Samsung Galaxy S20 FE 5G đã mang lại những câu hỏi khá đáng yêu từ những Fan Samsung. Xin thưa với các bạn yêu thích môn Hóa là FE không phải phiên bản sắt nha. Nó là viết tắt của “Fan Edition”, nghĩa là phiên bản dành cho người hâm mộ Samsung. Nó được thay đổi một chút về thông số kỹ thuật và có một mức giá rẻ hơn để nhiều người có thể sở hữu.
Vậy nó có sự thay đổi ra sao? Có “ngon” nữa không? Cùng mình đánh giá chi tiết về Samsung Galaxy S20 FE 5G nhé.
Thông số kỹ thuật
Bộ xử lý (CPU) | Qualcomm SM8250 Snapdragon 865 (7 nm +) |
Bộ xử lý đồ họa (GPU) | Adreno 650 |
RAM | 6GB hoặc 8GB |
ROM | 128GB hoặc 256GB UFS 3.1 |
Thẻ nhớ | microSDXC (sử dụng khe cắm SIM chia sẻ) |
Số Sim | SIM đơn (Nano-SIM) hoặc SIM kép kết hợp (Nano-SIM, chế độ chờ kép) |
Màn hình | Công nghệ: Super AMOLED Kích thước: 6.5 inches Tỷ lệ: 20:9 Độ phân giải: 1080 x 2400 pixel (mật độ ~ 407 ppi) Tốc độ làm mới màn hình 120 Hz Màn hình luôn bật HDR10 + |
Kết nối | USB type C 3.2 Cảm biến vân tay NFC Bluetooth 5.50 |
Cảm biến | Cảm biến vân tay quang học dưới màn hình Cảm biến chuyển động Con quay hồi chuyển Cảm biến tiệm cận, la bàn Nhịp tim, SpO2 |
Mạng | Wi-Fi 802.11 a/b/g/n/ac/ax, dual-band, Wi-Fi Direct, hotspot GSM / CDMA / HSPA / EVDO / LTE 5G |
Pin | Li-Po 4500 mAh Sạc nhanh 25W Sạc không dây nhanh 15W Sạc không dây ngược 4,5W USB Power Delivery 3.0 |
Máy ảnh | Camera sau gồm 3 ống kính - 12 MP, f / 1.8, 26mm (rộng), 1 / 1.76 ", 1.8µm, Dual Pixel PDAF, OIS - 8 MP, f / 2.4, 76mm (tele), 1 / 4.5", 1.0µm, PDAF, OIS, 3x zoom quang học - 12 MP, f / 2.2, 123˚, 13mm (ultrawide), 1 / 3.0 ", 1.12µm Camera trước: - 32 MP, f / 2.2, 26mm (rộng), 1 / 2.74 ", 0.8µm |
Chống nước | Chuẩn IP68 |
Kích thước | 159,8 x 74,5 x 8,4 mm |
Trọng lượng | 190 g |
Đánh giá chi tiết Samsung Galaxy S20 FE 5G
Thiết kế
Chiếc Samsung Galaxy S20 FE 5G ra đời nhằm đưa sản phẩm dòng S tới tay người tiêu dùng nhiều hơn. Tuy nhiên tất cả những sự cắt giảm nhằm giảm giá thành sản phẩm khiến nó giống dòng A nhiều hơn. Cách bố trí camera và hoàn thiện nhựa khiến chúng ta cảm thấy điều đó rõ ràng hơn.
Mặc dù có những sự thay đổi về chất liệu hoàn thiện nhưng khả năng chống nước vẫn như vậy. Đó là tiêu chuẩn IP68, nghĩa là có thể ngâm dưới 5m nước trong 30 phút mà không vấn đề gì. Như vậy bạn có thể mang theo nó vào bể bơi được rồi.
