Có một điều mình nghĩ là đúng: “Nếu bạn đã từng dùng nồi cơm điện rồi thì bạn sẽ muốn dùng nó mãi chứ không muốn nấu bằng bếp củi đâu!”
Tại sao vậy? Đơn giản là bởi vì nó tiết kiệm thời gian, công sức, dễ sử dụng, dễ nấu hơn bếp củi rất nhiều!
Kể từ khi chiếc nồi cơm điện đầu tiên ra đời cho đến giờ nó thay đổi rất nhiều! Trong bài viết này bạn hãy cùng mình tìm hiểu xem nó đã thay đổi ra sao nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng, nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện
Chào đời!
Phiên bản đầu tiên của nồi cơm điện được Quân đội Hoàng gia Nhật Bản phát hiện đang được sử dụng tại một nhà bếp vào năm 1937, lúc đó nó có hình hộp hình chữ nhật với 2 điện cực được nối trực tiếp vào nguồn điện. Nó sẽ được đổ đầy gạo và nước sau đó nguồn điện sẽ làm nóng nước và khiến gạo chín. Tuy nhiên nó rất nguy hiểm, dễ bị điện giật nên không thể sử dụng tại các hộ gia đình được!
Năm 1945, công ty Mitsubishi của Nhật Bản cho ra đời phiên bản thương mại đầu tiên của nồi cơm điện. Cấu tạo của nó gồm: Một thân nồi bằng nhôm và một cuộn dây bên trong (kiểu như mâm nhiệt bây giờ đó!) tuy nhiên trong quá trình nấu bạn sẽ phải giám sát nó gần như liên tục vì nó không có chức năng tự động ngắt hay chuyển sang chế độ ủ ấm!
Trong thời kỳ này đã có rất nhiều hãng cố gắng đưa nồi cơm điện đến với mọi người nhưng đều thất bại. Thậm chí bạn có biết Sony một thương hiệu chuyên sản xuất đồ điện tử, máy ảnh, tivi, thiết bị âm thanh, radio… nhưng sản phẩm đầu tiên mà họ sản xuất lại là: Nồi cơm điện, chỉ có điều nó đã thất bại và chưa bao giờ được bán ra thị trường! Hiện giờ vẫn có một bản đang được trưng bày tại Nhật Bản, nó ở bên dưới đó:
So với những chiếc nồi cơm điện cao tần hiện đại nhất bây giờ thì sao nhỉ!
Từ phải theo dõi cho đến tự động ngắt và ủ ấm
Nồi cơm điện chỉ thực sự phổ biến khi mà vào tháng 12 năm 1956 nó được Toshiba (cũng của Nhật Bản nha!) trang bị cho nó 2 thứ:
- Nồi gồm 2 lớp: Ruột nồi và lớp cách điện nhờ đó mà nhiệt độ được giữ ổn định trong suốt trong quá trình nấu, đồng thời tăng tính an toàn khi sử dụng
- Bộ phận tự ngắt khi cơm chín: Giúp nó trở nên tự động, bạn chỉ cần cho gạo và nước, bật lên và kệ nó! Vào thời đó đây thực sự là một cuộc cách mạng!
Nhờ 2 thứ trên mà trong mỗi tháng Toshiba bán được hơn 200.000 chiếc tại Nhật Bản và sau 4 năm có ít nhất 50% hộ gia đình Nhật Bản đã sử dụng nó!
Tuy nhiên, nếu bạn hình dung cấu tạo nồi cơm điện lúc này đã gần giống như nồi cơm điện thông thường ngày nay thì bạn đã nhầm! Chiếc nồi mà Toshiba chế tạo năm 1956 có 2 nhược điểm rất lớn:
- Tốn điện
- Khả năng giữ ấm rất kém
Và cái nồi năm 1956 nhanh chóng bị thay thế bởi một phiên bản khác được sản xuất vào năm 1965 bởi hãng Zojirushi (Dịch là: Con Voi, hãng này cũng của Nhật Bản nốt!). Với khả năng giữ ấm và bộ điều khiển bán dẫn đã khiến nó tiêu thụ được khoảng 2 triệu chiếc mỗi năm trên toàn thế giới!
Từ điều khiển cơ cho đến điều khiển điện tử
Hiện tại trên thị trường phổ biến 2 loại nồi cơm điện:
- Cơ
- Điện tử
Phiên bản điều khiển điện tử đầu tiên được công bố vào năm 1980.
Hiện giờ nhờ sự phát triển của công nghệ mà nồi cơm điện tử đã có rất nhiều chức năng:
- Nấu cơm nhanh
- Nấu cơm ngon
- Hẹn giờ nấu cơm
- Khả năng giữ ấm lên tới 24h
- Ngoài nấu cơm ra nó còn nấu được rất nhiều món khác: Canh, cháo, soup, hầm xương, đậu…. mà quy trình nấu lại rất đơn giản vì mọi thứ đều được tự động hết rồi!
