Chiếc Asus VivoBook Flip 14 TP412 mới có rất nhiều điểm cộng hơn là điểm trừ. Dù không phải là sự nâng cấp lớn so với thế hệ trước về tính năng cũng như cấu hình. Nhưng thiết bị nay có thiết kế đẹp hơn, dễ nhìn hơn, hấp dẫn hơn cho mức giá $800.
Asus VivoBook Flip 14 TP412 là thế hệ tiếp theo của dòng Asus VivoBook Flip 14 TP410. Được giới thiệu và tháng 6/2018, thiết bị có mức giá khoảng $700 khi ra mắt cho phiên bản Core i3.
Thiết bị thử nghiệm của mình hôm nay có cấu hình tầm trung Core i5 với 8GB RAM và 256GB SSD, giá khoảng $750. Cấu hình cao nhất có Intel Core i7-8550U, 16 GB RAM và bộ nhớ lưu trữ 1 TB. Màn hình cảm ứng 1080p, GPU tích hợp là tương tự nhau cho các cấu hình.
Dòng VivoBook là dòng sản phẩm bên dưới ZenBook, hướng tới đối tượng có mức thu nhập vừa phải. Vì vậy, nó cạnh tranh trực tiếp với những thiết bị 15 inch 2-in-1 như Lenovo Yoga 530, Acer Spin 3 SP314, Samsung Note 7 Spin, Dell XPS 13 9365 hoặc Dell Inspiron 13 5000 2-in-1.
Thông số kỹ thuật
Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc laptop Asus VivoBook Flip 14 TP412UA-DB51T được sử trong bài đánh giá này:
CPU | Intel Core i5-8250U |
GPU | Intel UHD Graphics 620 |
RAM | 8 GB |
Ổ cứng | Micron 1100 MTFDDAV256TBN, 256 GB |
Màn hình | IPS, 14 inch, tỷ lệ 16:9, 1920 x 1080 pixel 157 PPI |
Cổng kết nối | 2 USB 2.0, 2 USB 3.0 / 3.1 Gen1, 1 HDMI, công âm thanh, SD, cảm biến vân tay |
Kết nối không dây | Intel Dual Band Wireless-AC 8265 (a/b/g/n = Wi-Fi 4/ac = Wi-Fi 5), Bluetooth 4.2 |
Hệ điều hành | Microsoft Windows 10 Home 64 Bit |
Pin | 42 Wh |
Kích thước (Cao x Rộng x Dài) | 17.6 x 327.4 x 224.8 mm |
Trọng lượng | 1.5 kg |
Đánh giá laptop Asus VivoBook Flip 14 TP412UA-DB51T
Thiết kế
Asus đã làm giảm độ dày của thiết bị từ 19 mm trên thế hệ trước và chỉ còn 17.6 mm trên chiếc Asus VivoBook Flip 14 TP412 mới này. Thiết kế mới rõ ràng nhẹ hơn và nhỏ hơn nhưng không phải hi sinh bất kỳ cổng kết nối nào.
Khung máy được làm mờ cho ấn tượng tốt từ những trải nghiệm đầu tiên, không hề có kẽ hở hoặc gờ trong sự hoàn thiện của máy. Nắp ngoài bằng nhôm cho cảm giác mịn và cứng hơn cả nắp màn hình của Yoga 920. Tuy nhiên, phần khung máy bằng nhựa khiến máy hơi rẻ tiền một chút. Khi bạn đặt lực xoắn và cạnh trước hoặc trung tâm của bàn phím sẽ thấy có hiện tượng vênh nhẹ. Hiện tượng này có thể nhận thấy nhưng không đủ để ảnh hưởng tới quá trình sử dụng hàng ngày.
Bản lề là phần yếu nhất trong toàn bộ hệ thống, hi vọng Asus sẽ cập nhật để nó có thể chặt hơn, hạn chế hiện tượng rung màn hình hơn. Nhìn chung, hệ thống có độ chắc chắn và ổn định tốt nhưng vẫn xếp sau Hp Spectre x360 13 một chút.