Bạn sẽ có 5 màu sắc để lựa chọn Cloud Lavender, Cloud Mint, Cloud Navy, Cloud White, Cloud Red, Cloud Orange. Phong cách đám mây mờ khá thu hút và mình thích nhất là màu Cloud Mint vì nhìn nó rất sang trong và bắt mắt. S20 FE có kích thước 159,8×74,5×8,4mm, ngắn hơn một chút nhưng rộng và dày hơn so với Samsung Galaxy S20+.
Mặt trước
Hơn 84% mặt trước được chiếm hữu bởi một màn hình đục lỗ Super AMOLED. Nó được bảo vệ bởi kính cường lục Corning nhưng nó không phải glass 6 hay victus. Mình nghĩ là những thế hệ kính cường lực trước và đó là nhằm vào việc giảm giá thành sản phẩm.
Các cạnh viền màn hình này được làm khá mỏng, kể cả cạnh trên và phần cằm máy cũng vậy. Phần đục lỗ cho camera selfie vẫn rất nhỏ để chứa một ống kính 32MP. Khe loa thoại vẫn được thiết kế ở khe màn hình và khung máy, nó vừa đóng vai trò loa thoại vừa là một loa ngoài âm thanh nổi.
Màn hình này là một màn hình phẳng, đó là sự khác biệt với các điện thoại dòng S của Samsung. Như bạn thấy đấy S20+ hay Samsung Galaxy S20 Ultra đều có bo cong một chút ở viền máy có cảm giác liền mạch. Nhưng ở FE thì vuông hẳn nên cầm nắm có sự khác biệt.
Mặt sau
Mặt sau như mình đã nói nó được hoàn thiện bằng nhựa, nó suôn mượt như satin nhưng không quá trơn. Hoàn thiện mờ vì thế nó không bám dấu vân tay như kiểu hoàn thiện kính của S20+ hoặc Ultra.
Khối camera của S20 FE trông giống như những điện thoại dòng A. Bộ 3 camera cùng với đèn LED nằm trong khối kính hình chữ nhật. Chúng không nổi lên quá nhiều so với mặt lưng và nếu bạn đặt máy trên mặt bàn thì nó cũng không kênh lên quá nhiều.
Các cạnh còn lại
Không như mặt lưng, khung máy vẫn là bằng nhôm cao cấp nhưng nó hoàn thiện màu tương tự mặt lưng. Nó khá chắc chắn và mỏng ở 2 cạnh vì mặt lưng bo tròn ôm vào. Các góc cũng bo nhẹ không quá tròn nhưng cũng không vuông sắc cạnh.
Cạnh bên trái không có gì nhưng cạnh bên phải chứa nút nguồn cùng với thanh tăng giảm âm lượng. Chúng đều làm bằng kim loại và cho cảm giác bấm đều khá tốt.
Cạnh trên có mặt micro phụ cùng với khay sim. Ở đây chúng ta có khay sim kép 2 mặt có thể chia sẻ vị trí thẻ nhớ ở mặt sau.
Cạnh dưới có cổng sạc USB type C, micro chính và loa ngoài ở đối diện. Chúng ta không có jack cắm tai nghe, nếu bạn muốn dùng tai nghe có dây bạn cần có 1 bộ chuyển đổi. Loa ngoài kết hợp với loa thoại ở trên tạo thành loa âm thanh nối rất lớn và được điều chỉnh bởi AKG.
Màn hình
Samsung Galaxy S20 FE trang bị màn hình Super AMOLED 6.5 inch, đó cũng là một cắt giảm nhỏ khi không có màn hình Dynamic như các sản phẩm khác dòng S năm nay.
Nó là một màn hình Full HD 1080x2400pixel cho mật độ điểm ảnh 393 ppi. Có thể đó là một sự cắt giảm so với màn hình 1440 pixel. Tuy nhiên tốc độ làm mới màn hình 120Hz chỉ hoạt động ở độ phân giải 1080p.
