |
Cổng kết nối | 4 USB 2.0, 2 USB 3.0 / 3.1 Gen1, 1 HDMI, 1 DisplayPort, cổng âm thanh, SD |
Kết nối không dây | Qualcomm Atheros QCA9377 Wireless Network Adapter (a/b/g/n = Wi-Fi 4/ac = Wi-Fi 5), Bluetooth 5 |
Hệ điều hành | Microsoft Windows 10 Home 64 Bit |
Pin | 51 Wh |
Kích thước (Cao x Rộng x Dài) | 21.6 x 365.5 x 254 mm |
Trọng lượng | 2.455 kg |
Đánh giá laptop Dell G3 3590
Thiết kế
Thiết bị gaming tới từ Dell được kết cấu chủ yếu từ nhựa với các cạnh và các góc được bo tròn hơn so với những lựa chọn đắt tiền khác. Phiên bản G3 mới nhất không có nhiều sự khác biệt với phần chiếu kê tay bằng nhựa phẳng, nắp ngoài màn hình bằng nhựa mờ, các điểm nhấn màu xanh xung quanh máy để tạo điểm nổi bật trên các đối thủ. Thiết kế mới này được đánh giá tiệm cận hơn với gaming trong khi G3 3579 cũ trông quá giống HP Pavilion 15. Nói một cách khác, độ cứng và chất lượng hoàn thiện không thay đổi nhiều nhưng thiết kế ấn tượng hơn so với thế hệ trước.
Viền Bezels mới của Dell G3 3590 mỏng hơn, khung máy nhỏ hơn so với G3 3579 từ năm trước. Dù vậy, trọng lượng của hai máy vẫn giống nhau xung quanh mức 2.5 kg. Kích thước tương đương HP Pavilion 15 Gaming và Aorus 15, Lenovo Legion Y540 thì nặng hơn một chút.
Cổng kết nối
Hệ thống cổng kết nối bao gồm tất cả những gì mà G3 3579 có và thêm một cổng USB C. Vị trí các cổng có một chút thay đổi, nhưng vẫn dễ dàng tiếp cận cũng như khoảng cách các cổng vẫn rất hợp lý.
Các cạnh của máy:
Khả năng bảo trì, nâng cấp
Nắp dưới của máy được cố định bằng 10 con ốc Philips. Bạn cần sử dụng một dụng cụ khá sắc để mở máy vì phần bên dưới được chốt khá chặt ở các cạnh và góc.
Thiết bị đầu vào
Bàn phím
Bố cục bàn phím, phải hồi phím không có sự thay đổi so với thế hệ trước dù đã nâng cấp về thiết kế. Mình thấy phản hồi phím là chấp nhận được dù có hơi mềm một chút, nhưng cho tiếng kêu êm hơn. Những chiếc máy khác như MSI GT series hay HP Spectre series hay cả Dell G7 7790 đều có bộ bàn phím cứng hơn.
Ký tự màu xanh da trời không thực sự nổi bật trong môi trường thiếu ánh sáng khi nhìn cùng với những chiếc máy dùng ký tự mày trắng. Khi đó buộc người dùng phải sử dụng đèn nền bàn phím để thấy rõ các ký tự hơn.
Touchpad
Kích thước bằng với thế hệ trước là 10.5 x 8 cm. Trải nghiệm sử dụng giống nhau từ cảm giác di chuột cho tới nút chuột kêu to và mềm khi nhấn. Rất may là độ nhạy của chuột không thực sự tốt trên thế hệ trước nay đã được cả thiện.
Màn hình
Thông số chính
- Công nghệ IPS
- Kích thước: 15.6 inch
- Độ phân giải: 1920×1080 pixel
- Độ sáng tối đa: 281.2 cd/m², trung bình: 261 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 86%
- Tỷ lệ tương phản: 1151:1. Giá trị màu đen: 0.24 cd/m²
- ΔE màu: 5.23
- Phần trăm không gian màu: 59% sRGB và 37.8% AdobeRGB
Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn
Khả năng sử dụng ngoài trời là rất kém vì độ sáng tối đa bị giảm xuống chỉ còn 171 nits từ 276 nits khi sử dụng nguồn pin. Dường như nó tối hơn tới 70% khi so sánh với XPS 15 7590 FHD và đa số những laptop gaming khác. Trong khi đó, góc nhìn hiển thị vẫn rất tuyệt vời nhờ tấm nền IPS, nhưng ở một số góc độ hẹp mình vẫn nhận thấy có hiện tượng giảm độ sáng.
Hiệu năng
Core i5-9300H và GeForce GTX 1650 là những cấu hình phổ biến dành cho laptop gaming giá rẻ năm 2019. Khi hiệu năng CPU chỉ hơn một chút so với Core i5-8300H, thì GeForce GTX 1650 lại nhanh hơn chiếc 1050 một cách rõ ràng.
Tất cả các phiên bản đều được dùng công nghệ Nvidia Optimus cùng G-Sync.
Hiệu năng CPU
Bộ vi xử lý Core i5 cho hiệu năng như mình dự đoán và mong đợi khi so sánh với mức trung binh của những thiết bị khác cùng sử dụng Core i5-9300H. Nếu bạn lựa chọn phiên bản cao cấp hơn Core i7-9750H sẽ cho hiệu năng đa luồng cao hơn từ 30-40%
Hiệu suất chung của hệ thống
Hiệu năng hệ thống có điểm số cao hơn thế hệ trước nhờ Turing GPU mới và SSD thay vì Pascal GPU và HDD như như phiên bản trước. Điểm số tổng thể vẫn thấp hơn những laptop gaming mạnh mẽ khác như Alienware m15 R2 và HP Pavilion 15 Gaming.