Cổng kết nối
Hệ thống cổng kết nối tương tự hoàn toàn như trên thế hệ trước. Mình mong Asus sẽ loại bỏ cổng nguồn AC, thay vào đó là sạc qua USB C nhưng vẫn chưa được thực hiện trên phiên bản này.
Khả năng bảo trì, nâng cấp
Khả năng nâng cấp được cải thiện một chút. Nắp dưới nay đã dễ dàng tháo ra hơn chỉ với tua vít Phillips và một vật có cạnh sắc mỏng. Khe RAM được bảo vệ trong lồng nhôm, khe SATA 2,5 inch bị loại bỏ.
Thiết bị đầu vào
Bàn phím
Bàn phím có kích thước 27 x 10.5 cm là đủ nếu như nó không quá xốp. Những phím BackSpace, Enter, phím mũi tên mềm hơn rõ ràng so với những phím khác. Âm thanh khi gõ ở mức trung bình, gần với phím của XPS 13.
Bàn phím có đèn nền 3 mức độ. Không như trên chiếc TP410, Asus đã đổi phím F chức năng với phím đa phương tiện. Có nghĩa là bây giờ khi chỉnh âm lượng, độ sáng, đèn nền sẽ không cần dùng phím Fn nữa.
Touchpad
Clickpad Precision có kích thước 10.6 x 7.5 cm phản hồi rất nhanh với trải nghiệm di chuột mượt mà. Nếu bạn di chuột rất chậm, ngón tay có hơi dính một chút. Chuột tích hợp có hành trình nông nhưng phản hồi chắc chắn.
Màn hình cảm ứng
Màn hình cảm ứng bóng và sắc nét, không có sạn. Trải nghiệm vuốt là mượt mà, chính xác và dễ chịu.
Màn hình
Thông số chính
- Công nghệ IPS
- Kích thước: 14 inch
- Độ phân giải: 1920×1080 pixel
- Độ sáng tối đa: 255.5 cd/m², trung bình: 241.9 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 87%
- Tỷ lệ tương phản: 881:1 . Giá trị màu đen: 0.29 cd/m²
- ΔE màu: 4.18
- Phần trăm không gian màu: 59.1% sRGB và 37.5% AdobeRGB
Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn
Khả năng hiển thị ngoài trời là tệ dù được thiết kế dưới dạng 2-in-1. Độ sáng màn hình không cao và màn hình gương có độ bóng rất cao. Góc nhìn rất rộng, không có hiện tượng đổi màu hình ảnh nhờ tấm nền IPS.
Hiệu năng
Bạn có thể lựa chọn giữa các cấu hình khác nhau như Core i3-8130U, i5-8250U hoặc i7-8550U, GPU tích hợp là giống nhau giữa các cấu hình. Bộ vi xử lý tiết kiệm năng lượng ULV thích hợp cho công việc văn phòng, hoặc người dùng phổ thông như xử lý văn bản, duyệt web, xem video. Nếu bạn cần hiệu năng mạnh mẽ, cũng như chỉnh sửa video thì có thể lựa chọn dòng laptop mạnh mẽ hơn dòng Intel Core H như Zenbook Pro 15.
Hiệu năng CPU
Hiệu năng CPU hoàn toàn đáp ứng tốt kỳ vọng của mình cho Core i5-8250U. Bộ vi xử lý Kaby Lake R mới nhanh hơn khoảng 60% so với thế hệ trước là Kaby Lake Core i5-7200U. Cho hiệu năng đầu ra tương tự như Core i5-7300HQ. Người dùng Core i3-8130U khi nâng cấp lên sẽ có hiệu năng vượt trội hơn 54% một cách rõ ràng.
Khi chạy CineBench R15 đa nhân vòng lặp, hiệu năng của máy chỉ giảm 7% qua thời gian. Điều này cho thấy hệ thống không thể duy trì tốc độ xung nhịp tối đa Turbo Boost một cách vô hạn. Dĩ nhiên đây không phải là điều bất ngờ từ một thiết bị mỏng nhẹ.