Nói đến độ sáng màn hình của S20 FE thực sự có thể so sánh với các phiên bản dòng S khác. Độ sáng tối đa ở chế độ thủ công của nó lên tới 404 nits và chế độ tự động là 823 nits. Mặc dù nó không sáng như Note 20 Ultra nhưng vẫn vượt trội hơn so với S20+.
Nó được trang bị màn hình tốc độ làm mới 120Hz, nhưng không có chế độ tự động. Nghĩa là bạn cài đặt thủ công cho nó ở chế độ 120Hz và nó sẽ mặc định như thế trong mọi chế độ sử dụng. Giao diện người dùng, ứng dụng xã hội, trình duyệt, phát lại video – tất cả đều là 120Hz.
Phần mềm
Samsung Galaxy S20 FE cũng chạy hệ điều hành OneUI 2.5 trên nền Android 10 như Samsung Galaxy Note 20 mới đây. Tất nhiên nó đi kèm với 3 bản cập nhật miễn phí với hệ điều hành, nghĩa là tối đa nó phải đạt tới Android 13.
Màn hình khóa là một hình ảnh quen thuộc với một vài phím tắt ở góc dưới cùng và các biểu tượng thông báo dưới đồng hồ. Nó cũng có màn hình luôn bật và nó có thể hiển thị liên tục hoặc sẽ hiển thị khi bạn chạm vào màn hình.
Cảm biến vân tay đặt trong màn hình và nó đặt hơi thấp so với các phiên bản đắt tiền hơn, tuy nhiên đó không phải là vấn đề lớn. Điều khác biệt chính là nó dùng cảm biến vân tay quang học chứ không phải cảm biến siêu âm. Độ chính xác và mở khóa vẫn nhanh nhưng không mạnh như siêu âm mà thôi!
S20 FE cũng cung cấp mở khóa bằng khuôn mặt nhưng nó sử dụng máy ảnh để mở khóa chứ không quét hình 3D. Tất nhiên nó vẫn mở khóa nhanh nhưng độ an toàn không cao như trước mà thôi.
OneUI 2.5 trên Fan Edition cũng giống như trên các điện thoại Galaxy khác. Điều hướng bằng cử chỉ có sẵn và bạn có thể chọn điều đó trong quá trình thiết lập ban đầu hoặc sau này. Chế độ tối trên toàn hệ thống cũng có sẵn.
Hiệu năng
Chiếc Samsung Galaxy S20 FE 5G này chỉ mang bộ xử lý Snapdragon 865 với CPU Lõi tám (1×2,84 GHz Kryo 585 & 3×2,42 GHz Kryo 585 & 4×1,8 GHz Kryo 585) và GPU Adreno 650 mới nhất. Chúng có khá nhiều phiên bản bộ nhớ gồm: 6 / 128GB, 8 / 128GB và 8 / 256GB và chúng ta đang đánh giá với phiên bản 6GB / 128GB.
Hiệu năng CPU
Hiệu năng xử lý của chiếc Samsung Galaxy S20 FE cũng tương đương với các thiết bị khác dùng bộ xử lý này. Có một sự khác biệt rõ ràng khi so sánh FE với các thiết bị sử dụng Exynos 990 trong bài đa lõi. Nhưng bài lõi đơn thì không rõ ràng như vậy.
GeekBench 5.1 (đa lõi)
GeekBench 5.1 (lõi đơn)
Hiệu năng GPU
Khả năng xử lý đồ họa của S20 FE được thể hiện khá rõ ràng với những bài đánh giá màn hình. Nó liên tục đứng top trên của bảng xếp hạng đánh giá, tuy không thể đứng đầu nhưng cũng không bị lạc hậu so với các đối thủ.
3DMark SSE OpenGL ES 3.1 1440p
3DMark SSE Vulkan 1440p
Hiệu năng tổng thể
Xét về hiệu năng tổng thể thì nó còn phải làm khá nhiều thứ để đuổi kịp Asus Zenfone 7 Pro với Snapdragon 865+. Những nó vẫn tương đương các đối thủ sử dụng Snapdragon 865 khác. Điểm đáng nói nó lại vượt qua S20 và S20+ khi chúng chỉ sử dụng Exynos 990.