Thay đổi công nghệ nấu
Khi mới sinh ra thì nồi cơm điện được làm nóng nhờ các thanh nhiệt, cuộn nhiệt hay có khi nó chỉ đơn giản là một thanh kim loại>>>!
Nhưng giờ mình có thể kể cho bạn cả một danh sách dài những công nghệ nấu mà một chiếc nồi có thể sở hữu:
Một mâm nhiệt dưới đáy nồi:
Đây là loại nồi phổ biến nhất hiện nay nhờ giá cả bình dân, dễ sửa chữa, dễ vệ sinh, dễ bảo trì!
Nó chỉ có một mâm nhiệt nằm ở đáy nồi, nhiệt sẽ được truyền lên và gạo sẽ được làm chín từ dưới lên
Hai, ba mâm nhiệt
Nhược điểm của nồi có 1 một mâm nhiệt chính là nó khiến cơm chín không đều, bên dưới thường chín nhiều hơn bên trên và nếu muốn làm chín toàn bộ gạo trong nồi thì nhất định sẽ có phần bị cháy hoặc nát!
Chính vì thế mà các nhà sản xuất đã tạo ra chiếc nồi có 2 hoặc 3 mâm nhiệt, chúng được bố trí tại: Đáy nồi, xung quanh và trên nắp nồi
Công nghệ nấu áp suất
Bình thường nước sôi ở 100 độ C, nhưng các nhà sản xuất nồi cơm điện lại không thích điều này, họ muốn nó sôi ở nhiệt độ cao hơn và công nghệ nấu áp suất ra đời. Chính nhờ nó mà nồi cơm điện có thể nấu cơm chín trong một thời gian ngắn hơn, chín đều hơn, giữ lại được hương vị gạo tốt hơn!
Công nghệ nấu cao tần
Bạn còn nhớ cái hình tại phần đầu của bài viết không? Đó nó đó! Nồi cơm điện cao tần đấy! Có thể coi đây là công nghệ nấu cơm hiện đại nhất tính tới thời điểm bây giờ và nó cũng được phát minh tại Nhật Bản.
1 mâm, 2 mâm, 3 mâm nhiệt, nấu ở áp suất cao đều chưa đủ vì nó cung cấp nhiệt từ bên ngoài vào. Còn công nghệ nấu cao tần sẽ cung cấp nhiệt từ bên trong, nó sẽ làm nóng trực tiếp gạo mà không cần phải làm nóng lòng nồi.
Xem thêm: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện
Sự xuất hiện của các công nghệ hỗ trợ
Sự thay đổi công nghệ làm nóng là chưa đủ! Các nhà sản xuất còn liên tục tung ra các công nghệ nhằm nấu ra hạt cơm ngon hơn, ngon hơn nữa. Một vài công nghệ có thể kể đến:
- Fuzzy logic: Kiểm soát nhiệt độ theo thời gian
- Van thoát hơi nước thông minh, van vi áp, van khóa hơi: Thôi thì mỗi hãng lại có những cái tên riêng để thực hiện chiến dịch quảng cáo sao cho không trùng với hãng khác!
- Công nghệ nấu nhanh
- Và chắc còn nhiều nữa, nhưng mình chưa tổng hợp hết được
Sự thay đổi của chất liệu lòng nồi
Chiếc nồi đầu tiên được làm có lòng nồi bằng gì chắc bạn cũng đoán ra được rồi? Đó là Gỗ! Còn giờ thì sao? Chúng ta cùng điểm qua một vài chất liệu thường được dùng:
- Chất liệu phổ biến hơn cả có lẽ là Hợp kim nhôm
- Gang cũng được sử dụng
- Gốm Cermic
Trong những nồi cao cấp thì lòng nồi gồm rất nhiều lớp, thậm chí một số lòng nồi còn có tận 12 lớp! Việc này sẽ giúp giữ lại hương vị của gạo nhiều hơn, làm cơm chín đều hơn, tăng khả năng hấp thụ nhiệt cũng như tăng độ bền!
Ngoài ra lớp chống dính cũng được cải tiến rất nhiều, mà cao cấp nhất chắc là kim cương rồi!
Tương lai của nồi cơm điện?
Từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến hiện đại, từ chỉ đế nấu cơm đến nồi đa năng! Liệu theo bạn tương lai của nồi cơm điện sẽ như thế nào?
Theo mình thì nó sẽ biến mất thôi! Vì sao ư? Rất đơn thôi: Vì chúng ta sẽ không còn gạo để mà nấu cơm nữa nếu tình trạng môi trường cứ diễn biến xấu như bây giờ! Vì vậy hãy chung tay bảo vệ môi trường! (Chém đi đâu mất rồi?)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Nếu bạn muốn mua hàng Online giá rẻ, đừng quên tìm mã giảm bằng cách Click vào đây