Lenovo Legion Y730 là phiên bản cao cấp hơn, thay thế cho Legion Y530 và Legion Y7000 với các tính năng cao cấp bao gồm đèn nền RGB riêng từng phím, Thunderbolt 3, phím Macro chuyên dụng. Điểm đáng buồn là Y730 lại bị giới hạn GPU chỉ dừng lại ở GeForce GTX 1050 Ti.
Legion Y730 15.6 inch được ra mắt cùng hai người anh em là Legion Y530 và Y7000. Tuy nhiên, Y730 là phiên bản cao cấp hơn, được trang bị nhiều tính năng dành cho laptop gaming cao cấp như Thunderbolt 3, đèn LED RGB riêng từng phím, chất liệu nhôm cứng cáp.
Bạn có thể lựa chọn nhiều cấu hình cho máy, từ Core i5-8300H, 8 GB RAM DDR4, 1 TB HDD tới Core i5-8750H, 16 GB RAM và 128 GB PCIe SSD. Màn hình IPS 1080p 60 Hz và GeForce GTX 1050 Ti là mặc định cho tất cả các cấu hình. Phần cứng của máy đặt Y730 vào nhóm cạnh tranh với các đối thủ như Walmart Overpowered 15, Gigabyte Sabre 15, MSI GF63, Acer Aspire Nitro 15 và Dell G7 15. Máy cũng được ra mắt với 2 phiên bản 15 inch và 17 inch. Trong bài này, mình sẽ viết đánh giá cho phiên bản 15 inch.
Thông số kỹ thuật
Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc laptop Lenovo Legion Y730-15ICH được sử trong bài đánh giá này:
CPU | Intel Core i5-8300H |
GPU | NVIDIA GeForce GTX 1050 Ti (Laptop) - 4096 MB |
RAM | 8 GB |
Ổ cứng | Intel Optane 16 GB MEMPEK1J016GAL + HGST ST1000LM049 1 TB HDD |
Màn hình | IPS, 15.6 inch, tỷ lệ 16:9 1920 x 1080 pixel 141 PPI, |
Cổng kết nối | 4 USB 3.0 / 3.1 Gen1, 3 USB 3.1 Gen2, 1 Thunderbolt, 1 HDMI, 1 DisplayPort |
Kết nối không dây | Intel Wireless-AC 9560 (a/b/g/n = Wi-Fi 4/ac = Wi-Fi 5), Bluetooth 5.0 |
Hệ điều hành | Microsoft Windows 10 Home 64 Bit |
Pin | 57 Wh |
Kích thước (Cao x Rộng x Dài) | 19.95 x 362 x 267 mm |
Trọng lượng | 2.2 kg |
Đánh giá laptop Lenovo Legion Y730-15ICH
Thiết kế
Kết cấu và thiết kế khung máy giống hoàn toàn với phiên bản 17.3 inch của Legion Y730. Nơi chúng ta có bề mặt nhôm chải mờ mịn màng, ngôn ngữ thiết kế tương phản đồng nhất của dòng Y520 cũ cùng cấc điểm nhấn màu đỏ. Lenovo nói, phong cách thiết kế đặc biệt này rất phù hợp, hướng tới doanh nhân và người dùng công sở.
Chất lượng khung máy khá hỗn hợp. Phần màn hình lỏng lẻo hơn đáng kể so với màn hình của XPS 15, Razer Blade 15, Gigabyte Aero 15, MSI GF63 và hầu hết các laptop 15 inch khác. Nguyên nhân có thể do viền bezels mỏng, không có kính cường lực Gorilla Glass và phần nắp phủ màn hình dường như mỏng hơn. Bản lề kép của máy ổn, phạm vi hoạt động rộng nhưng màn hình vẫn bị dao động nhẹ như vận chuyển hoặc điều chỉnh góc màn hình.