AnTuTu 8
Khả năng chơi game
Xét về khả năng chơi game, mình nhận thấy Galaxy S20 FE là một thiết bị chơi game tốt. Nó hội tụ khá nhiều yếu tố để đem đến trải nghiệm chơi game hay nhất. Đầu tiên là một màn hình lớn 6.5 inch với tốc độ làm mới 120Hz cho phép hiển thị mượt mà nhất khi chơi game.
Tiếp theo là bộ xử lý Snapdragon 865 thừ sức mạnh để xử lý cho các tựa game thông dụng hiện nay. Dù bạn lựa chọn cài đặt đồ họa tốt nhất thì nó vẫn dư khả năng nhé.
Cuối cùng là thời lượng pin tốt với viên pin 4500mAh. Nó cho phép bạn trải nghiệm chơi game lâu hơn so với các đối thủ. Tuy nhiên sạc của nó không nhanh như đối thủ, bởi vậy bạn sẽ phải chờ khá lâu để tiếp tục cuộc chơi. Nhưng đó là điều bắt buộc thôi, khi mà giá nó rẻ hơn nhiều.
Khi chơi game thực tế thì bạn sẽ không cần phải lo ngại về một tựa game nào cả. PUBG mobile max setting cũng không có gì phải xoắn cả. À quên nói với bạn, loa âm thanh nổi của điện thoại cũng hỗ trợ rất tốt cho chơi game nha. Đặc biệt là game bắn súng lại càng hiệu quả.
Camera
Samsung Galaxy S20 FE trang bị bộ 3 ống kính phía sau bao gồm:
- Camera chính 12 MP, f / 1.8, 26mm (rộng), 1 / 1.76 “, 1.8µm, Dual Pixel PDAF, OIS
- Camera tele 8 MP, f / 2.4, 76mm, 1 / 4.5″, 1.0µm, PDAF, OIS, 3x zoom quang học
- Camera góc siêu rộng 12 MP, f / 2.2, 123˚, 13mm, 1 / 3.0 “, 1.12µm
Phía trước trang bị 1 camera selfie 32MP, f / 2.2, 26mm (rộng), 1 / 2.74 “, 0.8µm. Đây là một cảm biến lớn hơn so với phiên bản 10MP như ở S20 và S20+.
S20 FE cũng có ứng dụng chụp ảnh mặc định như các điên thoại Samsung khác, nó rất đơn giản và dễ sử dụng. Các cử chỉ điều hướng cũng không có gì thay đổi cả.
Chỉ định cây quen thuộc cho điều khiển thu phóng cũng ở đây – ba cây cho cực rộng, hai cây cho rộng vừa phải và một cây cho tele. Khi bạn chọn chế độ 1 cây thì sẽ có thêm một bảng tùy chọn mức độ thu phóng để chọn nhanh. Nhưng bạn cũng có thể chụm tay để có thể thu phóng tùy thích.
Camera chính
Có thể là do sự thay đổi về chipset vì thế nên chất lượng hình ảnh trên FE có một số thay đổi so với S20 hay S20+. Chúng có dải động hẹp hơn và màu sắc không bão hòa như trên S20+. Đương nhiên nếu bạn yêu thích màu thực tế hơn thì đây là lựa chọn phù hợp. Nhưng ngược lại nó vẫn có đầy đủ độ sắc nét và độ chi tiết, thực tế là không có độ nhiễu.
Trong khi đó ảnh chụp từ camera chính với chế độ ban đêm giống với S20+. Tuy nhiên cũng có một số khác biệt nhỏ khi bạn so sánh cặn kẽ hơn. S20+ thì lấy được thêm nhiều khoảng sáng hơn trong hình. Nhưng S20 FE thì có được nhiều chi tiết hơn nhưng đổi lại nó cũng có nhiều nhiễu hơn.