Hiệu suất GPU
Nvidia GeForce GTX 1650 phiên bản mobile cho hiệu năng tương đương GTX 1650 phiên bản desktop. Người dùng có thể hi vọng với hiệu năng nhanh hơn 50% so với GTX 1050 trên DX11 và 100% nhanh hơn trên DX12 từ khi Turing GPU được tối ưu cho DX12. Nếu bạn lựa chọn cấu hình đắt tiền hơn: GTX 1660 Ti Max-Q, bạn sẽ có hiệu năng tốt hơn lên tới 40% so với GTX 1650.
Hiệu suất ổ cứng
Trên Dell G3 3590, chúng ta sẽ có 2 bộ nhớ lưu trữ (M.2 2280 NVMe + 2.5-inch SATA III bay). Thiết bị của mình được trang bị 128 GB SSD Toshia BG4 và 1 TB WDC WD10SPZX HDD. Tốc độ đọc của SSD rất ổn ở mức 1200 MB/s nhưng tốc độ ghi lại thấp hơn đa số các SSD SATA III khác khi chỉ đạt 200 MB/s. Đây là ổ SSD rẻ tiền khi so sánh với những bộ nhớ lưu trữ khác.
Khả năng chơi game
GeForce GTX 1650 có sức mạnh đủ để chơi tất cả những tựa game hiện hay ở độ phân giải 1080p với FPS cao và ổn định cùng mức cài đặt hình ảnh trung bình. FPS nhận được là tương đương với GTX 1060, thấp hơn so với GTX 1660 Ti Max-Q.
Tiếng ồn, nhiệt độ
Tiếng ồn
Thiết bị sử dụng hệ thống quạt 50 mm cùng 2 ống tản nhiệt ở giữa. Quạt tản nhiệt gần như luôn hoạt động dù bạn tải nhẹ hay tải nặng, độ ồn duy trì ở mức 28.4 dB(A) và gần như không bao giờ im lặng. Những tác vụ thông thường như duyệt web, xem video sẽ nâng độ ồn của quạt lên 35 dB(A), sau đó giảm nhẹ xuống còn 31 dB(A). Nhìn chung tiếng quạt có thể nghe thấy nhưng không quá lớn để gây phiền.
Khi chơi game, tiếng ồn của quạt lên tới 49.5 dB(A), cao hơn so với G3 3579. Trong khi đó, HP Pavilion 15 Gaming có GTX 1660 Ti mạnh mẽ hơn lại hoạt động êm ái hơn trong điều kiện tải tương tự.
Nhiệt độ
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 32.4 ºC
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 49 ºC
Nhiệt độ bề mặt máy cao nhất ở phần trung tâm và phía trên bàn phím. Khoảng dao động nhiệt từ 32 ºC khi nhàn rỗi đến cao nhất là 49 ºC khi chơi game. Phần phím WASD và chiếu kê tay vẫn khá mát nên không ảnh hưởng tởi trải nghiệm chơi game của bạn.
Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:
Loa ngoài
Chất lượng âm thanh thiếu đi khoảng âm trầm, chúng ta gần như không thể mong đợi gì hơn từ một chiếc laptop gaming giá rẻ. Âm lượng tối đa của máy ổn lên tới 84 dB(A) nhưng phần chiếu kê tay lại có độ rung hơi khó chịu. Nhìn chung, để có trải nghiệm âm thanh tốt nhất, bạn nên sử dụng tai nghe hoặc loa ngoài.
Tuổi thọ pin
Dung lượng pin giảm từ 56Wh trên thế hệ trước, chỉ còn 51Wh trên Dell G3 3590. Dù vậy thời lượng sử dụng pin vẫn tương đương vào khoảng 6,5 giờ khi sử dụng wifi tiêu chuẩn. Con số này là trên mức trung bình của một chiếc laptop gaming.
Thời gian sạc máy từ lúc cạn pin tới khi đầy vào khoảng 2 giờ. Bạn không thể sạc máy qua cổng USB C.
Giá và địa chỉ bán
Kết luận
Điểm mạnh nhất của Dell G3 3590 chính là khả năng bảo trì và năng cấp. Không giống như HP Pavilion 15 hay MSI GP65, hệ thống của Dell rất dễ nâng cấp mà không bị mất tem hay bảo hành. Hiệu năng của máy ổn định và tương xứng với phần cứng giá rẻ. Vì vậy, thiết bị khá hấp dẫn với những người dùng muốn một máy chơi game mạnh mẽ với giá cả phải chăng.
Danh sách các điểm yếu khá nhiều. Màn hình có khá nhiều điểm yếu, bao gồm độ bao phủ màu kém, đèn nền không đồng đều, thời gian phải hồi chậm. Mặc dù chúng ta vẫn chấp nhận được nhưng những đối thủ khác của máy đều cho khả năng hiển thị tốt hơn nhiều, phù hợp với những game có tốc độ cao. Nếu muốn trải nghiệm hình ảnh tốt hơn, bạn phải nâng cấp lên Dell G7 hoặc cao hơn.