Phần đế thì lại cứng cáp hơn, có khả năng chống xoắn vặn cao hơn phần nắp màn hình. Nhưng vẫn chưa thực sự chắc chắn bằng các thiết bị tới từ các đối thủ mà mình đã đề cập ở trên. Khi vặn máy từ phần phía trước vào các cạnh, sẽ vẫn có những tiếng động nhỏ có thể nghe được. Khi mà Lenovo đang cố gắng tô điểm cho thiết bị của mình diện mạo dung hòa giữa công việc và chơi game, thì tính chắc chắn, ổn định của vỏ máy vẫn chưa thực sự thuyết phục.
Nếu không có 2 thiết bị cạnh nhau để so sánh, bạn sẽ không thể nhận thấy rằng chiếc Y730 mỏng hơn và nhẹ hơn một chút so với Legion Y530 dù chúng có thiết kế giống nhau.
Cổng kết nối
Hệ thống cổng kết nối của Lenovo Legion Y730 tương tự như Y530, ngoại trừ cổng USB C hiện đã hỗ trợ Thunderbolt 3. Vị trí các cổng cũng có sự thay đổi nhỏ, ví dụ như USB C đã đổi chỗ cho USB A phía bên cạnh trái. Hầu hết các cổng kết nối vẫn được đặt ở mặt sau.
Các biểu tượng LED cho mỗi cổng cho trải nghiệm khá thú vị. Một số người khó tính sẽ không hài lòng khi mỗi lần sử dụng cổng phải nhìn ra tận đằng sau máy khá bất tiện.
Các cạnh của máy:
Khả năng bảo trì, nâng cấp
Để tháo lắp, bảo trì máy bạn cần tháo 11 con ốc Philips ở nắp dưới. Sau khi tháo nắp dưới, nội thất bên trong máy sẽ giống như hình dưới. Có rất nhiều điểm tương đồng giữa Legion Y730 và Y530 về bố cục và thiết kế. Khe RAM có một tấm nhôm bảo vệ, làm việc thay thế RAM trở nên hơi cồng kềnh một chút.
Thiết bị đầu vào
Bàn phím
Lenovo thay thế cụng phím số ở trên Y530 và Y730 phiên bản 17.3 inch bằng cột phím Macro phía bên cạnh trái. Các game thủ có lẽ sẽ khá thích sự thay đổi này, nhưng với những người dùng cần sử dụng bàn phím số thường xuyên thì đó lại là một câu chuyên buồn. Dù sao thì chúng ta cũng có hệ thống bàn phím anti-ghost với đèn nền riêng biệt từng phím hỗ trợ 16 triệu màu giống như trên những dòng máy đắt tiền hơn.
Trải nghiệm gõ phím, phản hồi phím không được thỏa mãn cảm giác chơi game tiêu chuẩn của mình. Phím khá mỏng, hành trình ngắn, phản hồi xốp khi nhấn nên trải nghiệm gõ phím cũng không hề thỏa mãn. Điểm sáng của bàn phím có lẽ là tiếng kêu rất mềm, phù hợp với môi trường làm việc yên tĩnh hay những người nhạy cảm với tiếng ồn.
Touchpad
Touchpad Precison có kích thước khá nhỏ chỉ 10.1 x 5.3 cm khi so sánh với 10.5 x 8.5 trên XPS 15 khi mà Lenovo sử dụng 2 nút chuột riêng biệt. Bề mặt touchpad hơi kêu cọt kẹt nếu bạn tác động một lực vừa phải, nhưng bề mặt vẫn mềm mịn. Cảm giác di chuột không bị dính hay ảnh hưởng tới tốc độ di chuột. Các cử chỉ đa điểm cho cảm giác hơi chật chội vì chiều cao hạn chế của touchpad.
Hai nút chuột riêng biệt hoạt động rất êm, hành trình sâu và phản hồi mềm. Những người nào thích tiếng kêu “click” sẽ cảm giác phím hơi mềm, nhưng nó lại thích hợp với những ai cần sự yên tĩnh. Cá nhân mình thì muốn hành trình phím ngắn hơn một chút để nhấn phím dễ hơn.