Khi bật chế độ ban đêm thì hầu như S20 FE và S20+ đều có chất lượng hình ảnh như nhau. Thực tế nó dùng chung một chế độ ban đêm và chất lượng hầu như là tương đương nhau.
Camera góc siêu rộng
So sánh một chút về chất lượng hình ảnh camera góc siêu rộng giữa S20+ và S20 FE thì bạn có thể thấy khá nhiều thứ. Ít nhất là màu sắc của FE vẫn mờ nhạt hơn so với S20+. Nhưng điều khá thú vị là góc chụp của FE lên tới 123 độ nhưng khả năng chỉnh sửa ảnh vẫn tương đương S20+.
Thông thường phần mềm có thể tự động chỉnh sửa cho hình ảnh góc siêu rộng. Nhưng nếu bạn muốn chụp những bức hình nghệ thuật thì cũng có thể tắt tự động đi. Bạn có thể tạo ra những tấm hình với hiệu ứng “mắt cá” thú vị.
Trong điều kiện thiếu sáng thì S20 FE lại làm tốt hơn so với S20+. Điều đáng ngạc nhiên là nó giữ được độ bão hòa màu tốt hơn, khả năng khử nhiễu tích cực hơn. Nhưng ngược lại S20+ có nhiều chi tiết hơn nhưng lại nhiều hạt nhiễu hơn.
Camera tele
Bạn sẽ có những bức ảnh tốt từ camera tele. Những bức ảnh được khử nhiễu rất tốt, có lấy nét tự động và ổn định quang học nên chúng rất sắc nét và màu sắc khá trung thực. Ngược lại tele của S20+ có dải động rộng hơn và màu sắc tốt hơn chút.
Chúng ta có chế độ ban đêm cho cả camera tele và những bức ảnh ở chế độ ban đêm sẽ có khá nhiều chi tiết cùng mức độ nhiễu thấp.
Bạn có thể sử dụng camera tele để chụp những tấm hình cận cảnh. Nhưng khoảng cách không phải là quá gần, có có thể lấy nét tốt ở khoảng cách 20cm trở lên. Nói chung những bức ảnh cận cảnh có mức độ chi tiết tốt và góc nhìn không bị biến dạng.
Chân dung
Samsung Galaxy S20 FE cho kết quả khá ổn với chế độ chân dung. Điện thoại làm việc khá tốt để có thể nhận dạng chủ thể và xóa phông một cách chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên đôi lúc màu nền phức tạp sẽ gây khó khăn cho việc phân biệt các cạnh của chủ thể dẫn đến xóa nhầm.
Chế độ chân dung hoạt động khá tốt với đối tượng là người. Nhưng nó thể hiện đặc biệt tốt khi đối tượng là vật thể cố định. Đường viền khá sắc nét và phông nền làm mờ rất tự nhiên.
Camera trước
Chúng ta có camera selfie 32 MP Quart Bayer, đúng ra là nó cho hình ảnh 8MP nhưng thực tế nó lại được nâng cấp lên 10MP. Những bức hình nhận được là khá tốt với màu sắc chân thực, tương phản tốt, chi tiết đầy đủ. Bạn có 2 chế độ để chụp selfie là rộng và cắt. Chế độ cắt là lúc bạn đặt dọc điện thoại để chụp và lúc này bạn sẽ có hình ảnh 6.5MP.
Ảnh chân dung selfie không thực sự tốt lắm đối với FE. Chủ thể dễ bị nhận dạng sai, xóa lem tóc rối là chuyện bình thường, chỉ cần nền hơi phức tạp một chút sẽ xóa nhầm ngay.
Quay video
Tuổi thọ pin
Galaxy S20 FE đi kèm với viên pin 4500mAh và nó đi kèm với một bộ xử lý Snapdragon 865 mạnh mẽ dành cho điện thoại cao cấp. Nó thực sự tiết kiệm pin và cho thời lượng pin đủ dài. Tất nhiên thời lượng pin còn tùy thuộc vào chế độ sử dụng và tốc độ làm mới màn hình nữa.