Hiệu suất chung của hệ thống
Hiệu năng hệ thống tăng khoảng 16% so với thế hệ trước TP410. Thiết bị đắt hơn và mạnh mẽ hơn như Yoga 920 vẫn mạnh mẽ hơn thiết bị của chúng ta.
Thiết bị của mình gặp lỗi khi sleep. Dù bạn đặt hệ thống vào chế độ Sleep, nhưng nó luôn khởi động lại thay vì hoạt động như thông thường. Hi vọng khi bạn đọc được bài viết này thì lỗi này đã được sửa.
Hiệu suất ổ cứng
Asus VivoBook Flip 14 TP412 chỉ có duy nhất một bộ nhớ lưu trữ M.2. 256 GB Micron 1100 MTFDDAV256TBN là bộ nhớ lưu trữ ở mức trung bình, kết nối qua SATA III. Tốc độ đọc ghi tuần tự không quá chậm.
Hiệu suất GPU
Intel UHD Graphics 620 là GPU tích hợp xuất hiện trên hầu hết tất cả laptop trong vài năm trở lại đây. Hiệu năng đồ họa của nó mạnh hơn 22% so với HD Graphics 620 trên TP410 và chậm hơn 35% so với GeForce 950MX. Trên thực tế, hiệu năng GPU là thiếu hụt cho bất kỳ tác vụ nào yêu cầu nhiều hơn game nhẹ hoặc xem video.
Tiếng ồn, nhiệt độ
Tiếng ồn
Quạt tản nhiệt của hệ thống luôn hoạt động bất kể tải nặng hay nhàn rỗi. Khi nhàn rỗi, quạt tản nhiệt quay rất chậm nên bạn gần như không thể nghe thấy. Hệ thống tương đối yên tĩnh và yên ái khi xem video hoặc xử lý văn bản. Khi tải tối đa, tiếng ồn quạt tản nhiệt đo được từ 35 dB(A) đến 39 dB(A).
Nhiệt độ
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 30.2 °C
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 49.4 °C
Nhiệt độ bề mặt máy nóng nhất ở phần gần trung tâm, tương ứng với vị trí của CPU và ống tản nhiệt bên dưới. Khi tải nặng, nhiệt độ bên trên và bên dưới có những điểm lên tới 37 °C và 48 °C. Hệ thống không bao giờ gây khó chịu vì nhiệt độ khi xử lý văn bản cũng như xem video, nhưng bạn cũng nên để ý tới khe tản nhiệt của máy khi sử dụng.
Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:
Loa ngoài
Loa ngoài tương đối to so với kích thước của thiết bị, âm thanh không có tiếng vang và sự rung của khung máy là tối thiểu. Bass yếu, lời khuyên được đưa ra vẫn là tai nghe hoặc loa ngoài để đảm bảo trải nghiệm xem phim hoặc nghe nhạc.
Tuổi thọ pin
Dung lượng pin không được cải thiện so với thế hệ trước. Dù vậy, thời gian sử dụng được tăng lên rất nhiều tới hơn 2 giờ với cùng tác vụ. Việc giảm các tác vụ chạy nền có thể thực sự mang lại hiệu quả. Thời gian sạc máy từ khi gần cạn đến khi đầy cần khoảng 2 giờ.
Giá và địa chỉ bán
Kết luận
Chiếc Asus VivoBook Flip TP412 có cả những bước tiến và bước lùi so với thế hệ trước. Bộ vi xử lý Kaby Lake R có hiệu năng mạnh mẽ hơn trong khi thiết bị nhẹ hơn, mỏng hơn và thời lượng pin tốt hơn. Tuy nhiên, màn hình máy lại tối hơn, độ bao phủ màu hẹp hơn và thiếu đi khe bộ nhớ lưu trữ trên thế hệ trước.
Với mức giá từ $700 đến $800, TP412 thực sự hấp dẫn. Tính linh hoạt của nó đảm bảo trải nghiệm tốt cho sử dụng trong nhà và lớp học vì màn hình quá tối để sử dụng ngoài trời.