Màn hình
Thông số chính
- Công nghệ IPS
- Kích thước: 15.6 inch
- Độ phân giải: 1920×1080 pixel
- Độ sáng tối đa: 286.5 cd/m², trung bình: 268.8 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 84%
- Tỷ lệ tương phản: 868:1. Giá trị màu đen: 0.33 cd/m²
- ΔE màu: 5.6
- Phần trăm không gian màu: 85.1% sRGB và 55.7% AdobeRGB
Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn
Khả năng hiển thị ngoài trời ở mức trung bình dưới bóng râm. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp thì gần như không thấy gì dù đã có tấm nền mờ giảm hiện tượng đổ bóng. Góc nhìn tốt, không có hiện tượng thay đổi độ tượng phản, độ sáng hay đổi màu sắc dù ở các góc hẹp.
Hiệu năng
Dù Lenovo quảng cáo Legion Y730 là phiên bản cao cấp hơn Legion Y530, nhưng cấu hình của Y730 vẫn là các thành phần thuộc tầm trung. Đó là Core i5-8300H và i7-8750H cùng giải pháp đồ họa GeForce GTX 1050 Ti giá rẻ.
Chúng ta có công nghệ Nvidia Optimus, hỗ trợ chuyển đổi sử dụng GPU giữa GeForce GTX 1050 Ti và Intel UHD Graphics 630.
Hiệu năng CPU
Hiệu năng CPU dựa theo CineBench R15 nằm trong nhóm trung bình của các thiết bị cùng sử dụng Core i5-8300H. Hiệu năng CPU mạnh hơn khoảng 60% so với Kaby Lake i5-7300HQ trên Legion Y520 hay 12 % khi so sánh với i7-7700HQ. Phiên bản cao cấp Core i7-8750H sẽ mạnh hơn khoảng 50% phiên bản i5-8300H.
Khi thử nghiệm kiểm tra hiệu năng duy trì liên tục qua các vòng lặp, Lenovo gây ấn tượng nhờ hiệu năng duy trì tốt, không hề có hiện tượng giảm sâu hiệu năng. Điểm số ban đầu và kết thúc lần lượt là 821 và 822, trái ngược với MSI GF63 không thể duy trì hiệu năng đỉnh trong một thời gian dài.
Hiệu suất chung của hệ thống
PCMark xếp hạng thiết bị của chúng ta ở tầm giữa khi so sánh với các thiết bị khác, với các GPU sử dụng từ GTX 1050 đến GTX 1060. Trải nghiệm sử dụng máy của mình hoàn toàn mượt mà, không hề có hiện tượng delay hay vấn đề lạ. GPU thỉnh thoảng bị kẹt ở tốc độ xung nhịp rất thấp là 135 MHz một cách khó hiểu, khi đó bạn cần khởi động lại máy để giải quyết vấn đề.
Hiệu suất GPU
Hiệu năng đồ họa của máy cao hơn khoảng 3-4% so với mức trung bình của GTX 1050 Ti. Nói một cách khác, hiệu năng GPU đạt mức như mong đợi của mình. Chúng ta sẽ có hiệu năng mạnh mẽ hơn khoảng 9% so với GTX 1050 Ti Max-Q và 25-30% so với GTX 1050. Phiên bản Y530 sử dụng GTX 1060 sẽ có hiệu năng đồ họa nhanh hơn từ 45-50%.
Hiệu suất ổ cứng
Tùy chọn bộ nhớ lưu trữ bao gồm cả khe 2.5 inch SATA III và M.2 2280 PCIe. Thiết bị mình đang sử dụng có bộ nhớ 1 TB Seagate Barracuda ST1000LM049-2GH172 HDD tăng tốc bằng 16 GB Intel Optane MEMPEK1J016GAL M.2.