- Thời gian chờ 110 giờ 120Hz và 118 giờ 60Hz
- Thời gian đàm thoại 3G cho cả 2 là 33:37 giờ
- Thời gian lướt web với wifi 13:40 giờ 120Hz và 14:47 60Hz
- Thời gian phát lại video 15:31 giờ 120Hz và 18:38 giờ 60Hz
Điện thoại Galaxy S20 FE hỗ trợ sạc nhanh 25W và sạc nhanh không dây 15W. Với cục sạc nhanh 25W thì nó có thể nạp lại 57% pin trong 30 phút đầu và nạp đầy pin chỉ với 1 giờ 10 phút.
Nhìn vào bảng so sánh trên, bạn có thể thấy nó vẫn chậm hơn nhiều so với các đối thủ. Nhưng với một điện thoại dòng S và yêu cầu giá rẻ thì như vậy là quá đủ cho bạn rồi.
So sánh với đối thủ
Trong cùng một mức giá với S20 FE, chúng ta vẫn có một số những cái lựa chọn khác.
OnePlus 8
Đầu tiên chúng ta phải nhắc đến chiếc OnePlus 8 có cùng mức giá. Với hoàn thiện 2 mặt kính sang trọng, OnePlus 8 có một màn hình tốc độ làm mới chỉ 90Hz. Bộ xử lý như nhau, camera sau 48MP mạnh mẽ hơn, camera selfie độ phân giải thấp hơn nhưng hình ảnh vẫn rất tốt. Pin là tương đương nhau nhưng OnePlus 8 hơi nhỉnh hơn về khả năng sạc nhanh.
Asus Zenfone 7
Asus Zenfone 7 cũng là một lựa chọn không tồi ở cùng mức giá này. Nó có hoàn thiện 2 mặt kính sang trọng hơn. Màn hình Super AMOLED tương đương nhau nhưng tốc độ làm mới màn hình 90Hz có vẻ hơi đuối một chút. Bộ xử lý cũng là tương đương nhau với Snapdragon 865. Điểm nổi bật nhất của Asus Zenfone 7 chính là camera lật ngược. Nghĩa là 3 camera sau có động cơ lật ngược 180 độ ra phía trước biến thành camera selfie.
Xiaomi Mi 10T Pro 5G
Một đối thủ đáng chú ý nhất ở đây là Mi 10T Pro 5G với hoàn thiện 2 mặt kính. Nó chỉ trang bị màn hình IPS LCD nhưng tốc độ làm mới lên đên 144 Hz. Đi kèm với đó là camera chính lên tới 108 MP và viên pin lớn tới 5.000mAh. Đương nhiên cảm biến vân tay nó gắn bên vì màn hình chỉ là LCD.
vivo iQOO 3 5G
Cuối cùng chúng ta có Vivo iQOO 3 5G. Nó được hoàn thiện 2 mặt kính Gorilla Glass 6 nổi bật với màn hình Super AMOLED nhưng không có tốc độ làm mới cao. Bộ xử lý thì như nhau, nhưng trang bị bộ tứ camera sau đa dạng hơn. Nó có jack cắm tai nghe 3.5 tiện dụng. Điểm nổi bật nhất chính là trang bị bộ sạc nhanh hơn nhiều trong khi dung lượng pin tương đương.
Giá và địa chỉ bán
Kết luận
Samsung Galaxy S20 FE là một lựa chọn tốt cho Fan S series. Nó mang hiệu năng của một điện thoại cao cấp, hiển thị tốt và pin khá ổn. Nhưng ngược lại nó hoàn thiện hơi kiểu “rẻ tiền” và camera trước không có tự động lấy nét. Thực sự những điều này là một nỗ lực cân bằng của Samsung để có một mức giá tốt nhất mà vẫn có được những tính năng của dòng S.