Tốc độ đọc khá ấn tượng ở mức 886 MB/s. Thông thường, nếu chỉ có một HDD 7200 RPM thì tốc độ đọc cao nhất chỉ dưới 150 MB/s. Tốc độ ghi dĩ nhiên là thấp hơn các SSD chuẩn SATA III. Từ góc độ dành cho chơi game, combo HDD + Optane tương đối rẻ tiền nhưng vẫn cho thời gian tải game nhanh hơn các ổ HDD thông thường, trong khi ổ NVMe dung lượng cao vẫn còn khá đắt.
Khả năng chơi game
Thiết bị có khả năng chơi tốt các tựa game mới ở độ phân giải tiêu chuẩn 1080p. Những tựa game yêu cầu cấu hình mạnh hơn như Witcher 3 cho FPS trung bình thấp hơn ở mức 30 FPS, khi đó bạn cần đặt mức hình ảnh về trung bình hoặc thấp hơn. Bạn có thể ghi lại màn hình mà không làm giảm FPS hay tụt hiệu năng.
Tiếng ồn, nhiệt độ
Tiếng ồn
Quạt tản nhiệt thông thường sẽ không hoạt động trong một khoảng thời gian khá dài khi ở mức tải thấp. Khi so sánh với các laptop khác như ASUS TUF FX504GD có thể đạt độ ồn lên tới 40 dB(A) hoặc cao hơn nhiều so với thiết bị tới từ Lenovo. Chiếc Legion Y530 có tiếng ồn lớn hơn Y730 vì sử dụng GPU GTX 1060 mạnh mẽ hơn.
Khi chơi game trong một khoảng thời gian dài, tiếng ồn thu được vào khoảng 43 dB(A) là trung bình cùng với những laptop gaming khác, bao gồm cả MSI GF63. Dell G7 15 và Blade 15 ồn hơn khá nhiều lên tới 50 dB(A) khi chơi game.
Nhiệt độ
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 27.8 ºC
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 40.8 ºC
Nhìn vào biểu đồ nhiệt phía dưới, chúng ta có thể thấy nhiệt độ của máy là khá mát đối với một chiếc laptop gaming.
Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:
Loa ngoài
Phiên bản 15.6 inch thiếu đi loa siêu trầm như trên phiên bản Lenovo Legion Y730 17.3 inch. Kết quả là hệ thống kém hơn trong việc tái tạo âm thanh có tần số thấp. Chất lượng âm vẫn tương đối cân bằng khi không bị méo hoặc vang nếu mở mức âm lượng cao. Âm lượng tối đa đủ cho việc chơi game hoặc giải trí đa phương tiện.
Tuổi thọ pin
Pin 57 Wh không thể tháo rời cho thời lượng sử dụng trung bình. Trong bài kiểm tra wifi tiêu chuẩn, máy hoạt động được liên tục trong vòng hơn 5h. Tương đương với MSI GF63, thấp hơn Dell G7 15.
Thời gian sạc đầy pin từ 1.5 đến 2 giờ.
Giá và địa chỉ bán
Kết luận
Lenovo Legion Y730 đang ở một vị ví khá bấp bênh, đây là phiên bản cao cấp của Y530 với thiết kế mỏng hơn, nhẹ hơn, cao cấp hơn, đầy đủ đèn LED và Thunderbolt 3. Nhưng nó lại thiếu đi tùy chọn GeForce GTX 1060 để hạ giá thành sản phẩm. Mình cũng không hiểu tại sao Lenovo lại để Legion Y730 bị kẹt với tùy chọn GPU cũ dù máy có khả năng làm mát và duy trì hiệu năng CPU tuyệt vời.
Điểm mạnh nhất của Y730 chính là hệ thống đèn nền RGB trên từng phím, cổng Thunderbolt 3 với mức giá phải chăng. Bởi vì các đối thủ cạnh tranh cùng tầm giá đều thiếu đi một hoặc cả 2 tính năng này. Những tiêu chí còn lại của máy chỉ ở mức trung bình khi màn hình độ tương phản thấp, bàn phím xốp, thiết kế còn mỏng.